Lăng mộ Hoàng gia tại Gò Công Tiền Giang
(NSMT) - Lăng mộ Hoàng gia nổi tiếng ở Gò Công Tiền Giang là nơi thờ tự và lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, trong đó có ông Phạm Đăng Hưng là ông ngoại Vua Tự Đức, thân sinh bà Thái hậu Từ Dũ vợ vua Thiệu Trị.
Lăng Hoàng gia được xây dựng vào năm 1926, gồm lăng mộ và đền thờ ông Phạm Đăng Hưng. Vào cuối thế kỷ thứ 16, ông Phạm Đăng Long (cha ông Phạm Đăng Hưng) theo cha vào vùng Gò Công, là người giỏi Nho học, tinh thông phong thủy, địa lý vì vậy ông đã đi nhiều nơi tìm thế đất tốt để định cư, mong con cháu phát tích.
Lúc ông đến Gò Rùa (Sơn Quy), thấy thế đất rất đẹp nhưng toàn vùng Gò Công lúc bấy giờ không có chỗ nào đào được giếng có nước ngọt. Sau đó ông phát hiện ra mạch nước ngầm ở Gò Sơn Quy nên quy tập mồ mả 3 đời về đây và xây nhà ở gò đất này.

Nhà thờ vào thời xưa. Ảnh: thamhiemmekong.
Bên cạnh đó, ông Phạm Đăng Hưng là người thông minh, văn võ song toàn. Vua Minh Mạng rất khâm phục tài đức của Phạm Đăng Hưng nên đã kết thành thông gia hai lần với ông: gả công chúa cho Phạm Đăng Thuật (con trai Phạm Đăng Hưng) và phong tước Phò mã đô úy; cho thái tử Miên Tông (vua Thiệu Trị) kết duyên với con gái ông Phạm Đăng Hưng là Phạm Thị Hằng (bà Từ Dũ).

Nhà thờ ngày nay. Ảnh: thamhiemmekong.
Năm 1825, Phạm Đăng Hưng bị bệnh mất tại Huế nhằm ngày 14 tháng 6 âm lịch, được vua Minh Mạng thăng hàm "Vinh Lộc Đại Phu Trụ Quốc Hiệp Biên Đại Học Sĩ Thuỵ Trung Nhã" và đưa về an táng tại Sơn Quy.
Một năm sau khi ông mất tức năm 1826, triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng tại đây nhà thờ và lăng mộ dòng họ Phạm Đăng đúng theo kiến trúc phong thuỷ dành cho lăng tẩm vua quan lúc bấy giờ.
Nhà thờ và mộ Phạm Đăng Hưng là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn mang đậm phong cách truyền thống dân tộc qua các mảng chạm khắc trên mộ và trang trí bên trong nhà thờ bằng những điển tích rút ra từ “tứ linh, tứ quý” theo quan niệm phong thủy của người Á Đông.
Toàn bộ khu lăng mộ nằm trọn trong khuôn viên mát mẻ, có khá nhiều sứ đại cổ thụ, hoa lá cảnh vật bao bọc theo kiểu không gian nhà vườn xứ Huế.

Phạm Đăng Hưng là thân phụ của Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ (Từ Dụ). Ảnh: Internet.
Qua cổng tam quan rêu phong là một ngôi nhà thờ bề thế, để thờ những người trong dòng tộc Phạm Đăng. Tương truyền, công trình do trưởng nam của Phạm Đăng Hưng là ông Phạm Đăng Tá cho xây dựng năm 1888 thời vua Thành Thái và trùng tu năm 1921 thời vua Khải Định.
Hiện nay, ngôi nhà bao gồm một nhà thờ, nhà khách, nhà kho và công trình phụ. Mười trụ cột chính giữa, lớn nhất được thiết kế thành hai hàng song song như những đôi bàn tay khổng lồ vươn lên chống đỡ toàn bộ lăng. Những đường hoành, rui, mè đều được thiết kế sắc sảo, độc đáo, vững chắc bởi các loại gỗ nâu quý được vận chuyển từ Huế vào. Trong nhà thờ có một tấm bia gỗ sơn son thiếp vàng chép lại nội dung bia dựng trước mộ Phạm Đăng Hưng.
Đã có 13 người qua đời được xây lăng mộ tại đây trong khoảng thời gian từ năm 1811 đến đầu thế kỷ 20. Đặc biệt, trong đó có mộ của Phạm Đăng Hưng được xây dựng từ năm 1825, là một kiến trúc tâm điểm, độc đáo với diện tích hơn 800m², cách nhà thờ khoảng 500 m phía bên phải. Tương truyền, ông Hưng được chôn ở tư thế ngồi và trong quan ngoài quách.

Mộ phần Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng. Ảnh: Báo Vĩnh Long.
Mộ được xây dựng với kiểu kiến trúc hình bát giác mang dáng dấp của một chiếc mũ triều phục. Bốn trụ thấp cách điệu giữa búp sen và chiếc nón cùng biểu tượng đôi cá vượt vũ môn được đặt phía trước. Sau bức hoành phi là bốn con rồng ngự trị trên cao giương cặp mắt sáng quắc (hiện tại chỉ còn ba con, một con bên phải đã bị hư hỏng vì thời gian). Phía dưới là hình tượng ngũ lân (tượng trưng cho ngũ tước: công, hầu, bá, tử, nam; ngụ ý năm đời đều danh giá) khảm trai hình độc đáo (hiện con ba con đã bị hư hỏng nặng phần đầu và chân).
Hằng năm người dân nơi đây đều tổ chức giỗ hay còn gọi là cúng xóm. Dân địa phương, còn có cả những người nơi khác đến. Không khí rất náo nhiệt nhưng cũng rất trang nghiêm. Mọi người đến đây sẽ được tham quan thắp hương. Sau cùng là vây quần bên nhau, thưởng thức những món ăn độc đáo do chính bàn tay người dân nơi đây chế biến.
Ngày 2/12/1992, Bộ văn hóa truyền thống, Thể thao và Du lịch công nhận di tích Lăng Hoàng Gia là di tích cấp Quốc gia.
Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ vừa gửi văn bản đề nghị UBND quận Cái Răng chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc quận, tiến hành kiểm tra, xác minh, nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động du lịch đối với các ghe, tàu, bè đang hoạt động tại khu vực chợ nổi Cái Răng trong việc tuân thủ các quy định pháp luật hoạt động kinh doanh.
Phú Quốc là điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Mới đây, chuyên trang du lịch nổi tiếng Travel Off Path (Mỹ) đã công bố danh sách 5 điểm đến có sự phát triển du lịch nhanh nhất tại Đông Nam Á và đứng đầu danh sách này chính là đảo Phú Quốc. Các địa danh khác có mặt trong danh sách bao gồm Phuket và Bangkok (Thái Lan), Singapore (Singapore), cùng với Kuala Lumpur (Malaysia).
Tàu AIDAstella đưa hơn 2.000 du khách vào Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc
Sáng ngày 14/2, tàu AIDAstella (Italy) có trọng tải hơn 71.300 tấn đã đến cảng hành khách quốc tế Phú Quốc. Đây là chuyến tàu đưa du khách quốc tế đầu tiên đến Phú Quốc trong năm nay bằng đường biển. Trên tàu có 620 thủy thủ đoàn và 2.130 du khách đến từ các nước châu Âu.
Gần 40 chuyến bay quốc tế/ngày, Phú Quốc đông kín khách Tết Nguyên đán
Lần đầu tiên Phú Quốc đạt kỷ lục đón 38-39 chuyến bay quốc tế/ngày, với số chuyến bay từ Đài Loan tăng cao tới “đảo ngọc” đón Tết Nguyên đán. Hệ thống khách sạn, khu vui chơi, điểm du lịch tại đây ghi nhận lượng khách tăng đột biến.
Khai xuân đón Tết - Gắn kết yêu thương tại Cantho Eco Resort
(NSMT) - Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cantho Eco Resort, tại địa chỉ Km 7 - Quốc lộ 61c - Xã Nhơn Nghĩa, Huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ đưa vào hoạt động phim trường Tết Eco tái hiện không gian Tết truyền thống ở 3 miền.
Vì sao Phú Quốc được chọn làm điểm tổ chức APEC 2027?
Với sự bùng nổ mạnh mẽ cả về lượng khách lẫn tốc độ phát triển nhanh chóng vượt kỳ vọng của hệ thống cơ sở hạ tầng, Phú Quốc được lựa chọn làm điểm tổ chức Diễn đàn Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2027.
Đại tiệc countdown 2025 tại Kiên Giang hấp dẫn chờ đón du khách
(NSMT) - Đón năm mới 2025 và phục vụ du khách đến Kiên Giang vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, hàng loạt chương trình countdown 2025 đã sẵn sàng với nhiều trải nghiệm hấp dẫn, sôi động…