Văn hóa

Long An: Sinh con “một bề” là gái vẫn tràn đầy hạnh phúc

Thứ sáu, 09/07/2021, 18:29 PM

Ngày nay, quan niệm sinh con trai để “nối dõi tông đường” không còn phù hợp với xã hội hiện đại, bởi nhiều gia đình sinh con “một bề” là gái vẫn tràn đầy hạnh phúc.

DSCF8539

Vợ chồng anh Trần Ngọc Nguyện và chị Đỗ Thị Kiều Chung sinh con một bề là gái vẫn tràn đầy hạnh phúc. Ảnh tư liệu

Mỗi khi nhắc đến gia đình anh Trần Ngọc Nguyện và chị Đỗ Thị Kiều Chung, (ngụ ấp Nguyễn Khỏe, xã Hậu Thạnh Tây, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An) nhiều gia đình ở xung quanh cảm thấy ngưỡng mộ. Làm sao không ngưỡng mộ được khi vợ chồng anh chị có 2 cô con gái xinh đẹp, hiếu thảo lại chăm ngoan, học giỏi.

Chị Đỗ Thị Kiều Chung cho biết: “Từ nhỏ, năm học nào 2 đứa con tôi cũng nhận giấy khen của trường. Giờ đây, cô chị là Trần Thị Kiều Trinh chuẩn bị tốt nghiệp đại học, còn cô em vừa thi tốt nghiệp THPT xong. Vợ chồng tôi luôn quan niệm “con nào cũng là con”, không nhất thiết phải là con trai, miễn sao mình có đủ thời gian, điều kiện để chăm sóc chúng khôn lớn, thành đạt. Bởi, con gái cũng có thể thành đạt, có hiếu với cha mẹ như con trai”.

Với tư tưởng đó, những năm qua, vợ chồng anh Nguyện, chị Chung bỏ ngoài tai sự gièm pha của người khác, nỗ lực chăm sóc chu đáo 2 cô con gái của mình. Anh Nguyện nói: “Hai cô con gái của tôi rất tâm lý, đến sinh nhật hay lễ, tết đều dành dụm tiền chi tiêu mua quà tặng cha, mẹ. Những phần quà tuy giá trị về vật chất không lớn nhưng vợ chồng tôi vui và hãnh diện lắm! Hơn hết, hai cô con gái còn biết phụ giúp mẹ buôn bán, cha làm ruộng, không nề hà việc nặng nhọc. Cuộc sống gia đình tôi được vậy là hạnh phúc rồi, không mong gì hơn”.

Nhìn nét mặt luôn rạng rỡ, hạnh phúc của vợ chồng anh Nguyện, chị Chung khi nhắc đến 2 cô con gái xinh đẹp, chăm ngoan, học giỏi càng minh chứng thuyết phục cho một gia đình sinh con một bề là gái vẫn hạnh phúc tràn đầy. Em Trần Thị Kiều Trinh (con gái anh Nguyện, chị Chung) tự hào nói: “Em rất may mắn khi sinh ra và lớn lên trong gia đình hạnh phúc, có cha mẹ hết lòng thương yêu, đùm bọc, không có quan niệm trọng nam, khinh nữ. Nhiều lúc thấy 2 bên ông bà muốn mẹ sinh thêm nhưng cha em nhất quyết không cho, vì với cha, chỉ cần con cái hiếu thảo, chăm ngoan thì trai hay gái cũng không quan trọng”.

Trái hẳn với quan niệm của nhiều người là “gia đình càng đông càng vui” hay phải sinh con trai để “nối dõi tông đường”, vợ chồng anh Phan Phương Bình và chị Nguyễn Ngọc Phon, ngụ xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, có 2 cô con gái nhưng vẫn không có ý định sinh thêm con trai.

Anh Bình vui vẻ nói: “Ngày xưa, ông bà ta thường nói “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, câu nói này bao đời đã gián tiếp làm khổ không ít phụ nữ và lung lay hạnh phúc nhiều gia đình. Riêng gia đình tôi cũng có nhiều người nói ra, nói vào rằng phải kiếm thằng con trai nối dõi, nhưng tôi không nghĩ thế. Đôi lúc, bạn bè cũng chọc vui vợ chồng tôi chỉ có thể làm “ông, bà ngoại”, mình cũng chạnh lòng, nhưng rồi nghĩ lại, sinh con nhiều mà không lo cho con được đầy đủ, không học hành đến nơi, đến chốn thì càng khổ mình, khổ con. Từ đó, vợ chồng tôi luôn động viên nhau con cái là cơ duyên trời cho, đứa con nào cũng quý, cũng thương, chẳng cần phải có con trai “nối dõi”, quan trọng là biết dạy con nên người. Con học giỏi, chăm ngoan, vợ chồng đồng thuận thì đây là niềm vui, hạnh phúc của mình rồi”.

Từ câu chuyện hạnh phúc của gia đình anh Nguyện, chị Chung hay gia đình anh Bình, chị Phon khi sinh con một bề là gái, có thể thấy rằng, không phải sinh con trai mới xây dựng được gia đình hạnh phúc, mà “chìa khóa” xây dựng gia đình hạnh phúc chính là sự yêu thương, chia sẻ, giáo dục các con trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Theo Lê Ngọc (Báo Long An)

https://baolongan.vn/sinh-con-mot-be-la-gai-van-tran-day-hanh-phuc-a117352.html

Chuyện về người thương binh “tàn nhưng không phế” ở Cà Mau

Chuyện về người thương binh “tàn nhưng không phế” ở Cà Mau

(NSMT) - Thương binh hạng 2/4 Nguyễn Văn Chà, sinh năm 1963, ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, luôn giữ được phẩm chất của người lính bộ đội Cụ Hồ "tàn nhưng không phế”, tích cực phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng và có nhiều đóng góp tích cực cho quê hương.

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.

Halloween ở các quốc gia trên thế giới diễn ra như thế nào?

Halloween ở các quốc gia trên thế giới diễn ra như thế nào?

Ở mỗi quốc gia, Halloween lại có một phiên bản khác biệt thể hiện bản sắc văn hóa và những phong tục độc đáo làm tăng thêm sự phong phú cho ngày lễ này.

Nỗi khổ tâm của người chồng gặp chuyện

Nỗi khổ tâm của người chồng gặp chuyện "khó nói"

Người đàn ông từng có một cuộc hôn nhân đổ vỡ đang đứng trước lo sợ về cuộc hôn nhân hiện tại do chuyện "khó nói".

Nêu gương sáng cho con

Nêu gương sáng cho con

Những năm đầu đời, trẻ có khả năng học hỏi rất nhanh. Trẻ thường xuyên tiếp xúc với ba mẹ và có khả năng bắt chước những biểu hiện, lời nói, cử chỉ, thậm chí là cảm xúc tích cực và tiêu cực từ ba mẹ. Do vậy, tính cách của con trẻ phần lớn phụ thuộc vào sự dạy bảo, rèn giũa của cha mẹ. Có rất nhiều phương pháp giáo dục trẻ nhỏ và một trong những phương pháp tốt là sự gương mẫu của đấng sinh thành.

5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó

5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó

Những thói quen xấu của trẻ nếu không được chỉnh sửa, uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ có thể hủy hoại tương lai của trẻ, cản trở khả năng giao tiếp và các mối quan hệ xã hội.

Thí sinh Phan Lê Kim Ngọc gây ấn tượng với trang phục “Cầu Cần Thơ” trên sân khấu Hoa hậu Quốc gia Việt Nam

Thí sinh Phan Lê Kim Ngọc gây ấn tượng với trang phục “Cầu Cần Thơ” trên sân khấu Hoa hậu Quốc gia Việt Nam

(NSMT) - Tối 26/10 tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra đêm thi Trang phục Văn hóa Dân tộc trong khuôn khổ cuộc thi Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024. Thí sinh Phan Lê Kim Ngọc (SBD - 651), cô gái đến từ vùng đất Tây Đô gây ấn tượng mạnh với thiết kế tái hiện lại hình ảnh cầu Cần Thơ của nhà thiết kế Huỳnh Hoài Thương.