Phong cách sống

Kiên Giang: Người đàn ông hai lần hiến đất xây trường học

Thứ hai, 02/10/2023, 14:54 PM

Hai lần tình nguyện hiến đất xây trường học với tổng diện tích gần 3.000m2 và có nhiều đóng góp cho công tác giáo dục tại địa phương, ông Tăng Tài Nguyên, ngụ ấp Xẻo Quao B, xã Nam Thái A, huyện An Biên (Kiên Giang) vừa được Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2023.

Trước đây, học sinh tiểu học ở ấp Xẻo Quao B, xã Nam Thái A, huyện An Biên phải di chuyển hơn 5km để đến trường học. Nhiều em nhà xa, cha mẹ không có phương tiện đi lại nên bỏ học sớm. Trước thực trạng này, nhà hảo tâm muốn ủng hộ kinh phí xây dựng điểm trường tại ấp Xẻo Quao B nhưng không có quỹ đất. Biết thông tin, ông Nguyên tình nguyện hiến gần 1.000m2 đất nhà để xây trường học.

Năm 2015, điểm Trường Tiểu học Xẻo Quao B thuộc Trường Tiểu học Nam Thái A 2 hoàn thiện với hai phòng học, phục vụ nhu cầu học tập của 50 học sinh trên địa bàn ấp Xẻo Quao B và các ấp lân cận. Đến nay, khi học sinh tăng và cơ sở hạ tầng xuống cấp không đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, gia đình ông Nguyên tiếp tục hiến thêm 2.000m2 đất để xây trường học khang trang hơn. 

Ông Tăng Tài Nguyên (bên trái) trên phần đất ông hiến tặng để xây điểm Trường Tiểu học Xẻo Quao B, xã Nam Thái A, huyện An Biên.

Ông Tăng Tài Nguyên (bên trái) trên phần đất ông hiến tặng để xây điểm Trường Tiểu học Xẻo Quao B, xã Nam Thái A, huyện An Biên.

Ông Nguyên quê huyện An Minh (Kiên Giang), năm 1990 ông cùng gia đình chuyển về ấp Xẻo Quao B sinh sống. Ông mua 3ha đất để trồng trọt. 3.000m2 đất của gia đình ông Nguyên dùng để xây trường trị giá hơn 300 triệu đồng. Dù mảnh đất được gia đình dùng tiền tích lũy để mua nhưng ông Nguyên sẵn sàng hiến tặng mà không đòi hỏi gì.

Ông Nguyên chia sẻ: “Lúc nhỏ tôi ham học nhưng do trường xa, không có điều kiện đến trường nên tôi đành bỏ học. Do đó, khi thấy học sinh không có trường gần nhà để học tôi thương và đồng cảm. Mảnh đất này trước đây tôi trồng dừa, chuối, cây ăn trái. Tôi nghĩ, việc bán trái cây hay bán đất lấy tiền xài cũng hết, còn dùng mảnh đất này xây trường, gieo mầm tương lai sẽ giúp ích cho các cháu và địa phương nên tôi sẵn sàng hiến tặng”.

Không chỉ hiến đất xây trường, ông Nguyên còn có nhiều đóng góp cho công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương. Thầy Võ Văn Ớt - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Thái A 2 cho biết, quá trình xây dựng điểm Trường Tiểu học Xẻo Quao B, gia đình ông Nguyên đóng góp ngày công lao động và lo cơm nước cho thợ xây.

Khi trường đi vào hoạt động, ông hỗ trợ điện, nước miễn phí cho trường. Vợ chồng ông Nguyên làm bảo vệ không công, mỗi ngày quét dọn, giữ gìn khuôn viên trường, lớp sạch đẹp… Những thiết bị, đồ dùng của trường bị hư, ông sửa chữa, thay mới.

Hàng năm, dịp Tết Nguyên đán, tết Trung thu hay khai giảng năm học mới, ông Nguyên đóng góp tiền, bánh, dụng cụ học tập, dụng cụ sinh hoạt cho học sinh.

“Ông Nguyên quan tâm công tác giáo dục, nhiều năm liền đồng hành hỗ trợ trường. Nghĩa cử cao đẹp của ông Nguyên được người dân, chính quyền sở tại và nhà trường trân quý. Nghĩa cử đẹp đó đã lan tỏa mạnh mẽ đến nhiều phụ huynh, học sinh... ”, thầy Ớt nói. 

Phó Chủ tịch UBND xã Nam Thái A Trần Thị Cẩm Tú cho biết, gia đình ông Nguyên thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các phong trào của địa phương. Gia đình ông sẵn sàng hiến đất xây trường, đây là việc làm ý nghĩa và đáng trân trọng, được UBND xã biểu dương. Ông Nguyên còn được UBND huyện, tỉnh khen thưởng vì có đóng góp tích cực trong công tác an sinh xã hội trên địa bàn.

Vài tháng nữa, trên mảnh đất của gia đình ông Nguyên có một ngôi trường mới khang trang, hiện đại với 6 phòng học kiên cố đáp ứng nhu cầu học tập của 125 học sinh. Ngôi trường là niềm vui, phấn khởi của giáo viên, học sinh, người dân và gia đình ông Nguyên.

Theo Bảo Trân/ Báo Kiên Giang

Xem bài viết gốc tại đây

Một lần vào bệnh viện

Một lần vào bệnh viện

Đối với những bệnh nhân trong bệnh viện, họ không bao giờ hỏi ý nghĩa cuộc sống là gì, bởi được sống như những người bình thường là niềm hạnh phúc lớn nhất.

Đi du lịch để... sống ảo và

Đi du lịch để... sống ảo và "cúng" Face

Đi du lịch 4 ngày 3 đêm mà chị mang tới 2 chiếc valy cỡ lớn chỉ để đựng váy và giày. Hôm đến bãi đá, vì diện giày cao gót mải mê chụp ảnh mà chị suýt ngã sấp mặt nếu anh không đỡ kịp. Đi du lịch nước ngoài chị chỉ chăm chú chụp thật nhiều ảnh, về nhà gom lại thành một kho dữ liệu để sống ảo, cúng face dần.

“Chữa lành” hay đu trend để

“Chữa lành” hay đu trend để "rách nát" hơn?

Chữa lành hiện nay như là một trào lưu sống được các bạn trẻ, người đi làm tìm tới để thanh lọc tâm hồn, xoa dịu cơ thể. Thế nhưng, chữa lành không đúng lại có thể gây hại.

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

(NSMT) - Ngày 14/4 (nhằm 06/3 âm lịch), Phân ban Ni giới Phật giáo TP.Cần Thơ đã tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền).

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Việc cho người khác một con cá có thể nuôi sống họ trong một ngày, nhưng dạy họ kỹ năng bắt cá có thể nuôi sống họ suốt đời.

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

(NSMT) - Theo thông tin từ gia đình, Nhà giáo Nhân dân Lâm És, Nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng, Nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng đã từ trần vào lúc 14 giờ ngày 05/4/2024, hưởng thọ 84 tuổi. Nhà giáo Lâm És (sinh năm 1940) sinh ra trong một gia đình nông dân Khmer, ở ấp Trà Tép, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng).

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Sống một mình ngày càng trở thành xu hướng nhưng làm thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống mà không gây nhàm chán, tốn nhiều chi phí?