Mâm ngũ quả ngày Tết miền Tây
(NSMT) - Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người dân ĐBSCL. Mỗi loại quả khi bày trên ban thờ đều có ý nghĩa riêng, thể hiện những ước nguyện của gia chủ trong năm mới đến.
Theo ông bà xưa, mâm ngũ quả đã có từ rất lâu đời cũng không thể nào kể rõ nhưng cho đến nay đã trở thành nét văn hóa độc đáo ăn sâu vào tiềm thức, máu thịt của người dân Việt Nam ta. Ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) trong văn hóa Đông Phương mang ý nghĩa vạn vật dung hòa cùng trời đất hay còn nói "Ngũ phúc".
Mâm ngũ quả luôn có mặt trong mọi gia đình Việt Nam trong ngày Tết nguyên đán, được bày biện tỉ mỉ dâng lên bàn thờ gia tiên cúng ông bà dù nhà giàu hay khó vẫn sẽ cố gắng có được mâm quả trọn vẹn.
Thế nhưng văn hóa vùng miền tạo nên nét riêng trong cách lựa chọn loại trái cây và bày trí mâm ngũ quả. Một điều đặc biệt chính là mâm ngũ quả của người miền Tây, ai nghe cũng thấy thú vị và dễ dàng hình dung ra mâm quả đầy đặn nhiều ý nghĩa.
Mâm ngũ quả miền Tây không có nhiều màu sắc như nơi khác nhưng ít nhất vẫn là 5 loại trái cây chính gồm mãng cầu xiêm, dừa xiêm, đu đủ, xoài, sung từ trong vườn nhà do chính tay bà con chăm bón. Ấn tượng từ câu nói rút gọn của người địa phương, bằng giọng nói địa phương nhưng mang đủ ý nghĩa hy vọng về một năm mới sung túc, vẹn toàn hạnh phúc “cầu- dừa- đủ- xài- sung”.
Bà con luôn mong muốn sang năm mới mọi thứ đều thuận lợi, cầu được ước thấy, dừa nói theo tiếng địa phương cũng như “vừa” thể hiện ý niệm tất cả đều vừa vặn không thiếu thốn. Đủ (đu đủ) để mong đầy đủ trọn vẹn, xoài còn hay nói “xài” muốn đủ ăn đủ xài cả năm và sung là mong cầu gia đình sung túc, vui vẻ, đầm ấm.
Ngày nay kinh tế xã hội phát triển, mâm ngũ quả cũng không còn giới hạn đơn điệu như thời ông bà trong 5 loại quả đó nữa, có thể thêm vào trái Phật thủ, trái dư hay trái khóm (thơm),… Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình mà mỗi nhà có thể bày trí mâm ngũ quả đa dạng khác nhau.
Trái Phật thủ là loại trái thuộc họ bưởi, cam nhưng không tròn hay tách múi như vậy, hình dáng vô cùng đặc biệt với những nhánh xòe ra như bàn tay Phật tượng trưng cho sự che chở an lành của Đức Phật. Trái dư chín vàng với những phần dư nhô ra xung quanh gần cuống trái hy vọng về sự dư dả trong cuộc sống năm mới, dù là loại trái không thể ăn nhưng vẫn được bày mâm quả bởi niềm hy vọng được bà con gửi gắm thông qua cái tên gọi đặc biệt này.
Hơn nữa, khi bày các loại trái được đem bày mâm ngũ quả sẽ không rửa qua nước mà chỉ nhẹ nhàng lau bằng khăn ẩm hoặc khăn khô cho sạch da để có thể giữ lâu không hư hao.
Trên bàn thờ ngày Tết của người miền Tây, ở 2 bên mâm ngũ quả còn là cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng gợi lên sự may mắn cả năm. Có nhiều người sẽ thay cặp dưa hấu bằng cặp bưởi da xanh cũng hình tròn tượng trưng cho trời, mong muốn năm mới trọn vẹn. Ngoài ra có gia đình còn đổi thành cặp trái dừa xiêm no nước đặt mong cầu năm mới vừa vặn đủ đầy, cuộc sống không thiếu thốn.
Độc đáo nằm ở sự sáng tạo của bà con, dưa hấu, bưởi hay dừa trưng bàn thờ đều có thể được viết thư pháp hay rắc kim tuyến vàng óng theo chữ như “Phúc”, “Lộc”, “Thọ” hay "vạn sự- như ý",… tạo nên sự điểm nổi bật cho mâm quả.
Mâm ngũ quả có lẽ sẽ là nét văn hóa dân tộc độc đáo được gìn giữ và lưu truyền cho đến mãi sau này, các thế hệ con cháu không ai có thể lãng quên vì thấy mâm ngũ quả là thấy Tết đến, tràn ngập sắc xuân.
Lên cơn đau tim khi dạy con ôn thi vào THPT
Một người đàn ông Trung Quốc đã quá tức giận khi đang kèm cặp con trai làm bài tập về nhà đến nỗi lên cơn đau tim và suýt mất mạng.
Con nhà lính
Là con nhà lính, chơi đánh trận giả, tôi luôn phải dũng cảm và… hy sinh trên tuyến đầu lửa đạn. Là con nhà lính, tuổi thơ tôi sống trong gia đình mà như doanh trại.
Cùng nhau vượt khó
(NSMT) - Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thuận lợi mà có những “khúc quanh” đột ngột như mất việc làm, ốm đau… Ðiều quan trọng, người trong cuộc đừng bi quan mà hãy suy nghĩ tích cực, tìm cách vượt qua nghịch cảnh. Sẽ đáng quý hơn nếu như trong lúc thắt ngặt, thất bại, có sự chung tay trợ giúp của gia đình.
Hạnh phúc hơn khi sinh đủ 2 con
Nhiều hộ dân tộc Khmer ở TP Cần Thơ thực hiện tốt thông điệp của ngành dân số thành phố “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con”. Dẫu có lúc khó khăn về kinh tế nhưng các cặp vợ chồng đều cùng nhau vượt qua để xây dựng gia đình tiêu biểu, hạnh phúc.
Vì sao trẻ nói dối cha mẹ, cần làm gì khi phát hiện?
Các bậc làm cha mẹ không ai muốn con mình nói dối. Tuy nhiên, về mặt khoa học, đôi khi việc nói dối thể hiện sự phát triển về não bộ, nhận thức và hành vi của trẻ.
Người trẻ lan toả văn hoá, võ thuật Việt Nam tại chung kết “Khơi nguồn võ Việt”
(NSMT) - Ngày 16/12, đại diện Tập đoàn FPT cho biết vừa tổ chức thành công Vòng chung kết giải thi đấu Vovinam - FPT EDU Khơi Nguồn Võ Việt năm 2024. Tham dự giải có 355 học sinh, sinh viên FPT tranh tài ở 29 nội dung thi đấu Vovinam được tổ chức tại TP. Cần Thơ.
Cần Thơ: Hơn 100 thiếu nhi tham gia Liên hoan “Đờn ca tài tử” nhí khu vực Tây Nam Bộ
(NSMT) - Tối 14/12, Nhà Văn hóa thiếu nhi quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ tổ chức khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử nhí khu vực Tây Nam Bộ mở rộng năm 2024 với chủ đề “Vang mãi Tiếng tơ đồng”.