Nếp nhà

Mang yêu thương đến với trẻ em mồ côi vì Covid-19

Thứ tư, 23/02/2022, 09:59 AM

Cuối tháng 4-2021, làn sóng dịch Covid-19 thứ tư ập đến và gây ra những hậu quả thảm khốc khó tưởng tượng nổi trên phạm vi cả nước. Hàng chục ngàn người không qua khỏi, nhiều gia đình trở thành những mái ấm không trọn vẹn, hàng ngàn trẻ mồ côi, trong đó có không ít trẻ nhỏ đang tuổi ăn, tuổi học phải thay cha mẹ chăm sóc gia đình.

Đại diện Tỉnh đoàn tặng quà tết cho gia đình em Lâm Quốc Hưng, ngụ ấp Mỹ Đức, xã Bình Phú, TP. Bến Tre.

Đại diện Tỉnh đoàn tặng quà tết cho gia đình em Lâm Quốc Hưng, ngụ ấp Mỹ Đức, xã Bình Phú, TP. Bến Tre.

“Bi kịch” mang tên Covid-19

Là một trong những hoàn cảnh mồ côi do Covid-19 trên địa bàn tỉnh, hai chị em Lâm Phương Chi (sinh năm 2004) và Lâm Quốc Hưng (sinh năm 2006), ngụ ấp Mỹ Đức, xã Bình Phú, TP. Bến Tre rất cần được chia sẻ từ cộng đồng.

Bi kịch mang tên Covid-19 ập đến quá nhanh với gia đình. Ba các em - anh Lâm Trí Nhã đã mãi mãi ra đi sau thời gian chống chọi với Covid-19 hồi tháng 9-2021, để lại hai em đang còn tuổi ăn tuổi học, giờ đây chỉ còn biết nương tựa vào ông bà nội già yếu.

Hoàn cảnh gia đình anh Lâm Trí Nhã vốn rất khó khăn. Bản thân anh Nhã đã ly dị vợ nên anh là lao động chính trong gia đình. Anh xa các con đến TP. Hồ Chí Minh làm việc tại một công ty vải với mong muốn có thêm thu nhập để các con được tiếp tục đến trường và lo cho ba mẹ đã già yếu. Sự ra đi của anh là mất mát quá sức chịu đựng với 2 con. Tổn thương này không gì có thể bù đắp được.

  Đã hơn 4 tháng kể từ khi anh Nhã ra đi, mỗi lần thắp hương cho ba, Lâm Phương Chi vẫn không nén được xúc động. Chi nghẹn ngào: “Không có nỗi đau nào bằng nỗi đau mất người thân, mất cha, mất mẹ. Đợt dịch vừa qua, ba em bị mắc Covid-19 và đã không qua khỏi. Sự mất mát này thật khó vượt qua nhưng 2 chị em tự nhủ sẽ sống thật tốt để ba em yên lòng. Hai chị em nương tựa nhau, cố gắng học tốt để sau này tìm được việc làm ổn định, làm người có ích cho xã hội. Em mong dịch bệnh mau kết thúc để không có gia đình nào phải mất người thân như hai chị em em nữa”.

Xoa dịu nỗi đau

Cùng với các địa phương trong cả nước, Bến Tre đã lập danh sách các em mồ côi do dịch Covid-19 cần được hỗ trợ. Tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa như: thăm hỏi, động viên, hỗ trợ và liên hệ các nhà tài trợ, vận động hỗ trợ vật chất, phương tiện, dụng cụ học tập cho các em. Những món quà được trao đi không chỉ giúp xoa dịu phần nào nỗi đau mất mát mà còn là bài học lớn về lòng nhân ái, đùm bọc nhau trong khó khăn.

Nhằm tập trung hỗ trợ an sinh xã hội, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do tác động của dịch Covid-19, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Bến Tre đã triển khai, thực hiện Chương trình “Mẹ đỡ đầu”, qua đó nhận hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, đặc biệt trẻ mồ côi do đại dịch Covid-19.

Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Bến Tre Nguyễn Thị Thùy Dương cho biết: Cuối năm 2021, Trung ương Hội triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu” để giúp đỡ trẻ em mồ côi do dịch Covid-19, trẻ em mồ côi khó khăn do dịch bệnh. Trẻ em mồ côi trên địa bàn được hội khảo sát, lập danh sách và xem xét từng hoàn cảnh để kêu gọi các cấp hội, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu đột xuất hoặc lâu dài. Đến nay đảm bảo 100% trẻ em khó khăn, mồ côi được các cấp hội lên kế hoạch đỡ đầu.

Sự chung tay vào cuộc của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương và cộng đồng xã hội đã một lần nữa khẳng định, mỗi khi đất nước khó khăn, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tinh thần đoàn kết, yêu thương sẻ chia của dân tộc lại được thổi bùng lên và tình nhân ái được lan tỏa mạnh mẽ.

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thanh Hùng cho biết: Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, tỉnh có 65 trẻ em có cha hoặc mẹ tử vong do dịch Covid-19. Nỗi đau mất cha, mẹ đối với các em là quá lớn, không thể bù đắp được. Đặc biệt, trẻ em sống trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, khi mất đi trụ cột gia đình thì cuộc sống bấp bênh, tương lai phải đối mặt với nhiều thử thách, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và tinh thần của trẻ.

Câu chuyện 2 chị em Lâm Phương Chi, Lâm Quốc Hưng chỉ là một trong số rất nhiều em nhỏ mồ côi do đại dịch Covid-19 gây ra. Dịch bệnh có thể sẽ qua đi, nhưng nỗi đau mất người thân thì sẽ còn đeo đẳng mãi, đặc biệt là trẻ mồ côi. Có lẽ không vật chất nào, không tình cảm nào là đủ để bù đắp được cho các em, những tổn thương, sự trống vắng khi mất đi cha mẹ, nhưng sự hỗ trợ kịp thời của cộng đồng, xã hội sẽ là động lực để các em vượt qua hoàn cảnh, viết tiếp cuộc đời.

 “Trong thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn các huyện, thành phố rà soát, cập nhật thông tin về hoàn cảnh gia đình của từng trẻ để có chính sách hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện cho gia đình chăm sóc tốt trẻ em. Hiện tại, các em đều được gia đình, người thân chăm sóc rất chu đáo. Bên cạnh đó, từ nguồn kinh phí Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam đã hỗ trợ mỗi trẻ 5 triệu đồng. Bên cạnh các chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương, nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân triển khai nhiều việc làm thiết thực hỗ trợ các em vượt qua mất mát bằng sự chăm sóc rất tận tình từ cộng đồng”.

 (Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thanh Hùng)

Bài, ảnh: Phương Thảo

Link bài gốc tại Báo Đồng Khởi

“Đồng vợ, đồng chồng...”

“Đồng vợ, đồng chồng...”

(NSMT) - Ðể xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có sự vun đắp, phối hợp ăn ý của các thành viên trong nhà. Ði làm kiếm tiền, tạo dựng kinh tế hay ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái… đều quan trọng như nhau. Nhiều cặp vợ chồng thấu hiểu vai trò của bạn đời nên cư xử khéo léo, trân trọng, song cũng không ít trường hợp xem nhẹ “người ở nhà”, dẫn đến sứt mẻ tình cảm…

Nói với nhau...

Nói với nhau...

(NSMT) - Trong đời sống hôn nhân, giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng, bởi không chỉ gắn kết tình cảm mà còn giúp vợ chồng hiểu nhau hơn. Dù bận rộn, mỗi bên cần dành thời gian trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ, cùng điều chỉnh bản thân cho thêm hòa hợp với bạn đời. Đừng để vì lý do nào đó mà vợ chồng rơi vào tình trạng mất kết nối, “nghẽn mạch” trong giao tiếp, sẽ dễ phát sinh hiểu lầm, rạn nứt tình cảm gia đình.

Nghĩa vợ chồng

Nghĩa vợ chồng

(NSMT) - Cô Thủy trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 70, da dẻ hồng hào, tươi tắn. Chú Thành - chồng cô Thủy, trạc tuổi vợ, nhìn cũng rất phong độ, khỏe mạnh. Cô Thủy tiết lộ bí quyết, nhờ giữ tinh thần luôn thoải mái kết hợp luyện tập thể thao nên cô chú lúc nào cũng vui vẻ, gia đình yên ấm. Các con cô Thủy đều có công việc ổn định, hiếu thảo, góp phần vun đắp hạnh phúc cha mẹ thêm vẹn tròn.

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Ly hôn là một quyết định khó khăn đặc biệt khi có con. Nhiều cặp vợ chồng đã chán ngấy nhau nhưng vẫn cố ở lại vì con mà không biết hậu quả nặng nề đến mức nào.

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

(NSMT) - Câu nói cuối cùng của người cha trước khi rời bỏ thế giới khiến chị nhớ mãi. Cha chị vẫn như thế, lo lắng và chu toàn mọi điều đến tận giây phút cuối đời.

Bước qua đổ vỡ

Bước qua đổ vỡ

Khi lập gia đình, ai chẳng mong muốn có được hạnh phúc vững bền. Thế nhưng, vì nhiều yếu tố, không ít chị em phụ nữ phải dừng cuộc hôn nhân, chọn sống đơn thân. Bằng nghị lực, sự tự tin và tình yêu thương con, các chị đã vượt qua nghịch cảnh, xây dựng cuộc sống mới tốt hơn cho mình.

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Một người cha không trọn vẹn, không ít lần những lúc điên dại sẵn sàng cầm roi đánh con không xót nhưng khi tâm hồn đó bình yên lại xót xa, chăm bẵm trong tâm thức của một người làm cha. Tình thương đó dù "khuyết tật" nhưng lớn lao, vĩ đại.