Tâm sự của cha ngày con tròn 18
Tuổi 18, chỉ mong con gái của cha vẫn đủ bản lĩnh, tự tin khi bước vào môi trường mới và vẫn luôn có chí hướng, có tinh thần cầu tiến. Đó là những tâm sự, mong mỏi của một người làm cha gửi con gái yêu.
Nuôi dạy con cái là hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy những khó khăn, hy sinh của cha mẹ. Chính vì vậy, chứng khiến con lớn khôn trở thành cột mốc quan trọng trong đời của nhiều phụ huynh.
Tuổi 18 của con gõ cửa với muôn điều kỳ thú ở thế giới bên ngoài kia, nhiều cơ hội mà cũng lắm thách thức. Tuổi 18 đón chờ con bằng cái chớp mắt nhẹ bẫng của thời gian, bằng cái níu tay nhẹ nhàng của cha mẹ và muôn vàn yêu thương, kỳ vọng được gửi gắm kín đáo, tế nhị của cha mẹ…
Khoảnh khắc con bước sang tuổi 18 cũng là giây phút nhiều cha mẹ nhìn lại quá trình trưởng thành của con với sự xúc động và đầy tự hào.
Trong số các tác phẩm gửi về cuộc thi viết “Cha và con gái”, tác giả Quốc Anh (tên gọi ở nhà của một nhân vật muốn giấu tên), đang công tác tại TP. Cần Thơ, khiến ban tổ chức không khỏi xúc động với những dòng tâm sự dành cho con gái Ái Vy (tên gọi ở nhà) khi con tròn 18 tuổi.
Nhớ lại cái cảm xúc hồi hộp, nôn nao và đầy lo lắng khi chuẩn bị đón chào cô công chúa nhỏ đến với thế giới, tác giả chia sẻ: “Cái ngày ấy cha không thể nào quên được, con gái biết không… Cha đứng bên ngoài thấp thỏm, lo lắng, đứng ngồi không yên, 2 bàn tay đan vào nhau để trước ngực thầm cầu mong mẹ tròn con vuông. Cha như nín thở... chờ đợi... chờ đợi. Tiếng khóc của con thật to sau khoảng 30’ khi mẹ vào phòng sanh đã khiến cha như 1 đứa trẻ như muốn nhảy cẫng lên, hét thật to trong niềm vui vỡ òa và… mắt cha đã ngấn lệ. Cám ơn con gái ngoan của cha”.
Người đàn ông ấy tưởng như mạnh mẽ nhưng lại trở nên yếu đuối trong giây phút vợ thập tử nhất sinh để mang con gái đến thế giới này. Có lẽ, lúc đứa trẻ hít thở bầu không khí bên ngoài lần đầu tiên, cất tiếng khóc đầu tiên cũng là thời khắc mà người cha nhận thấy cuộc đời mình sẽ thay đổi mãi mãi về sau nhờ sự xuất hiện của thiên thần nhỏ bé này…
Tác giả Quốc Anh vẫn nhớ như in những bỡ ngỡ nhưng rất đỗi hạnh phúc khi lần đầu chăm con: “Những tháng ngày cha mẹ, ông bà vất vả chăm sóc nuôi dạy con không thể kể hết ra đây, nhưng con biết đó, mỗi một sự lớn lên của con là niềm hạnh phúc của cả gia đình. Từ những ngày tháng còn bú mẹ, đến ngày đầu tiên con tập ăn dặm, từng cái ngóc đầu,cái lật người, tập đứng tập đi, hay bi bô những tiếng gọi đầu tiên, mà hạnh phúc hơn khi tiếng con gọi đầu tiên là pa pa”.
Là một người cha làm việc trong ngành nghề có tính đặc thù, anh Quốc Anh không ít lần phải ngậm ngùi xa con gái, xa gia đình đi tác chiến, công tác trong thời gian dài.
Trong bài dự thi gửi về Gia đình Việt Nam, anh kể suốt thời gian con gái đi học lớp lá và vào lớp 1 anh không thể ở bên vì phải đi học tập tại Úc. Với nhiều bậc cha mẹ, lần đầu tiên con bước chân vào ngôi trường tiểu học, có lẽ là khoảnh khắc thiêng liêng, xúc động khó có thể nào quên trong đời. Con sẽ bắt đầu một cuộc sống mới mà ở đó con phải học cách tự lập để trưởng thành. Vì vậy, bỏ lỡ giây phút ấy khiến người cha không khỏi tiếc nuối.
Chỉ đến tận khi con gái vào lớp 2, anh mới lần đầu tiên được tự tay đưa con gái đi học. Hành động tưởng chừng đơn giản, quen thuộc với bao phụ huynh khác giờ lại trở nên thật quý giá đối với người cha đã xa con nhiều năm trời.
“Cái ngày đầu tiên được đèo con đến trường sao nó vô cùng ý nghĩa đối với cha. Con líu lo suốt quãng đường từ nhà đến trường, con hỏi cha đủ điều đến nỗi có lúc cha không thể có câu trả lời cho con được…
Gương mặt của con rạng ngời niềm vui,còn cha mỉm cười sung sướng. Cha hiểu được rằng những ngày tháng qua con trông chờ cái ngày này như thế nào” - anh Quốc Anh bày tỏ.
Có thể nói, chẳng gì có thể thay thế tình cảm gia đình. Dù có cách nhau bao xa, bao lâu thì tình cảm ấy vẫn luôn vẹn nguyên, để rồi khi gặp lại tất cả lại vỡ òa trong vòng tay ấm áp, che chở của cha.
Dù không thể ở bên con gái thường xuyên, người cha Quốc Anh vẫn luôn nhớ về con gái với sự tự hào. Cô con gái dường như cũng hiểu được công việc vất vả của cha nên tự lập từ sớm, luôn nỗ lực hết mình để học tập. Chẳng cần phải nói với nhau những lời yêu thương nhưng tất cả đều được gói ghém trong từng hành động, cử chỉ quan tâm, chăm sóc giữa cha và con.
“Hôm nào cha đi công tác về muộn là con hỏi ngay “cha ăn gì chưa cha”, rồi con tự vào bếp hâm nóng thức ăn, chuẩn bị sẵn cơm canh cho cha. Những lần cha đi dự tiệc về hơi muộn bị mẹ giận thì cũng chính con là người hỏi han cha nhiều nhất và con luôn là người hóa giải mọi giận hờn giữa mẹ và cha, chưa kể có lúc con thiên vị cha khiến mẹ phải so bì” - tác giả tâm sự.
Giờ đây, trước giây phút con gái bước sang tuổi 18 - ngưỡng cửa mà mỗi người đều phải giẫm chân bước qua mới thật sự gọi là trưởng thành, người cha gửi gắm tất cả niềm tự hào, sự yêu thương trong từng câu chữ không hoa mỹ cũng không vẽ vời nhưng là chân thành và xúc cảm nhất dành cho Ái Vy.
“Chỉ mong rằng con gái của cha vẫn đủ bản lĩnh, tự tin khi bước vào môi trường mới và vẫn luôn có chí hướng, có tinh thần cầu tiến, biết thương yêu giúp đỡ mọi người. Những đức tính ấy sẽ giúp con thành công trong cuộc sống cho dù có vấp ngã hay gặp điều trắc trở con nhé!”
Những lời nhắn nhủ của tác giả dành cho con gái cũng là tâm sự chung của bao phụ huynh khác khi con bước vào tuổi trưởng thành. Tất cả đều mang niềm hy vọng con chín chắn trong suy nghĩ, thận trọng trong hành động và đủ năng lực, ý chí để quyết định cuộc đời mình, tự chịu trách nhiệm với chính mình.
Hy vọng rằng tuổi 18 sẽ đến bên con trọn vẹn mọi cung bậc cảm xúc, có mừng vui hớn hở, có hồi hộp e dè, có háo hức nôn nao… Mong con có thể tự tay tô vẽ cho cuộc đời của riêng mình.
Và quan trọng là trong hành trang trưởng thành của con luôn có tình yêu thương và sự quan tâm, ủng hộ của cha mẹ... Có như thế thì mỗi bước chân của con bước ra thế giới ngoài kia mới vững chắc, tự tin, mạnh mẽ.
Thể lệ cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024
Yêu cầu đối với bài dự thi
- Bài dự thi phải là những bài viết chưa đăng phát trên bất kỳ phương tiện truyền thông báo, đài hay mạng xã hội và chưa tham gia dự thi ở các cuộc thi khác. Viết về những câu chuyện có thật do tác giả là nhân vật hoặc người chứng kiến, những kỷ niệm, lời tâm tình, tự sự của cha dành cho con gái và ngược lại được thể hiện dưới dạng bài ghi chép, phóng sự, phỏng vấn, tản văn, nhật ký… Ban tổ chức khuyến khích các tác giả sử dụng hình ảnh thật của các nhân vật trong bài dự thi.
- Bài viết thể hiện bằng tiếng Việt, dung lượng 1.000 - 1.500 từ được in trên giấy hoặc gửi qua email do Ban tổ chức cung cấp.
- Mỗi tác giả được gửi tối đa ba (03) bài dự thi và phải chịu trách nhiệm về độ chân thực, tính chính xác về nội dung. Cấm sao chép, đạo văn của người khác dưới mọi hình thức.
- Bài dự thi được chọn đăng trên Tạp chí Gia đình Việt Nam sẽ được trả nhuận bút theo quy định và thuộc sở hữu của tòa soạn; tác giả không có quyền khiếu nại về bản quyền.
Đối tượng dự thi: Tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước trừ những người là nhân sự của Ban Tổ chức, Ban giám khảo, các đơn vị tài trợ, đồng hành cùng cuộc thi.
Thời gian và địa chỉ nhận bài dự thi
- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 27/03/2024 đến ngày 10/06/2024 tính theo dấu bưu điện và thời gian nhận mail. Lễ tổng kết và Gala Trao giải diễn ra vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/06/2024.
- Bài dự thi viết tay hoặc đánh máy gửi về Tòa soạn Gia đình Việt Nam. Địa chỉ: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi "Cha và con gái" kèm thông tin tác giả, địa chỉ, số điện thoại. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ tham dự cuộc thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện.
- Bài dự thi online gửi qua email: [email protected]
Giải thưởng
Cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 2 năm 2024 có cơ cấu giải thưởng gồm: 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba, 05 giải khuyến khích và 05 giải phụ.
Ngoài giải thưởng tiền mặt, các tác giả đạt giải còn được nhận giấy chứng nhận của Ban Tổ chức, được tặng 01 quyển sách có đăng các bài dự thi cùng quà (nếu có) của nhà tài trợ.
Ban Giám khảo cuộc thi
- Nhà thơ Hồng Thanh Quang - Trưởng ban giám khảo
- Nhà thơ Trần Hữu Việt - Vụ trưởng, Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ Báo Nhân Dân
- Nhà văn Nguyễn Một
- Nhà văn, nhà báo Võ Hồng Thu - Báo Tiền phong
Thông tin chi tiết về cuộc thi xin liên hệ
- Tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
+ Nhà báo Phan Khánh An - Tổng TKTS, Thành viên Ban tổ chức. Số điện thoại: 0975.470.476
+ Ms Bùi Thị Hải Én - Cán bộ toà soạn. Số điện thoại: 0973.957.126
- Email: [email protected].
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc
Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.
Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách
Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?
Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?
Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.
Về nhà - về với yêu thương
Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.
Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?
Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.
Tâm thư gửi vợ ngày 20/10
Hạnh phúc là 365 ngày biết hài lòng chứ không phải chỉ một hai ngày hoan hỷ. Nếu không phải đánh đông dẹp bắc, anh cũng sẽ sẵn sàng ẵm con, nhặt rau để em lắp bóng đèn, sửa đường ống nước.