Không thể coi COVID-19 như cúm mùa
Đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, dù có điểm tương đồng nhưng không thể coi COVID-19 như cúm mùa.
Chia sẻ với báo giới về lý do WHO tuyên bố Coivd-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu (PHEIC), Tiến sĩ Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, hiện nay tình trạng thích ứng với Covid-19 đã tốt hơn, mức độ nghiêm trọng lây truyền của dịch bệnh đã giảm, tương tự số ca nhập viện, ca nặng cũng giảm.
Tuy nhiên, đại diện WHO cho rằng, điều này không có nghĩa là Covid-19 không còn là mối đe dọa hay ít nguy hiểm hơn. Covid-19 vẫn còn đó, chưa chấm dứt.
Trả lời câu hỏi có nên coi COVID-19 là cúm mùa hay không, bà Angela Pratt cho biết có những điểm tương đồng giữa cúm mùa và COVID-19. Tuy nhiên vẫn không thể coi COVID-19 như cúm mùa.
"Thứ nhất COVID-19 không theo mùa. Cúm mùa thường vào mùa đông nhưng COVID-19 ở nhiều quốc gia không hề theo mùa, có thể lây lan ở bất cứ loại thời tiết nào.
Thứ 2, COVID-19 vẫn còn là bệnh mới mẻ đối với chúng ta. Chúng ta mới có 4 năm làm quen với COVID-19 trong khi đó các nhà khoa học trên thế giới đã có hàng thập kỷ nghiên cứu về cúm mùa, về các hành vi của virus, về các loại hình bệnh tật…"- bà Angela Pratt khẳng định.
Vì thế, đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng hiện còn quá sớm để coi COVID-19 như là căn bệnh cúm mùa.
"Tôi phải nhấn mạnh một lần nữa, WHO tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu nhưng không phải chúng ta chấm dứt đại dịch COVID-19"- bà Angela Pratt nói.
Đại diện WHO cũng khuyến cáo, dù miễn dịch trong cộng đồng và nhờ việc tiêm vaccine cao nhưng vẫn phải luôn đề cao cảnh giác và các biện pháp thích hợp.
Đồng thời phải chuẩn bị cho những tình huống nguy cấp có thể xảy ra để nhằm tránh việc hệ thống y tế quá tải hoặc lơ là trước những sự kiện xảy ra trong tương lai.
Ngoài ra, WHO cũng khuyến cáo cần đưa việc tiêm phòng vaccine COVID-19 vào Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiếp tục tiêm chủng các mũi tăng cường cho người dân, đặc biệt là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh nặng.
Cùng đó, vẫn phải có các hoạt động, giám sát chặt chẽ, trong đó có việc nâng cao các năng lực điều trị, cấp cứu… để đảm bảo khi số ca tăng lên thì hệ thống y tế và nhân viên y tế sẵn sàng và có năng lực đáp ứng thu dung, điều trị.
Trước đó, ngày 5.5, WHO chính thức tuyên bố chấm dứt tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu của COVID-19 đã kéo dài hơn 3 năm, kể từ ngày 30-1-2020.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi đại dịch COVID-19 đã lan rộng đến hầu hết quốc gia trên thế giới và khiến hơn 6,9 triệu người tử vong.
Dù chính thức tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu nhưng WHO cũng cảnh báo căn bệnh này sẽ không bao giờ biến mất.
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì thế, nhiều chị em băn khoăn và lo lắng liệu lạc nội mạc tử cung có thai được không, cũng như các ảnh hưởng khác của bệnh.
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, "cản bước" hành trình làm mẹ
Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng chỉ vì căn bệnh này mà nhiều chị em vẫn chưa thể mang thai.
Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động
(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO
(NSMT) - Ngày 04/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ), lọc máu liên tục, hồi sức nội khoa tích cực.
Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc
Bệnh viện phát hiện cậu bé bị teo thị giác, tình trạng tế bào thần kinh thị giác co lại do tổn thương lâu dài. Các bác sĩ lo ngại cậu bé phải đối mặt với tình trạng mù vĩnh viễn.
Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực
(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.
Vì sao người chơi golf dễ bị chấn thương khuỷu tay, phòng tránh thế nào?
Bộ môn golf không nổi tiếng với mức độ gây chấn thương cao nhưng ngay cả trong số các golfer chuyên nghiệp, chấn thương vẫn xuất hiện.