Kiên Giang: Lớp học không bảng xanh, phấn trắng
(NSMT) - Giữa kỳ nghỉ hè nhưng những ngày qua, ấp Bình Hòa và Minh Long ở xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang vẫn rộn ràng tiếng cười nói, đánh vần của bọn trẻ. Trong các lớp học, nhiều bạn thanh niên tình nguyện thuộc khoa Sư phạm và Xã hội nhân văn, Trường Đại học Kiên Giang hăng say hướng dẫn ôn tập cho các em thiếu nhi. Vừa ôn bài vừa chơi trò chơi, đố vui nên các em rất hào hứng.
7h sáng, lớp học hè tại ấp Minh Long ( xã Minh Hòa) đông các bé từ 5 đến 12 tuổi đến học, các em đa phần có hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc Khmer. Lớp học không có bảng xanh, phấn trắng như ở trường học mà chỉ có hai, ba chiếc bàn tròn dành cho 8-10 người. Bởi trình độ các em khác nhau nên các bạn tình nguyện viên phải kèm cặp từng em một.


Lớp học không có bảng xanh, phấn trắng nhưng luôn rộn ràng tiếng cười.
Đến tổ chức lớp dạy hè cho trẻ em thuộc các ấp của xã Minh Hòa (Châu Thành), cô Danh Ngọc Thắm – Bí thư Đoàn khoa Sư phạm và Xã hội chia sẻ, các xã nông thôn thuộc huyện Châu Thành có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, mùa hè rất ít sân chơi cho thiếu nhi, các bé ở nhà hay theo bạn bè ra sông, hồ chơi rất nguy hiểm. Là giảng viên trực tiếp đào tạo các bạn ngành Sư phạm toán của trường, nhân dịp hè cô Thắm đã lập kế hoạch cho các bạn sinh viên trong khoa tổ chức các lớp dạy hè cho trẻ em trên địa bàn.
“Phối hợp cùng Xã đoàn Minh Hòa, chúng tôi đến vận động, mượn nhà dân để làm lớp học, kêu gọi đóng góp thêm tập vở, viết, bút màu,...để các em đủ dụng cụ học tập. Đội hình tình nguyện của Đoàn khoa có 10 bạn, đã chia nhóm thay nhau tham gia các lớp sinh hoạt, bồi dưỡng kiến thức hè cho trẻ em” – cô Thắm nói.

Đoàn viên, thanh niên Trường Đại học Kiên Giang dạy học cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Bạn Huỳnh Hồng Phúc, sinh viên ngành Sư phạm Toán, Trường Đại học Kiên Giang cho biết sau thời gian tập trung cho việc học ở trường đại học, em dành hơn 1 tháng hè để tham gia các đội hình chiến dịch tình nguyện hè, vừa trau dồi kỹ năng dạy học cho bản thân, đồng thời góp sức mình đến với người dân vùng sâu vùng xa.
Khi tham gia gia lớp dạy hè cho trẻ em vùng nông thôn Hồng Phúc đã có nhiều trải nghiệm rất vui và ý nghĩa. Hồng Phúc kể, em đã dạy số và chữ cho các bé mẫu giáo, dạy toán và tiếng Việt cho các bé lớp 5 đến lớp 7, qua các buổi học em đã cho ôn lại kiến thức cũ và dạy thêm kiến thức mới cho các em. Các bạn nhỏ rất ngoan, lễ phép và tiến bộ hằng ngày. “Ở lớp em được cầm tay, hướng dẫn các bé mẫu giáo học bảng chữ cái và đếm số, nhìn thấy sự tiến bộ của các bé hàng ngày làm em cảm thấy rất hạnh phúc khi mang được tri thức cho các em học sinh” – Hồng Phúc xúc động.

Nhiều bạn thanh niên tình nguyện thuộc khoa Sư phạm và Xã hội nhân văn, Trường Đại học Kiên Giang hăng say hướng dẫn ôn tập cho các em thiếu nhi.
Còn bạn Nguyễn Ngọc Hân, sinh viên năm 3, ngành Luật, Trường Đại học Kiên Giang cho hay ban đầu tham gia lớp dạy hè em khá lo lắng, vì không có kinh nghiệm giảng dạy. Em đã tìm hiểu các phương pháp, kết hợp chơi trò chơi, đố vui để tạo sự hứng khởi cho các bé. Đáp lại, các bé học rất nhiệt tình, chăm chỉ. “Nhiều hôm mưa gió, con đường từ nhà trọ đến điểm dạy xa, bọn em cố gắng dậy sớm để được đến lớp đúng giờ cùng bọn trẻ. Đây là khoảng thời gian có ý nghĩa với em, nên em rất trân trọng tình cảm của các bé dành cho lớp học” – Ngọc Hân nói.
Kết thúc lớp học, em Phan Thanh Tuấn, 10 tuổi, sống tại ấp Bình Hòa, xã Minh Hòa (Châu Thành) chia sẻ: khi tham gia lớp học các thầy cô đã ôn tập kiến thức con đã quên và dạy thêm bài mới cho con chuẩn bị bước vào năm học mới; hướng dẫn con làm thiệp, tổ chức chơi trò chơi và tặng quà cho con. Cảm ơn thầy cô đã cho con 1 mùa hè thật vui và thú vị.
Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau
Một tiệm mì gói giá 1.000 đồng vừa xuất hiện tại phường 5, TP Cà Mau, do anh Trương Minh Đương, người dân phường 6, cùng một số người bạn thành lập. Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ những gói mì, quả trứng, xúc xích, rau sống, ớt, chanh đến nước sôi, tất cả đều không tốn kém, nhưng lại chứa đựng một tâm huyết lớn lao. Khi câu chuyện về việc làm thiện nguyện lan tỏa, nhiều nhà hảo tâm đã mang mì, trứng và các vật phẩm khác đến để ủng hộ quán mì 1.000 đồng này.
Xúc động bộ ảnh ngày Tết...
(NSMT) - Những ngày Tết Ất Tỵ đã qua nhưng những hình ảnh về một cái tết tròn đầy, đầm ấm vẫn còn đọng lại đâu đó nơi đáy mắt của các ông lão, bà cụ tại Trung tâm nuôi dưỡng người già TP. Cần Thơ, nơi mà Tết đã được ghi lại thông qua những nụ cười, những cái ôm...
Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?
Còn nhớ 2 năm trước nhà nhà thi nhau săn mèo vàng, rồng vàng nhưng năm nay không có định nghĩa săn rắn vàng. Vậy tại sao có ít người tuổi Tỵ hơn những tuổi khác, có phải vì tuổi Rắn ít may mắn?
Bí quyết "đón cát, tránh hung" cho các gia đình năm Ất Tỵ 2025
Năm Ất Tỵ 2025 được dự báo là một năm có nhiều biến cố khi liên tục có sự thay đổi mạnh mẽ gây không ít khó khăn, thách thức đối với các gia đình trong việc phát triển kinh tế, ổn định định đời sống.
Tháng Giêng không ăn chơi
Câu ca “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Nhưng đó là quan niệm chỉ phù hợp trong xã hội nông nghiệp ngày xưa với những hội hè đình đám… âm lịch.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".
Cô gái Cà Mau trở thành sinh viên đại học bằng "đôi chân của mẹ"
(NSMT) - Cô gái tí hon Võ Thị Huỳnh Như, sinh viên năm 4 ngành Công nghệ thông tin, phân hiệu Đại học Bình Dương tại tỉnh Cà Mau, bước vào giảng đường bằng “đôi chân của mẹ”.