Phong cách sống

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Thứ tư, 27/03/2024, 09:11 AM

Tục ngữ có câu: “Không có gỗ thì không đỡ được nhà, không có hàng xóm thì không thể sống tốt”. Nếu hàng xóm mà không biết giúp đỡ nhau, chỉ nghĩ đến bản thân mình, giữa họ sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn.

Người xưa đã nói rất hay: “Có rượu có thịt thì gặp họ hàng xa; khi gió lửa thổi qua thì muốn gần gũi láng giềng”. Hàng xóm ở gần chúng ta, ở mức độ nào đó, chúng ta vẫn có tiếp xúc với họ dù ít dù nhiều. Vì họ thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau, nên giữa họ có sự giao lưu và tương tác qua lại, vì thế hàng xóm ít nhiều sẽ có ảnh hưởng lẫn nhau.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Lời cảnh báo của tổ tiên: Những gia đình có phúc khí gõ cửa thông thường đều nắm rõ hai bí quyết này.

Nhà hàng xóm xảy ra hỏa hoạn, nếu không tự cứu mình sẽ gặp nguy hiểm

Nếu hàng xóm của bạn gặp nguy hiểm hoặc bị hỏa hoạn, việc giúp hàng xóm dập lửa đồng thời bảo vệ bản thân là điều rất quan trọng. Khoảng cách giữa nhà của mình và nhà hàng xóm cách nhau không xa lắm, nếu lửa không được dập tắt, lửa sẽ lan nhanh và có thể thiêu rụi không chỉ nhà hàng xóm. Nếu hàng xóm thờ ơ, không giúp đỡ lẫn nhau thì có thể trực tiếp gây nguy hiểm cho chính gia đình mình.

Thực tế, mỗi khi gặp nguy hiểm, suy nghĩ đầu tiên của mỗi người có lẽ sẽ là chính mình, điều này cũng dễ hiểu thôi, tuy nhiên, nếu bản thân còn nhiều sức lực, hoặc khi không gặp tình huống quá nguy kịch, nếu có thể đưa tay ra thì nên giúp. Nó có thể không chỉ là giúp đối phương vượt qua được sự nguy cấp mà có thể cứu được chính mình, đồng thời khiến hàng xóm cảm thấy thực sự biết ơn, do đó mối quan hệ với nhau cũng tốt hơn.

Tục ngữ: “Không có gỗ thì không đỡ được nhà, không có hàng xóm thì không thể sống tốt”. Nếu hàng xóm mà không biết giúp đỡ nhau, chỉ nghĩ đến bản thân mình, giữa họ sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Có rượu mới uống cùng nhau, có chuyện nói trực tiếp mới thân thiết

Tục ngữ có câu: “Một nghìn vàng mua được hàng xóm, tám trăm vàng mua được một căn nhà”. Trong nhiều trường hợp, mối quan hệ và sự lựa chọn hàng xóm còn quan trọng hơn cả ngôi nhà. Rất nhiều câu chuyện an toàn, đều là do sự thân thiết đến từ hàng xóm với nhau, tránh được những nguy hiểm không đáng có.

Tất cả vốn dĩ cũng chỉ là những mâu thuẫn nhỏ giữa những người hàng xóm với nhau. Vì vậy, chỉ khi chúng ta chú ý đến mối quan hệ giữa những người hàng xóm, hiểu nhau, chân thành đối xử tốt với nhau thì chúng ta mới có thể giảm bớt xung đột.

Thực ra việc hàng xóm nói chuyện với nhau là chuyện rất bình thường, nhưng phải nắm rõ nguyên tắc, điểm mấu chốt, đặc biệt không được bàn tán chuyện thị phi, về cái đúng sai của hàng xóm và của người khác, nếu như có chuyện gì xảy ra thì tốt nhất nên giải thích trực tiếp rõ ràng với nhau, vì nếu nghe qua miệng của người khác rất có thể có sự cường điệu hoặc hiểu lầm, gây mâu thuẫn.

Người xưa vẫn nói: “Không thể giấu hàng xóm điều gì”. Trong cuộc sống hàng ngày, giữa hàng xóm với nhau có thể có rất nhiều sự tình phát sinh, kỳ thực cũng không nhất thiết lúc nào cũng phải nói ra. Vì hiểu nhau mới là điều quan trọng nhất.  

Nếu có hàng xóm tốt thì đó là vô giá. Hàng xóm là những người thân thiết nhất với chúng ta ngoài những người thân trong gia đình, nên rất nhiều việc nhỏ nhặt trong cuộc sống đều liên quan đến sự tiếp xúc gần gũi với hàng xóm. Nếu có mối quan hệ tốt với hàng xóm có thể sẽ giúp cuộc sống hàng ngày của bạn suôn sẻ hơn và ít phiền phức hơn.

T. Linh (Theo Sohu)  
Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau

Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau

Một tiệm mì gói giá 1.000 đồng vừa xuất hiện tại phường 5, TP Cà Mau, do anh Trương Minh Đương, người dân phường 6, cùng một số người bạn thành lập. Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ những gói mì, quả trứng, xúc xích, rau sống, ớt, chanh đến nước sôi, tất cả đều không tốn kém, nhưng lại chứa đựng một tâm huyết lớn lao. Khi câu chuyện về việc làm thiện nguyện lan tỏa, nhiều nhà hảo tâm đã mang mì, trứng và các vật phẩm khác đến để ủng hộ quán mì 1.000 đồng này.

Xúc động bộ ảnh ngày Tết...

Xúc động bộ ảnh ngày Tết...

(NSMT) - Những ngày Tết Ất Tỵ đã qua nhưng những hình ảnh về một cái tết tròn đầy, đầm ấm vẫn còn đọng lại đâu đó nơi đáy mắt của các ông lão, bà cụ tại Trung tâm nuôi dưỡng người già TP. Cần Thơ, nơi mà Tết đã được ghi lại thông qua những nụ cười, những cái ôm...

Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?

Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?

Còn nhớ 2 năm trước nhà nhà thi nhau săn mèo vàng, rồng vàng nhưng năm nay không có định nghĩa săn rắn vàng. Vậy tại sao có ít người tuổi Tỵ hơn những tuổi khác, có phải vì tuổi Rắn ít may mắn?

Bí quyết

Bí quyết "đón cát, tránh hung" cho các gia đình năm Ất Tỵ 2025

Năm Ất Tỵ 2025 được dự báo là một năm có nhiều biến cố khi liên tục có sự thay đổi mạnh mẽ gây không ít khó khăn, thách thức đối với các gia đình trong việc phát triển kinh tế, ổn định định đời sống.

Tháng Giêng không ăn chơi

Tháng Giêng không ăn chơi

Câu ca “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Nhưng đó là quan niệm chỉ phù hợp trong xã hội nông nghiệp ngày xưa với những hội hè đình đám… âm lịch.

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".

Cô gái Cà Mau trở thành sinh viên đại học bằng

Cô gái Cà Mau trở thành sinh viên đại học bằng "đôi chân của mẹ"

(NSMT) - Cô gái tí hon Võ Thị Huỳnh Như, sinh viên năm 4 ngành Công nghệ thông tin, phân hiệu Đại học Bình Dương tại tỉnh Cà Mau, bước vào giảng đường bằng “đôi chân của mẹ”.