Khi “cán cân” thu nhập nghiêng về phái yếu
Người ta thường nói “Ðàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, nhưng thực tế có không ít phụ nữ đảm đương vai trò chính trong kinh tế gia đình. Trong bối cảnh đó, nhiều chị em khéo léo cư xử, góp phần vun vén gia đình thêm hạnh phúc; song cũng có không ít trường hợp vì “cái tôi” quá lớn, thích thể hiện uy quyền, khiến chồng con buồn lòng, tình cảm rạn nứt…
Chị Thư là quản lý cửa hàng trang trí nội thất lớn ở quận Ninh Kiều, còn anh Ngọc, chồng chị, là công nhân xây dựng. Thu nhập cao nên phần lớn chi tiêu trong gia đình do chị Thư đảm nhận. Với lý do “bận kiếm tiền vất vả” nên chị Thư giao nhiệm vụ chồng đưa rước con đi học, làm việc nhà, rảnh thì tranh thủ nấu ăn… Có anh Ngọc chăm lo chu đáo, 2 con gái học hành tiến bộ, trong ngoài ngăn nắp. Mấy năm nay, chủ thầu cũ ngừng hoạt động nên công việc anh Ngọc càng bấp bênh. Biết mình “lép vế” nên có đôi lúc vợ quá quắt, anh Ngọc cũng nín nhịn chịu đựng.
Ðỉnh điểm là năm rồi chị Thư vay tiền cất lại căn nhà, chỉ nói cho chồng biết thời gian tiến hành, còn mọi thứ tự quyết. Cuộc sống đâu phải lúc nào cũng suôn sẻ, mỗi khi bực bội, chị trút hết lên chồng con, than thở bất hạnh làm phụ nữ phải giữ vai trò trụ cột, biết vậy không lấy chồng… Nhiều lúc ăn cơm mà anh Ngọc nuốt không vô. Sau khi căn nhà hoàn thành, người thân, bạn bè đều khen ngợi. Ðược nước chị Thư càng lấn lướt, thể hiện vai trò bà chủ mà quên những đóng góp của chồng bao năm qua. Dù rất thương con nhưng buồn chán, anh Ngọc theo bạn đi làm xa, tháng về đôi lần. Tiền anh đưa vợ nhiều hơn nhưng khoảng cách vợ chồng ngày càng xa, tình cảm lợt lạt. Từ khi chồng đi, chị Thư phải thuê người giúp việc, không còn thảnh thơi tiếp khách hay vui chơi với bạn bè mà phải tranh thủ rước con, coi sóc gia đình… Hối tiếc vì cách cư xử của mình đã làm chồng tổn thương, chị Thư “xuống nước” năn nỉ chồng về lại mái ấm gia đình.
Cũng với suy nghĩ “ai làm ra tiền nhiều hơn thì có quyền”, chị Phương ở quận Cái Răng “làm quyền” trong nhà. Chuyện con học, mua sắm xe cộ, vật dụng, thăm viếng họ hàng, đám tiệc… do chị quyết định, anh Hùng - chồng chị, chỉ thực hiện theo. Anh Hùng làm tài xế đường dài. Do vợ thường xuyên tăng ca, đi công tác nên anh tìm việc gần nhà để có điều kiện chăm sóc cha mẹ, con cái. Sau đó, anh Hùng hùn hạp mở quán ăn nhưng thua lỗ, gây nợ lớn, chị Phương phải đứng ra trả. Từ lúc xảy ra chuyện, anh Hùng đành… cười trừ mỗi khi vợ lên lớp phê bình không biết tính toán. Ðến khi vợ kêu nghỉ hẳn việc ở nhà lo cho con, chuyện kiếm tiền để vợ lo, anh đành nghe theo. Người thân khen anh Hùng có số hưởng, sung sướng, được “vợ nuôi” nhưng mấy ai biết hằng ngày anh làm bao việc không tên trong gia đình mà còn bị vợ cằn nhằn, coi thường, mấy đứa con cũng sợ mẹ, ít gần gũi. Chịu đựng mấy năm trời, đến khi có người bạn mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm gần nhà, anh Hùng nhận chở hàng ban đêm để có thu nhập. Dù cực nhưng anh cảm thấy vui vì làm ra tiền, bớt phụ thuộc, tự tin hơn.
Mỗi khi nhắc đến anh Trung, chị Dung ở quận Ninh Kiều luôn dành cho chồng những lời “có cánh”. Trước đây, anh Trung làm nhân viên kinh doanh, thu nhập ổn định. Giai đoạn ảnh hưởng dịch bệnh, công ty giải thể, anh Trung làm việc thời vụ cầm chừng. Nhờ lương chị Dung cao nên chi tiêu không bị ảnh hưởng. Thấy chồng chưa tìm được việc ưng ý, con còn nhỏ, chị Dung bàn bạc nhờ chồng hỗ trợ để chị yên tâm đi làm. Sau bao đắn đo, anh Trung chấp nhận vai trò hậu phương.
Ðể chồng không có tâm trạng mặc cảm, thua thiệt khi ở nhà, chị Dung cư xử khéo léo, tôn trọng chồng. Chị hay ví von “trụ cột kinh tế” phải có “trụ cột tinh thần” mới đứng vững, và chồng chính là điểm tựa này. Mỗi khi sắp xếp được công việc, chị vào bếp cùng chồng hay tranh thủ đưa đón con, chở nhau đi chơi. Mọi việc trong nhà hai người cùng bàn bạc rồi chị để chồng quyết định. Thấu hiểu gánh nặng, áp lực của vợ, anh Trung càng thương yêu, chăm chút gia đình. Ngược lại, chị Dung luôn tìm cách đề cao vai trò “ông chủ nhà” của chồng, tạo không khí gia đình vui vẻ. Chị Dung kể, nhiều khi đang làm việc, đọc tin nhắn của chồng “Em ơi! nay anh đi chợ rành rồi”, hoặc khoe được người bán cho thêm rau cải, rồi kể nấu này món kia, chị cảm thấy thương chồng vô hạn, chỉ muốn nhanh về nhà ăn bữa cơm gia đình. Chị Dung chia sẻ: “Tôi quan niệm việc chăm con, kiếm tiền hay vun vén hạnh phúc đều quan trọng và là nghĩa vụ chung của cả vợ lẫn chồng. Ở từng thời điểm, cần có sự phân chia phù hợp, miễn sao đôi bên vui vẻ, tôn trọng và tin tưởng nhau. Tôi rất biết ơn chồng đã hy sinh nhiều thứ vì vợ con”.
Hiện nay, nhiều chị em phụ nữ thành đạt, kiếm tiền giỏi, trở thành trụ cột kinh tế và cũng không ít người chồng lùi lại phía sau, làm nhiệm vụ chăm sóc gia đình, con cái. Việc tạo ra tài chính và xây dựng tình cảm, các giá trị tinh thần đều quan trọng như nhau. Nhà có thật sự là mái ấm hạnh phúc hay không tùy thuộc vào quan điểm cũng như cách hành xử của vợ, chồng. Và thực tế cho thấy sự trân trọng, sẻ chia mới là yếu tố then chốt làm nên hạnh phúc gia đình.
Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ
(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.
Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?
(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer
(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói
Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…
Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương
(NSMT) - Tối 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ khai mạc Festival Gạch Gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 tại Làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai (xã Nhơn Phú-huyện Mang Thít). Ông Hồ Đức Phớc - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Vĩnh Long: Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh
(NSMT) – Sáng 16/11, tại khu dân cư T&T Phước Thọ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp cùng Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh”.