Phong cách sống

“Má Mai”

Thứ hai, 27/11/2023, 09:25 AM

“Má Mai” là cách mà nhiều người trẻ ở phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, vẫn quen gọi thân thương cô Phan Thị Tuyết Mai, Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường. Họ gọi “Má Mai” không chỉ vì sự thân thiện, lối sống tình cảm mà còn vì trân trọng những cống hiến của cô trong suốt gần nửa thế kỷ công tác.

Cứ đến Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7) hằng năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Long Tuyền lại cùng chung tay nấu “Mâm cơm tri ân” tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ đang an nghỉ ở Nghĩa trang Liệt sĩ Long Tuyền. Năm nào cũng vậy, cô Mai luôn là chủ công ở khâu chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế và cùng bà con nấu thức ăn.

“Má Mai” đang cùng bà con chuẩn bị “Mâm cơm tri ân” vào dịp 27-7 năm 2023. Ảnh: DUY KHÔI

“Má Mai” đang cùng bà con chuẩn bị “Mâm cơm tri ân” vào dịp 27-7 năm 2023. Ảnh: DUY KHÔI

Chiều 26-7-2023, chúng tôi có dịp chứng kiến cảnh cô Mai cùng bà con nấu thức ăn chuẩn bị cho “Mâm cơm tri ân”. Cô Mai xông xáo trong mọi việc lúc nào cũng vui vẻ, nói cười xởi lởi với mọi người. Các bạn trẻ phụ bếp thì cứ í ới gọi “Má Mai”, người hỏi cắt tỉa rau củ vầy được chưa, người hỏi chén đũa để ở đâu, người kêu chỉ để đùa với “Má Mai” cho vui.

Các bạn nói rằng: “Ở đâu có “Má Mai” thì ở đó có tiếng cười”, bởi cô Mai là người vui tính, niềm nở, hòa đồng với mọi người, nhất là rất xông xáo với công tác địa phương. Cô Mai thì chia sẻ: “Nấu “Mâm cơm tri ân” tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ là việc làm đầy ý nghĩa. Cô cùng bà con làm cho mọi việc tròn đầy nhất, mấy đứa nhỏ thấy còn học hỏi, mai mốt tiếp nối”.

Cô Mai năm nay đã 67 tuổi, có thâm niên gần nửa thế kỷ công tác, trải qua nhiều công việc như công tác Đoàn, Xã Đội Trưởng, Chủ tịch Hội LHPN phường, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường và nay là Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường. Ở vị trí công tác nào, dấu ấn của “Má Mai” đều rất rõ nét.

Là Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường, cô Mai xác định việc chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi là nhiệm vụ then chốt nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống cũng như phát huy trí tuệ, kinh nghiệm của người cao tuổi cho sự phát triển của địa phương. Do đó, cô luôn nghiên cứu kỹ các chủ trương, chính sách đối với người cao tuổi, thường xuyên tham mưu triển khai thực hiện tốt các công tác. Đặc biệt, cô Mai luôn sâu sát với cơ sở, nắm bắt rất sát tình hình sức khỏe, hoàn cảnh kinh tế của hội viên, người cao tuổi trên địa bàn. Cô am hiểu từng cảnh đời, thấu hiểu từng hoàn cảnh và luôn tìm nhiều cách để chăm sóc, giúp đỡ họ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tuổi xế chiều, vợ chồng bà Trần Thị Ba và ông Nguyễn Văn Đáng, ở khu vực Bình Dương B, phường Long Tuyền, gặp nhiều khó khăn. Cuộc sống ông bà chủ yếu nhờ vào chế độ bảo trợ xã hội dành cho người cao tuổi. Nhiều năm qua, gia đình bà Ba được Hội Người cao tuổi phường, đặc biệt là cô Mai, quan tâm hỗ trợ gạo và nhu yếu phẩm hằng tháng.

Bà Trần Thị Ba xúc động: “Vợ chồng tôi được cán bộ Hội Người cao tuổi phường, trong đó có cô Mai, thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ. Vợ chồng tôi cảm thấy vui lắm”.

Hơn 5 năm làm Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường, ngoài tổ chức các hoạt động nhằm liên kết, thắt chặt người cao tuổi ở địa phương, đưa phong trào hội phát triển, cô Mai còn đỡ đầu thường xuyên cho hàng chục cụ có hoàn cảnh khó khăn, tặng tiền, gạo và nhu yếu phẩm thường xuyên. Ngoài ra, cô Mai còn vận động đóng góp kinh phí và tham gia tất cả phong trào ở địa phương, tổng kinh phí vận động bình quân mỗi năm trên 500 triệu đồng.

Cô Mai cho biết: “Muốn làm tốt công tác hội thì phải biết lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người cao tuổi để kịp thời động viên, chia sẻ với họ. Tôi luôn nhắc nhở các chi hội quan tâm đến hội viên, nhất là kịp thời thăm hỏi, động viên khi có hội viên ốm đau, hoạn nạn, khó khăn và tổ chức mừng thọ chu đáo, để người cao tuổi thực sự thấy mình sống vui, khỏe, có ích”.

Cô Mai cũng quan tâm phát huy vai trò người cao tuổi, vận động hội viên thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Tuổi cao, gương sáng”, “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”... Trong đó, cô Mai luôn tiên phong, đi đầu, từ chuyện chỉnh trang đô thị, công tác an sinh xã hội ở địa phương đến xây dựng gia đình văn hóa... Nhờ vậy mà hội viên, người cao tuổi rất tín nhiệm và yêu quý cô Mai.

Ông Võ Thanh Thống, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, cho biết: “Cô Mai luôn nhiệt tình, năng động. Tất cả những công việc của Đảng ủy và phường giao, cô và Hội Người cao tuổi phường đều hoàn thành xuất sắc. Việc làm của cô đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt là với những người trẻ như chúng tôi, để cùng chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu, đẹp”.

Theo Bảo Hân/ Báo Cần Thơ

Xem bài viết gốc tại đây

Đi du lịch để... sống ảo và

Đi du lịch để... sống ảo và "cúng" Face

Đi du lịch 4 ngày 3 đêm mà chị mang tới 2 chiếc valy cỡ lớn chỉ để đựng váy và giày. Hôm đến bãi đá, vì diện giày cao gót mải mê chụp ảnh mà chị suýt ngã sấp mặt nếu anh không đỡ kịp. Đi du lịch nước ngoài chị chỉ chăm chú chụp thật nhiều ảnh, về nhà gom lại thành một kho dữ liệu để sống ảo, cúng face dần.

“Chữa lành” hay đu trend để

“Chữa lành” hay đu trend để "rách nát" hơn?

Chữa lành hiện nay như là một trào lưu sống được các bạn trẻ, người đi làm tìm tới để thanh lọc tâm hồn, xoa dịu cơ thể. Thế nhưng, chữa lành không đúng lại có thể gây hại.

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

(NSMT) - Ngày 14/4 (nhằm 06/3 âm lịch), Phân ban Ni giới Phật giáo TP.Cần Thơ đã tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền).

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Việc cho người khác một con cá có thể nuôi sống họ trong một ngày, nhưng dạy họ kỹ năng bắt cá có thể nuôi sống họ suốt đời.

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

(NSMT) - Theo thông tin từ gia đình, Nhà giáo Nhân dân Lâm És, Nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng, Nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng đã từ trần vào lúc 14 giờ ngày 05/4/2024, hưởng thọ 84 tuổi. Nhà giáo Lâm És (sinh năm 1940) sinh ra trong một gia đình nông dân Khmer, ở ấp Trà Tép, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng).

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Sống một mình ngày càng trở thành xu hướng nhưng làm thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống mà không gây nhàm chán, tốn nhiều chi phí?

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Tục ngữ có câu: “Không có gỗ thì không đỡ được nhà, không có hàng xóm thì không thể sống tốt”. Nếu hàng xóm mà không biết giúp đỡ nhau, chỉ nghĩ đến bản thân mình, giữa họ sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn.