Nếp nhà

Khi tổ ấm... không còn hơi ấm

Thứ hai, 17/06/2024, 14:25 PM

Tình cảm vợ chồng không tự nhiên có, mà cần phải được vun vén, chăm sóc, bồi đắp mỗi ngày. Tuy nhiên, vì chạy theo guồng quay cuộc sống, gánh nặng cơm áo gạo tiền, nhiều người xao nhãng việc vun đắp tổ ấm gia đình. Ðến khi nhìn lại,

Trước kia, gia đình chị Nhung ở tỉnh Sóc Trăng, tuy không khá giả nhưng cuộc sống khá êm đềm, hạnh phúc. Chị mua bán nhỏ, chồng làm nhân viên kinh doanh của một ngân hàng. Sau giờ làm, vợ chồng con cái cùng chuẩn bị bữa cơm, cả nhà quây quần đầm ấm. Thỉnh thoảng gia đình cùng nhau đi chơi, gắn kết tình cảm.

Thế nhưng, từ ngày anh Hùng - chồng chị Nhung được bổ nhiệm chức vụ quản lý, anh mải mê với công việc, tiếp đối tác… lắm lúc cả tháng vợ chồng không có bữa cơm chung. Hai con gái đang tuổi mới lớn, cần sự quan tâm, đồng hành của cha mẹ, nhưng anh Hùng phó thác hết cho vợ. Khi chị nhắc nhở thì anh tỏ thái độ, kể công nhờ anh giỏi giang, thu nhập cao mới có nhà, xe, con cái có điều kiện học hành tốt. Sự vô tâm và thiếu tôn trọng của anh Hùng khiến tình cảm của vợ chồng ngày càng nguội lạnh.

Chị Nhung tâm sự, hiện tại, vợ chồng sống cảnh “đồng sàng dị mộng”, chưa ly hôn vì còn trách nhiệm với con cái.

Để tổ ấm luôn hạnh phúc ấm êm, phải có sự vun vén, chung tay xây dựng từ hai phía. Ảnh minh họa. Ảnh: CTV

Để tổ ấm luôn hạnh phúc ấm êm, phải có sự vun vén, chung tay xây dựng từ hai phía. Ảnh minh họa. Ảnh: CTV

Kết hôn 3 năm nhưng anh Thịnh ở TP Cần Thơ vẫn cảm thấy khó khăn để hòa nhập với lối sống của chị Hà - vợ anh.

Thuở mới yêu, chị Hà thường hay đề nghị đi ăn ở quán này, tiệm kia vì có món ngon, nổi tiếng… và anh luôn chìu lòng chị. Tuy vậy, sau 3 năm kết hôn, chị Hà vẫn giữ thói quen ăn hàng quán, ít khi chịu vào bếp. Công việc của anh Thịnh vất vả, nhiều hôm rất mệt, về nhà anh chỉ muốn nghỉ ngơi, ăn cơm cùng vợ nhưng bếp núc lạnh tanh. Khi anh gọi điện thì mới hay vợ tan tầm đã lâu nhưng còn “hội ngộ” cùng bạn bè.

“Cứ nghĩ khi kết hôn, vợ tôi sẽ trưởng thành. Thế nhưng, cô ấy vẫn giữ nguyên cách sống vô tư, không quan tâm, chăm sóc vun vén hạnh phúc gia đình” - anh Thịnh nói. Sau nhiều lần góp ý nhưng vợ không hiểu để thay đổi, anh Thịnh chán nản, không muốn nói, cũng không muốn về nhà sớm. Tổ ấm của vợ chồng họ vì thế mà ngày càng nguội lạnh.

Chị Lan và anh Hải ở Tiền Giang cũng từng có một gia đình hạnh phúc. Anh chị cần mẫn chăm sóc vườn sầu riêng luôn trĩu quả, được mùa được giá. Anh Hải còn theo bạn bè làm lái sầu riêng, kinh tế gia đình ngày càng khấm khá. Tuy nhiên, giai đoạn này, anh chị lại “cơm không lành, canh không ngọt”. Chị Lan thích chưng diện, điệu đà; thỉnh thoảng người quen gặp chị đi ăn uống với người khác giới trong khi chồng bận bịu với những chuyến hàng xa. Cũng có người nhắc nhở anh Hải phải quan tâm vợ nhiều hơn, nhưng anh bày tỏ sự tin tưởng vợ tuyệt đối. Anh Hải chẳng thể ngờ, có ngày vợ ôm tài sản gia đình, ra đi cùng người tình. Buồn hơn, chị Lan viết thư để lại, cho biết nguyên nhân là do chồng thiếu quan tâm chăm sóc, khiến tình cảm chị dành cho anh nguội lạnh.

Mấy năm trước, khi tình cảm vợ chồng anh Dương và chị Hạnh ở Kiên Giang rạn nứt, chị từng muốn “buông tay”. Lúc bấy giờ, công việc làm ăn của gia đình anh chị đang phát đạt, mở thêm chi nhánh. Thỉnh thoảng chồng đi sớm về trễ, nhưng chị chẳng mảy may nghi ngờ. Ðến khi phát hiện anh có quan hệ trên mức bình thường với cô nhân viên chi nhánh mới, chị bàng hoàng, hụt hẫng. Những trận cãi vã giữa vợ chồng diễn ra thường xuyên. Vô tình cô con gái lớn nghe được chuyện, bày tỏ sự thất vọng về cha mẹ. Kỳ thi năm đó, con gái chị không đủ điểm vào đại học dù là học sinh giỏi.

Nhận thấy tình trạng nghiêm trọng, chị cố nén nỗi đau, quyết định trao đổi thẳng thắn cùng chồng để tìm cách cứu vãn hạnh phúc gia đình. Anh bộc bạch, tình cảm giữa anh và cô gái kia chỉ là phút giây yếu lòng và đã chủ động dứt khoát. Chị cũng chọn giải pháp mở lòng để cả hai có cơ hội hàn gắn. Sau đó, anh chị kiên trì gần gũi, tạo không khí gia đình đầm ấm để con cảm nhận được tình thương của cha mẹ dành cho mình. Từ sự quan tâm của cha mẹ, con gái dần vui vẻ, thân thiện như trước và nỗ lực học tập để đậu đại học, sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm như ý.

Ðã 8 năm từ lần suýt tan vỡ, anh chị thêm trân quý và thầm nhắc nhau phải luôn gìn giữ, vun đắp để tổ ấm yêu thương luôn rộn tiếng cười hạnh phúc.

Theo các chuyên gia tâm lý, để tổ ấm bền lâu, đòi hỏi phải có sự quan tâm, chia sẻ trách nhiệm, vun đắp và nuôi dưỡng hạnh phúc từ hai phía. Việc xây tổ ấm đôi khi giản đơn chỉ là vợ chồng cùng chia sẻ việc nhà, dạy bảo con cái. Khi xảy ra mâu thuẫn, bất hòa, vợ chồng cần bình tĩnh giải quyết trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe, thấu hiểu, từ đó san sẻ và đồng hành với nhau...

--->Chuyên gia nói gì về việc chồng không được ly hôn khi vợ mang thai dù là với người khác?

Theo Hải Thư/ Báo Cần Thơ

Xem bài viết gốc tại đây

Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa

Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa

Việc chọn quà 8/3 tặng mẹ cảm động không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn làm ấm lòng và mang lại niềm vui cho đấng sinh thành.

Các gia đình

Các gia đình "vượt khó" khi kinh tế eo hẹp

Công việc gặp khó khăn, giảm thu nhập, một số mặt hàng thiết yếu tăng giá… ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của các gia đình hiện nay. Với sự chu đáo, đảm đang, nhiều chị em khéo léo tính toán, vận động người thân cùng thực hành tiết kiệm, nỗ lực duy trì chất lượng cuộc sống.

Vì sao mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu tồn tại bất chấp thời đại?

Vì sao mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu tồn tại bất chấp thời đại?

Tiến sĩ Madeleine A. Fugère - GS Tâm lý học xã hội tại Đại học Bang Eastern Connecticut (Mỹ) đã chia sẻ những lý do bất ngờ đằng sau mâu thuẫn trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu.

Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu

Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu

Dành thời gian cho trẻ nhỏ có thể giúp ông bà minh mẫn, vui vẻ và thậm chí khỏe mạnh hơn về lâu dài.

Đàn ông cũng cần được khóc

Đàn ông cũng cần được khóc

Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.

Bắt nhịp sau Tết

Bắt nhịp sau Tết

Sau những ngày Tết vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái, người lớn trở lại với công việc, trẻ em đến trường. Nhanh chóng lấy lại sức khỏe, cũng như rèn luyện con cái vào nền nếp, thích nghi với môi trường đi học là điều phụ huynh quan tâm. Để đầu năm được thuận lợi, suôn sẻ, các gia đình có sự chuẩn bị chu đáo, giữ tâm trạng vui vẻ, lan tỏa năng lượng tích cực, cùng nhau nỗ lực học tập, làm việc tốt hơn.

Cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp được không?

Cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp được không?

Nhiều người cho rằng việc cúng ông Công ông Táo phải thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên chuyên gia lại phân tích điều ngược lại.