Kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho trẻ
(NSMT) - Kiềm chế cảm xúc là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng đối với trẻ từ 2 đến 12 tuổi. Đây cũng là kỹ năng cần thiết đối với phương pháp dạy dỗ con cái của các bậc phụ huynh. Nhờ những kỹ năng sống cần thiết mà trẻ có thể trau dồi được những kỹ năng tốt để ứng xử và hòa nhập với thế giới muôn màu xung quanh.
Dưới đây là những phương pháp dạy con kỹ năng kiềm chế cảm xúc:
Ghi nhãn cảm xúc
Khi một đứa trẻ không thể nói được cảm xúc của mình khi đang tức giận, đang buồn, chúng chỉ biết ném đồ vật xuống sàn và hét lên. Lúc này cha mẹ phải dạy con nhận diện được cảm xúc và hành vi phù hợp để biểu hiện tâm trạng. Bắt đầu bằng cách dạy trẻ ghi lại những cảm xúc của mình như vui buồn, giận dữ, sợ hãi. Sau đó nói về sự khác nhau giữa cảm xúc và hành vi. Khi chắc chắn rằng trẻ đã hiểu được ý nghĩa những hành động của mình, hãy động viên trẻ biết kìm chế hoặc bộ lộ tâm trạng cho phù hợp với hoàn cảnh.
Dạy con kỹ năng lắng nghe
Việc lắng nghe người khác một cách cẩn thận giúp thể hiện sự tôn trọng với người khác cũng như có thể giải quyết vấn đề, kiềm chế cảm xúc một cách dễ dàng hơn. Dạy trẻ luôn có suy nghĩ câu chuyện mà người khác đang chia sẻ nó quan trọng với bản thân mình, nếu để sót một chi tiết nào con sẽ cảm thấy hối tiếc, như vậy con sẽ tập cho mình thói quen lắng nghe câu chuyện một cách cẩn thận hơn.
Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề
Dạy trẻ nhiều cách để giải quyết vấn đề nhưng điều quan trọng nhất là đánh giá đúng tiềm năng của trẻ, đưa ra giải pháp phù hợp trước khi bắt đầu hành động. Chẳng hạn, khi trẻ đang cố gắng sửa đồ chơi hay làm bài tập mãi mà vẫn không xong, chúng dần có xu hướng cáu gắt lên và bỏ cuộc. Hãy khuyến khích trẻ động não, đưa ra nhiều giải pháp xem cái nào là khả thi nhất.
Cho con thấy hậu quả của việc không biết điều tiết cảm xúc
Cho con thấy hậu quả của việc mình không kiềm chế cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào. Tuy nhiên không chỉ trích về những cơn giận của con vì đó chỉ là những cảm xúc tự nhiên của tất cả mọi người. Thay vào đó cha mẹ nên dạy con những điều con nên làm khi con cảm thấy tức giận giúp con có những cách ứng xử tích cực, sáng suốt. Phân tích cho con hiều cảm giác tức giận là do những cảm xúc tiêu cực gây nên ví dụ như sợ hãi, ghen tị, thất vọng,… để con có một tâm lý tôt nhất và con sẽ dần kiểm soát hành vi tốt hơn khi con có những cảm xúc tiêu cực.
Cha mẹ phải là "tấm gương" cho trẻ
Trẻ học những điều đầu tiên về cuộc sống là từ cha mẹ những người thân thiết nhất với con. Muốn con kiềm chế cảm xúc tốt đầu tiên cha mẹ cũng phải thật bình tĩnh, tiết chế ở mọi nơi và làm "tấm gương" để con có thể noi theo.
Đặt ra quy tắc trong gia đình
Tạo ra các quy tắc và giải thích rõ lý do đằng sau các điều luật này trong nhà hoặc nơi công cộng. Ví dụ, cần nói khẽ khi ở thư viện, không được đánh nhau, không được tranh giành, tự tiện lục lọi đồ người khác... Đưa ra các hậu quả và hình phạt nếu ai không tuân thủ nguyên tắc.
Khuyến khích chơi nhiều thể thao
Vận động và thể thao giúp phát triển thể chất lẫn tinh thần, đem lại các cảm xúc tích cực, tự tin và xây dựng lối sống lành mạnh cho trẻ. Nó cũng giúp gia tăng quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu. Điều này rất quan trọng, bởi máu vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến mọi tế bào của cơ thể. Và trên hết, vận động giúp cơ thể mạnh mẽ và có sức đề kháng cao hơn. Hoạt động thể thao thường xuyên giúp tăng cường hệ tim mạch cho trẻ, nhờ đó trẻ sẽ trở nên khoẻ mạnh và linh hoạt hơn, cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, sức tập trung của trẻ cũng sẽ gia tăng, giúp trẻ học tập tốt hơn.
Theo cô Lê Thị Lan Anh – Giáo viên kỹ năng sống tại CLB Kỹ năng sống Cara
5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó
Những thói quen xấu của trẻ nếu không được chỉnh sửa, uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ có thể hủy hoại tương lai của trẻ, cản trở khả năng giao tiếp và các mối quan hệ xã hội.
Trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng: Nên mừng hay lo?
Khi bị mắng, trẻ sẽ thường có các phản ứng khác nhau: Có trẻ chỉ im lặng lắng nghe nhưng cũng có trẻ sẽ cãi lại.
Việt Nam là quốc gia hiếm hoi có sự chênh lệch giới tính ngay từ đứa con đầu tiên
Bản thân việc sinh con trai nhiều hơn con gái là một hiện tượng tự nhiên, tuy nhiên ở Việt Nam mức chênh lệch về giới tính khi sinh đang ở tình trạng báo động.
Cha mẹ thiên vị, anh em bất hòa
Tình trạng thiên vị, đối xử không công bằng của cha mẹ đối với con cái đang xuất hiện không ít trong các gia đình Việt hiện nay. Ðiều này làm tổn thương đến tâm lý, sự phát triển của các con; đồng thời khiến cho mối quan hệ cha mẹ - con cái, anh chị em rơi vào xa cách, bất hòa.
Tâm sự của những ông bố có 2 con gái
Xã hội hiện đại nhưng quan niệm "Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô" vẫn chi phối nhiều gia đình.
Con 5 tuổi tăng động không biết nói, xét nghiệm phát hiện nguyên nhân không ngờ
Bé P.Q.H. (5 tuổi, Thanh Hóa), vận động và chơi đùa được nhưng không nói chuyện giao tiếp được, ngoài ra có biểu hiện tăng động giảm chú ý.
42/1000 phụ nữ sinh con ở tuổi vị thành niên
Tỷ suất sinh con ở vị thành niên (từ 15-19 tuổi) vẫn còn cao, trên toàn quốc là 42 trẻ sinh ra sống/1.000 phụ nữ, cao nhất ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (115) và Tây Nguyên (76), nơi tập trung đông các dân tộc thiểu số.