Nếp nhà

Khi “cây cao bóng cả” gắn kết tình thân gia đình

Thứ hai, 20/05/2024, 14:55 PM

(NSMT) - Nhiều ông bà tuổi xế chiều hoặc sau khi nghỉ hưu đã hết lòng hỗ trợ các con rất nhiều trong việc chăm sóc nhà cửa, nuôi dạy các cháu. Những việc làm ý nghĩa này đã gắn kết tình thân để gia đình thêm vui, hạnh phúc.

Mấy năm qua, nhờ có mẹ chăm sóc 2 con nhỏ, chị Ánh Tuyết ở quận Bình Thủy, có điều kiện phát triển sự nghiệp. Sau khi ly hôn, các con ở với chị Tuyết. Thấy hoàn cảnh con gái đơn chiếc, hay đi công tác, mẹ chị Tuyết lên phụ đưa các cháu đi học, coi sóc trong ngoài. Chị Tuyết thuê người giúp việc theo giờ để mẹ đỡ cực. Con gái út chị Tuyết gần 4 tuổi, thường bị bệnh, có ngoại chu đáo chăm lo nên sức khỏe cải thiện nhiều.

Cách đây hơn năm, cha chị Tuyết bệnh mất, nhờ các cháu hủ hỉ, mẹ chị Tuyết vơi bớt nỗi buồn. Không chỉ góp công, mẹ chị Tuyết còn trích lương hưu hỗ trợ tiền sữa, chi phí học hành của các cháu.

Chị Tuyết tâm sự: “Ơn nghĩa của mẹ thật sâu nặng. Công việc của tôi áp lực, giờ giấc thất thường, nếu không có mẹ tôi không biết soay sở ra sao, thuê giúp việc toàn thời gian thì không đủ chi phí, mà cũng không an tâm. Các con tôi rất yêu thương, quấn quýt ngoại”.

Chăm sóc các cháu mỗi ngày là niềm vui của chị Ngọc Thủy.

Chăm sóc các cháu mỗi ngày là niềm vui của chị Ngọc Thủy.

Vợ chồng chị Thu đang sống cùng 2 con gái và 3 cháu ngoại ở quận Ninh Kiều. Mỗi ngày, chị Thu lo chợ búa, cơm nước, dọn dẹp nhà cửa. Chồng chị Thu nghỉ hưu, làm tài xế đưa đón các cháu, phụ vợ việc nhà.

Trước đây, thấy vợ chồng con gái lớn ở nhà thuê, bận bịu đi làm, không có nhiều thời gian lo cho con nên chị Thu kêu về ở chung. Con gái út sau khi ly hôn cũng đưa con về nương tựa mẹ.

Chị Thu chia sẻ: “Công việc nội trợ, chăm cháu đối với tôi thực ra không quá cực, chỉ cần mình biết cách sắp xếp. Tôi cảm thấy vui vì công sức đóng góp của mình mang lại sự yên ổn, no ấm cho con cháu”.

Các cháu đang trong tuổi ẩm ương nên hay giận hờn, bất đồng quan điểm, chị Thu là cầu nối, hóa giải những gút mắc, dạy các cháu kỹ năng sống, ứng xử… Đặc biệt, các cháu gái học theo bà ngoại, cũng yêu thích chuyện bếp núc, biết làm một số loại bánh, món ăn đơn giản.

Thấu hiểu sự hy sinh, vất vả của cha mẹ, các con chị Thu rất hiếu thảo, quan tâm chăm lo sức khỏe, thỉnh thoảng mua tuor du lịch để cha mẹ đi chơi riêng, thư giãn. Các cháu ngoại của chị Thu cũng gắn bó, thể hiện tình cảm với ông bà…

Anh Minh Trung sống cùng chị gái và cháu học lớp 2 tại quận Cái Răng. Chị của anh Trung làm công nhân ở quận Bình Thủy, hay đi sớm và tăng ca về muộn nên việc đưa đón cháu đi học do anh Trung đảm nhận. Thấy các con vất vả quá, nửa năm nay, mẹ anh Trung lên ở chung, hỗ trợ.

Hằng ngày, anh Trung được ăn cơm chuẩn mẹ nấu ngon, bổ dưỡng, không còn phải đặt cơm phần ở quán, nhà cửa luôn ngăn nắp, sạch sẽ. Cuối tuần, gia đình thường về quê ở Vĩnh Long chơi, sẵn mua thịt cá, trái cây, rau cải sạch để dành ăn dần. Được mẹ làm hậu phương, anh Trung và chị gái nỗ lực làm việc nhiều hơn, mua bảo hiểm, đóng góp tài chính để mẹ dưỡng già. Có ngoại hướng dẫn rèn chữ, làm thủ công, vẽ… cháu gái anh Trung học hành tiến bộ, không khí gia đình vui vẻ.

Gần như chiều nào nhà chị Ngọc Thủy ở tỉnh Long An, cũng nhộn nhịp bởi các cháu nội ngoại cùng nhau ăn cơm, chơi đùa.

Chị Kim Thư, con gái chị Thủy có chồng, công việc bận rộn nên gửi con trai lớn học lớp 5 ở nhà mẹ ruột để tiện đi học. Con trai út của chị Thư 4 tuổi, học ở trường mầm non ông ngoại đang làm bảo vệ. Sau giờ học, cháu theo ông về nhà tắm rửa, ăn uống, tối cha mẹ đến rước.

Vợ chồng chị Thủy sống cùng vợ chồng con trai út và cháu nội gần 3 tuổi. Trước giờ, cháu nội cũng phần lớn nhờ bà nội chăm lo. Từ khi xin nghỉ hưu sớm, 2 năm qua, chị Thủy dành thời gian làm nội trợ, nuôi cháu. Hằng ngày, nghe cháu bi bô tập nói, soạn sửa áo quần, bỉm sữa, chị Thủy lại thấy vui trong lòng, quên đi mệt nhọc. Thương cháu, chị Thủy hay tìm hiểu cách nấu các món phù hợp nên các cháu đều giỏi ăn, khỏe mạnh. Chị còn rèn các cháu nền nếp, nói chuyện lễ phép, biết yêu thương nhau…

Chị Kim Thư, kể: “Tôi may mắn có cha mẹ hai bên làm điểm tựa. Giai đoạn con còn nhỏ mà tôi phải đi làm, nhờ má chồng chăm sóc con nên tôi rất an tâm. Khi các con đi học thì có ông bà ngoại phụ tiếp. Biết cha mẹ cực khổ, chúng tôi cố gắng sắp xếp cuối tuần giữ con, để cha mẹ nghỉ ngơi”.

Hiện nay, việc ông bà tình nguyện chăm lo cho con cháu trở nên phổ biến. Qua tiếp xúc, nhiều ông bà cảm thấy hài lòng, vui vẻ vì điều này. Còn gì ý nghĩa hơn khi tuổi xế chiều được quây quần đầm ấm bên gia đình, chứng kiến từng giai đoạn con cháu trưởng thành. Mối dây liên kết giữa các thành viên trong nhà sẽ càng bền chặt hơn khi mọi người quan tâm, giúp đỡ nhau. Con cháu hãy tôn trọng, cư xử khéo léo để ông bà cảm thấy được thoải mái, yêu thương, sống lâu, sống khỏe...

Kiều Chinh  
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.

Về nhà - về với yêu thương

Về nhà - về với yêu thương

Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.

Tâm thư gửi vợ ngày 20/10

Tâm thư gửi vợ ngày 20/10

Hạnh phúc là 365 ngày biết hài lòng chứ không phải chỉ một hai ngày hoan hỷ. Nếu không phải đánh đông dẹp bắc, anh cũng sẽ sẵn sàng ẵm con, nhặt rau để em lắp bóng đèn, sửa đường ống nước.