Khi mẹ là cô giáo
Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.
Ngày đó, những năm 80 của thế kỷ trước, quê tôi ra ngõ gặp nông dân và ngư dân. Thi thoảng thấy một bóng áo trắng đi xe đạp trên những con đường đất ngoằn nghoèo, thì đó chỉ có thể là thầy cô giáo. Mẹ tôi cũng vậy, cô bộ đội Trường Sơn từng đi lấp hố bom, mở đường cho xe ra trận nay về quê khoác áo trắng đến trường, hạnh phúc với tiếng bi bô i – tờ của trẻ.
Sau chiến tranh, cha vẫn đi biền biệt, mẹ một mình gồng gánh gia đình, vừa dạy học vừa thái chuối, băm bèo, lội ruộng, cào dắt kiếm thêm đồng ra đồng vào nuôi con, chăm bố mẹ chồng. Trên đường đi dạy về, trên yên xe đạp của cô giáo… mẹ bao giờ cũng chất đầy khi thì thân cây chuối, khi thì bao tải bèo ván làm thức ăn cho đàn lợn.
Lương giáo viên ba cọc ba đồng. Những năm nạn đói hoành hành, phiếu gạo của mẹ vật vã với sức ăn sức lớn của chúng tôi. Có bận, bà và mẹ phải ăn cháo dắt, cháo khoai, bánh đúc, ngô nâm nhường cơm cho anh em tôi. Cả năm, họa hoằn được vài bữa cơm thịt, chủ yếu vào dịp giỗ, tết.
Mùa đông, trời rét căm căm, để kịp giờ lên lớp, mẹ dậy từ 4 giờ sáng mang theo quang gánh đi về khúc sông đổ ra biển, nơi có những cánh đồng hoang mọc đầy rong rêu dại. Nước sâu đến rốn, mẹ và các dì, các thím trầm mình trong nước cả tiếng đồng hồ lấy rong về làm thức ăn cho lợn. Trong đám rong ấy, nếu có ít rau câu, bàn tay mẹ lại tỷ mẩn nhặt từng sợi nhỏ dành đến tối làm món nộm cho cả nhà.
Lớp học khi ấy trống hoắc, trống huơ, nhìn thấy cả bầu trời tuổi thơ qua những viên ngói vỡ. Làng trưng dụng một chiếc nhà kho cũ của hợp tác xã, nơi có cây cột gẫy làm ghế và mấy miếng ván cửa hỏng làm bàn. Vậy mà từ trong lớp ấy những đứa trẻ đã lớn lên, biết hát những câu đầu tiên về nước non mình.
Là giáo viên dạy mẫu giáo, kể cả sau này khi làm hiệu trưởng, 20/11 chẳng bao giờ mẹ có hoa. Người quê nghèo, không phú quý nên cũng chẳng lễ nghĩa. Sau thời tem phiếu là những đồng lương ít ỏi, còm cõi nhưng chưa một ngày mẹ kêu nghèo, kể khổ. Mẹ và các cô vẫn sáng bám lớp, bám trường, chiều ra đồng cấy lúa, vẫn ngân nga câu hát “yêu nghề bao nhiêu càng yêu người bấy nhiêu”. Là người năng động, tháo vát, có phen mẹ định nghỉ dạy học đi làm hàng xén nhưng rồi tình yêu nghề đã giữ mẹ ở lại với học trò.
Là con của mẹ, con của cô giáo, từ nhỏ tôi phải chịu áp lực chăm ngoan, học giỏi để không bao giờ mẹ phải nghe câu: “thằng ấy, con cô giáo mà học dốt”. Hết cấp 2, đám bạn học cùng tôi bỏ học gần hết. Đứa vào Nam tìm việc, đứa ở nhà kéo rùng, đứa theo cha lên rừng làm thợ xẻ. Duy chỉ có tôi, vì là con cô giáo nên vẫn miệt mài theo đuổi con chữ.
Bây giờ, trong số bạn bè ngày ấy có nhiều người thành đạt, kinh tế khá giả, còn tôi vẫn nghèo, vẫn nhiều lần thất bại. Thi thoảng tôi trêu mẹ, nếu ngày đó con bỏ học đi làm kinh tế sớm, biết đâu giờ nhà ta đã giàu. Mẹ chỉ cười hiền, nói nhỏ: “học là để làm người con ạ”.
Tôi, giờ đã ngoài bốn mươi, đã làm chồng, làm cha, vẫn ham chơi và vẫn không chịu vâng lời mẹ. Có hôm tối khuya, sợ nhất là mẹ gọi điện bắt mở camera xem đang ở đâu? Đang ở nhà với vợ con hay đang tụ tập ngoài quán nhậu. Thú thật đến bây giờ tôi vẫn thấy, làm con của cô giáo “hãi hùng” như thế nào, ngay cả khi cô giáo đã nghỉ hưu.
Giải trí ảo, hậu quả thật
Hiện nay, sử dụng mạng xã hội là hình thức giải trí phổ biến, nhất là đối với chị em phụ nữ. Các chị lên mạng cập nhật kiến thức, mở rộng quan hệ, kết giao bạn bè, nhiều chị đầu tư viết nội dung, xây dựng hình ảnh trên trang cá nhân thật lung linh để có like… Và rồi không ít trường hợp bị các thiết bị công nghệ cùng thế giới ảo chi phối quá mức, xao nhãng trách nhiệm đối với người thân, gây bao hệ lụy…
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc
Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.
Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách
Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?
Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?
Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.
Về nhà - về với yêu thương
Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.