Văn hóa

Long An: Lễ kỷ niệm 160 năm chiến thắng Vàm Nhựt Tảo tại Khu Di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo

Thứ bảy, 11/12/2021, 14:38 PM

(NSMT) - UBND tỉnh Long An vừa trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 160 năm Chiến thắng Vàm Nhựt Tảo (10/12/1861 – 10/12/2021) tại Khu Di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo, xã Tân Bình, huyện Tân Trụ.

Đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 160 năm chiến thắng Vàm Nhựt Tảo. Ảnh Cổng TTĐT Long An.

Đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 160 năm chiến thắng Vàm Nhựt Tảo. Ảnh Cổng TTĐT Long An.

Phát biểu ôn lại lịch sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Phạm Tấn Hòa nhấn mạnh, Vàm Nhựt Tảo nằm ở nơi giao hội giữa sông Vàm Cỏ Đông và sông Nhựt Tảo, thuộc xã Tân Bình, huyện Tân Trụ; đây là nơi ghi dấu chiến công vang dội của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trong trận đánh đốt chìm tàu L'Espérance (đọc là Ét – pê – răn) của Pháp.

Đại biểu dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ảnh Cổng TTĐT Long An.

Đại biểu dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ảnh Cổng TTĐT Long An.

Ngày 10/12/1861, sau khi bố trí xong lực lượng phục kích trên bờ, 5 chiếc ghe chở Nguyễn Trung Trực cùng 59 nghĩa quân giả làm đoàn ghe buôn lúa tiến sát tiểu hạm L'Espérance, dùng kế nghi binh, nghĩa quân từ các ghe nhảy lên đánh lính thủy Pháp.

Đền tưởng niệm Nguyễn Trung Trực ở tỉnh Long An, nằm trong cụm công trình văn hóa Vàm Nhựt Tảo tại huyện Tân Trụ. Ảnh Báo Long An.

Đền tưởng niệm Nguyễn Trung Trực ở tỉnh Long An, nằm trong cụm công trình văn hóa Vàm Nhựt Tảo tại huyện Tân Trụ. Ảnh Báo Long An.

Hai bên bờ, các nghĩa quân cũng nhanh chóng đến tiếp chiến. Nguyễn Trung Trực cho phóng lửa đốt cháy tàu, đánh chìm xuống lòng sông Nhựt Tảo.

Kỷ niệm 160 năm chiến thắng Vàm Nhựt Tảo (10/12/1861 – 10/12/2021) được tổ chức trang trọng nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc; bồi dưỡng và phát huy tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự cường dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, còn có tên là Chơn, sinh năm 1838 tại xóm Nghề, thôn Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Ông là người giỏi võ nghệ, khiêm nhường lại có lòng căm thù giặc sâu sắc. Khi giặc Pháp từng bước xâm chiếm Nam kỳ, Nguyễn Trung Trực về đầu quân cho Trương Định.

Khi chiến tranh Tây Sơn nổ ra, gia đình ông Nguyễn Văn Đạo (ông nội của Nguyễn Văn Lịch) chạy giặc vào Nam định cư tại thôn Bình Nhựt, tổng Bình Cách, huyện Thuận An, Phủ Tân Bình, trấn Phiên An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và sinh sống bằng nghề chài lưới vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông.

Trước khi hy sinh, Nguyễn Trung Trực đã để lại một lời nói bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, nước Nam mới hết người đánh Tây”.

Thảo Nguyên (T/H)  
Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama - Tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama - Tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

(NSMT) – Đến với Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, du khách sẽ cảm thấy hùng tráng, kỳ vĩ và đầy cảm xúc tự hào khi đứng trước bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ đang được trưng bày tại đây. Bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu, bố cục hình tròn, dài 132m, cao 20,5m, đường kính 42m; tổng diện tích là 3.225m².

Sinh viên cần cảnh giác các hội nhóm tụ tập đua xe

Sinh viên cần cảnh giác các hội nhóm tụ tập đua xe

(NSMT) - Trong bối cảnh tình hình giao thông ngày càng phức tạp, việc nâng cao nhận thức và kỹ năng lái xe an toàn cho thế hệ trẻ là hết sức cần thiết. Nhận thức được điều này, Ban An toàn Giao thông (ATGT) TP Cần Thơ đã phối hợp cùng Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức chuyên đề về an toàn giao thông dành riêng cho sinh viên vào ngày 03/5.

Quân khu 9 khai mạc triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh”

Quân khu 9 khai mạc triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh”

(NSMT) – Ngày 3/5, tại Bảo tàng Quân khu 9, Cục Chính trị Quân khu 9 tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5/2024). Triển lãm mở cửa phục vụ khách tham quan từ ngày 03/5 đến hết tháng 6 năm 2024.

Vĩnh Long: Khai mạc Hội thi Tuyên truyền lưu động năm 2024

Vĩnh Long: Khai mạc Hội thi Tuyên truyền lưu động năm 2024

(NSMT) - Tối 2/5, tại huyện Vũng Liêm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức khai mạc Hội thi Tuyên truyền lưu động tỉnh Vĩnh Long năm 2024. Hội thi diễn ra từ ngày 2/5 đến ngày 5/5 tại huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Thị xã Bình Minh và TP. Vĩnh Long.

8 dấu hiệu lừa dối trong một mối quan hệ

8 dấu hiệu lừa dối trong một mối quan hệ

Các mối quan hệ được xây dựng trên sự tin tưởng nhưng đôi khi niềm tin đó có thể bị phản bội gây tổn thương nghiêm trọng tới đối phương.

Tự hào mang tên “Chống Mỹ”

Tự hào mang tên “Chống Mỹ”

Để góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bên cạnh những cống hiến, hy sinh xương máu của đồng bào, chiến sĩ, còn có những địa danh gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Ðất nước thống nhất gần nửa thế kỉ, nhưng địa danh “Chống Mỹ” vẫn còn đó như để nhắc nhở các thế hệ con cháu về những ngày tháng chiến đấu hào hùng của cha ông. Qua đó, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng cho các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Từ đó, ra sức thi đua, phấn đấu học tập, lao động, góp phần xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp. Trong đó, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời tự hào có kinh “Chống Mỹ”, ấp “Chống Mỹ”, là một trong những địa danh đi cùng năm tháng với lịch sử dân tộc.

Nói với nhau...

Nói với nhau...

(NSMT) - Trong đời sống hôn nhân, giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng, bởi không chỉ gắn kết tình cảm mà còn giúp vợ chồng hiểu nhau hơn. Dù bận rộn, mỗi bên cần dành thời gian trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ, cùng điều chỉnh bản thân cho thêm hòa hợp với bạn đời. Đừng để vì lý do nào đó mà vợ chồng rơi vào tình trạng mất kết nối, “nghẽn mạch” trong giao tiếp, sẽ dễ phát sinh hiểu lầm, rạn nứt tình cảm gia đình.