Phong cách sống

Kiên Giang: Viết tiếp ước mơ cho trẻ em mồ côi vì COVID-19

Thứ sáu, 10/06/2022, 16:40 PM

(NSMT) - Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành (Kiên Giang) tiếp tục thực hiện chương trình "mẹ đỡ đầu" hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do tác động của dịch COVID-19, tích cực vận động các nhà hảo tâm nhận nuôi và hỗ trợ lâu dài cho các em, trong đó có trường hợp của 2 chị em Phan Thị Huỳnh Như (13 tuổi), Phan Hồng Nhân (6 tuổi) tại xã Bình An.

Hai em Phan Thị Huỳnh Như và Phan Hồng Nhân ngụ ấp An Bình, xã Bình An (huyện Châu Thành, Kiên Giang) hiện đang ở cùng ông bà ngoại đã có tuổi, do không có điều kiện học trực tuyến cùng với tình trạng sức khỏe bà ngoại không ổn định nên cả 2 em đều nghỉ học ở nhà để giúp đỡ bà.

Trước khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ, cha mẹ của 2 em cũng đều là những người lao động khó khăn, tuy nhiên nhờ vào sự chịu thương chịu khó và tính tiết kiệm, chắt bóp nên vào cuối năm 2020 đã cất được căn nhà mới khang trang hơn cho gia đình.

Niềm phấn khởi không còn trọn vẹn khi mẹ của 2 em nhiễm COVID-19 khoảng cuối năm 2021, cha em đi nuôi bệnh mẹ rồi tiếp tục nhiễm và không lâu sau 2 đứa trẻ phải chịu cảnh côi cút khi cả cha lẫn mẹ đều lần lượt ra đi mà không kịp nhìn mặt 2 đứa con thơ lần cuối.

Trong ánh mắt 2 đứa trẻ ánh rõ lên nỗi buồn, nỗi nhớ cha mẹ xen lẫn ước mơ và khát vọng được tiếp tục đến trường như các bạn. Cả 2 em đều nghỉ học để phụ giúp bà, Như lớn hơn nên làm thêm việc nặng hơn, em làm mực kiếm thêm thu nhập, mong rằng sẽ được đi học lại và lớn hơn chút sẽ mở một cửa hàng kinh doanh nhỏ để lo cho em trai.

Theo chia sẻ của bà ngoại 2 em, Nhân còn nhỏ nên chứ nhận thức được sự ra đi của cha mẹ và nghĩ cha mẹ chỉ đi làm ăn xa rồi tết sẽ về. Gia đình trước dây thuộc hộ cận nghèo nên cũng không có của cải, ruộng đất gì, 3 bà cháu chỉ sống chủ yếu nhờ vào lương làm mướn của ông ngoại và 30kg gạo Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành vận động nhóm vì trẻ em yêu thương cho hàng tháng.

Đồng chí Mai Hồng Tốt (bìa trái) - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình An trò chuyện với em Nhân và mợ của em. (Ảnh: baokiengiang.vn)

Đồng chí Mai Hồng Tốt (bìa trái) - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình An trò chuyện với em Nhân và mợ của em. (Ảnh: baokiengiang.vn)

Đại dịch COVID-19 trong năm 2021 đã cướp đi sự sống của nhiều người khiến những đứa trẻ phải mồ côi cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ. Riêng huyện Châu Thành (Kiên Giang) có 9 trường hợp trẻ mồ côi trong 5 gia đình vì dịch bệnh và 64 trẻ mồ côi cha, mẹ vì nguyên nhân khác, hầu hết các em mồ côi đều có hoàn cảnh khó khăn.

Hai em Như và Nhân cũng là một trong số những trường hợp đó, các em cần nhận được sự giúp đỡ, Hôi Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành sẽ tích cực vận động nhà hảo tâm hỗ trợ lâu dài để các em không phải bỏ dở ước mơ của mình.

Tiếp tục thực hiện chương trình "mẹ đỡ đầu" do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động dành cho trẻ em mồ côi vì dịch COVID-19, Hội LHPN huyện Châu Thành đã chỉ đạo cơ sở hội nắm tình hình trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn trên toàn địa bàn để kịp thời hỗ trợ.

Hội phát huy tinh thần tương thân tương ái, tích cực vận động, kết nối các cơ quan ban ngành và nhà hảo tâm để giúp đỡ, sẻ chia khó khăn trong cuộc sống với các em. Hội đến thăm, tặng quà 8 trẻ mồ côi với tổng trị giá hơn 2 triệu đồng, vận động nhóm vì trẻ em yêu thương hỗ trợ thường xuyên 4 hộ gia đình có 8 trẻ mồ côi 30kg gạo/tháng...

Đồng chí Phan Thị Thu Vân- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành cho biết, thời gian tới Hội không chỉ tập trung chăm sóc, hỗ trợ trẻ mồ côi do dịch COVID-19 mà còn mở rộng giúp đỡ đối với những trẻ em mồ côi vì nguyên nhân khác trên địa bàn để các em được phát triển toàn diện, việc học tập không bị gián đoạn. Đồng thời, hội cơ sở sẽ tiếp tiếp khảo sát tình hình để các em chưa nhận hoặc nhận được ít sự hỗ trợ có cơ hội tốt hơn, tùy thuộc vào điều kiện để giúp đỡ các em về tiền hoặc vật chất, nhu yếu phẩm, học phí, đồ dùng học tập,...

Bằng những tấm lòng hảo tâm, ngoài chị em Như và Nhân có lẽ nhiều trẻ mồ côi hơn nữa sẽ nhận được sự hỗ trợ để có cơ hội vươn lên trên cuộc sống và những ước mơ còn dang dở sẽ được viết tiếp một cách trọn vẹn hơn.

Mộc An (T/H)  
Đi du lịch để... sống ảo và

Đi du lịch để... sống ảo và "cúng" Face

Đi du lịch 4 ngày 3 đêm mà chị mang tới 2 chiếc valy cỡ lớn chỉ để đựng váy và giày. Hôm đến bãi đá, vì diện giày cao gót mải mê chụp ảnh mà chị suýt ngã sấp mặt nếu anh không đỡ kịp. Đi du lịch nước ngoài chị chỉ chăm chú chụp thật nhiều ảnh, về nhà gom lại thành một kho dữ liệu để sống ảo, cúng face dần.

“Chữa lành” hay đu trend để

“Chữa lành” hay đu trend để "rách nát" hơn?

Chữa lành hiện nay như là một trào lưu sống được các bạn trẻ, người đi làm tìm tới để thanh lọc tâm hồn, xoa dịu cơ thể. Thế nhưng, chữa lành không đúng lại có thể gây hại.

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

(NSMT) - Ngày 14/4 (nhằm 06/3 âm lịch), Phân ban Ni giới Phật giáo TP.Cần Thơ đã tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền).

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Việc cho người khác một con cá có thể nuôi sống họ trong một ngày, nhưng dạy họ kỹ năng bắt cá có thể nuôi sống họ suốt đời.

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

(NSMT) - Theo thông tin từ gia đình, Nhà giáo Nhân dân Lâm És, Nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng, Nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng đã từ trần vào lúc 14 giờ ngày 05/4/2024, hưởng thọ 84 tuổi. Nhà giáo Lâm És (sinh năm 1940) sinh ra trong một gia đình nông dân Khmer, ở ấp Trà Tép, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng).

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Sống một mình ngày càng trở thành xu hướng nhưng làm thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống mà không gây nhàm chán, tốn nhiều chi phí?

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Tục ngữ có câu: “Không có gỗ thì không đỡ được nhà, không có hàng xóm thì không thể sống tốt”. Nếu hàng xóm mà không biết giúp đỡ nhau, chỉ nghĩ đến bản thân mình, giữa họ sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn.