Lễ hội Oóc Om Bóc tôn vinh những nét đẹp, văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ
(NSMT) - Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức lễ khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo 2023 với chủ đề “Sóc Trăng – Khát vọng vươn xa” tại Quảng trường Bạch Đằng, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Đây là sự kiện văn hóa lớn nhất trong năm và cũng là hoạt động thường niên, từ lâu đã trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng mang bản sắc văn hóa đặc trưng của tỉnh Sóc Trăng. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đáp ứng được tâm tư nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh nói chung và đồng bào Khmer nói riêng.
Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng diễn ra từ ngày 20 - 27/11 với nhiều hoạt động nổi bật như Giải đua ghe Ngo; Lễ cúng trăng; Hội thi thả đèn nước (Lôi Protip); Liên hoan ẩm thực đường phố; Liên hoan tiếng hát truyền hình tiếng Khmer khu vực Nam Bộ; Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng, miền; Xác lập Tổ chức kỷ lục Việt Nam - VietKings Kỷ lục Việt Nam trao quyết định và bằng xác lập Kỷ lục Việt Nam bức tranh ghép chủ đề Cây lúa Sóc Trăng xưa và nay làm từ gạo ST25 lớn nhất Việt Nam.
Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng cho biết, từ nhiều năm nay, mỗi năm một lần, Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng dù được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh hay cấp khu vực thì vẫn luôn là hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào khmer Nam Bộ nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng, được đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh quan tâm và chờ đón. Với các hoạt động truyền thống mang nét đặc trưng văn hóa của đồng bào Khmer, đến với Lễ hội, nhân dân và du khách sẽ dự xem Lễ Cúng Trăng của đồng bào Khmer; ngắm nhìn những chiếc Đèn nước và ghe Cà Hâu lung linh, rực rỡ sắc màu trên dòng sông Maspero; hòa mình trong không khí sôi nổi, hào hứng của Giải Đua ghe Ngo - một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đã được Tổ chức Guinness Việt Nam công nhận Kỷ lục là môn thể thao “có số lượng ghe ngo và vận động viên đông nhất Việt Nam từ năm 2005 đến nay.
"Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 này, ngoài yêu cầu tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc khmer, thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc để cùng phát triển, tỉnh Sóc Trăng kỳ vọng những hoạt động trong khuôn khổ lễ hội lần này sẽ để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng quý đại biểu và du khách gần xa; thông qua giao lưu văn hóa, kết nối giao thương, kích cầu du lịch, để mọi người thêm hiểu, thêm yêu vùng đất, con người Sóc Trăng. Đồng thời cũng mong đợi các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ về với Sóc Trăng tìm kiếm cơ hội đầu tư, để cùng hợp tác và phát triển" Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh.
Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?
Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là truyền thống lâu đời của người Việt. Nhiều người thuê nhà đang phân vân liệu có phải thực hiện nghi lễ này hay không?
Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may
Việc dọn dẹp cuối năm cần phải vứt bỏ một số cây cảnh không tốt cho phong thủy gia đình, xua đuổi xui xẻo ra khỏi nhà.
Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều
Những điều cấm kỵ trong tháng 12 âm tuy có phần mê tín nhưng cũng thể hiện sự mong đợi, cầu phúc trong năm mới cũng như sự tôn trọng, kế thừa văn hóa truyền thống của người dân.
Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025
(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.
Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?
Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.