Một số phương pháp dự phòng thương tổn cổ tử cung do HPV gây nên
(NSMT) - Virus HPV là một loại virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Trong trường hợp nặng, virus này có thể gây ra mụn cóc sinh dục hoặc một số loại ung thư khác nhau, trong đó đặc biệt nguy hiểm là ung thư cổ tử cung. Đây được xem là căn bệnh nguy hiểm, khó điều trị, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, tiền bạc và tính mạng của người bệnh.
Virus HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus – loại virus gây u nhú ở người. Theo thống kê năm 2018, tỉ lệ phụ nữ nhiễm HPV ở độ tuổi từ 18 - 69 tuổi, trong đó, HPV đã gây ra 604.127 ca Ung thư cổ tử cung (UTCTC) và 341.831 ca tử vong mỗi năm. UTCTC là ung thư phụ khoa đứng thứ 2 trên thế giới, thường xảy ra trong độ tuổi từ 15 - 44 tuổi, cứ mỗi 2 phút, thế giới lại có thêm 1 phụ nữ tử vong vì UTCTC.

Các yếu tố có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung. Nguồn: Internet.
Một số triệu chứng chẩn đoán mắc UTCTC là: ra máu âm đạo bất thường, ra dịch nhầy âm đạo màu vàng, hoặc lẫn máu, có mùi khó chịu, chèn ép hông, thắt lưng, gây phù chân bất thường, tiểu ra máu,...
Dự phòng cấp 1:
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung, và tiêm vắc - xin HPV là biện pháp dự phòng chủ động nhằm phòng ngừa lây nhiễm các chủng HPV nguy cơ cao, từ đó phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Việc tiêm phòng HPV diễn ra hiệu quả và thuận lợi nhất là tiêm lúc càng trẻ, chưa có quan hệ tình dục thì đáp ứng miễn dịch càng cao.

Hiện nay có nhiều loại vắc - xin HPV khác nhau: Vắc-xin nhị giá ( phòng type 16,18); Vắc-xin tứ giá (phòng type 6,11,16,18); Vắc - xin cửu giá ( phòng type 6,11,16,18,31,33,45,52,58). Nguồn: Internet.
Tất cả phụ nữ đã có quan hệ tình dục ở độ tuổi 30 - 65 nên làm xét nghiệm sàng lọc sớm UTCTC 1 lần/ năm. Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên hoặc đã có hoạt động tình dục nên khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm UTCTC.
Tăng cường chế độ ăn uống lành mạnh, giàu trái cây và hoa quả, duy trì cân nặng hợp lý và vận động thể dục thường xuyên cũng là cách phòng ngừa UTCTC. Lối sống lành mạnh sẽ tối ưu hóa chức năng hệ thống miễn dịch và làm giảm tác động của những yếu tố thúc đẩy nguy cơ ung thư trong cơ thể.
Dự phòng cấp 2:
Sàng lọc phát hiện ra các tổn thương tân sản nội biểu mô cổ tử cung và xử trí phù hợp. Các phương pháp gồm:
Quan sát cổ tử cung với dung dịch axit axetic hoặc lugol: là phương pháp kiểm tra trực quan bằng axit axetic được thực hiện bằng các công cụ hỗ trợ và mắt thường. Phương pháp này thường mang tính sàng lọc và không cho kết quả tin cậy. Do đó, nếu nghi ngờ những bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung chuyên sâu hơn.
Xét nghiệm Pap: là xét nghiệm phổ biến nhất, có thể phát hiện những thay đổi của các tế bào có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Các hướng dẫn quốc tế hiện nay cho thấy cách tốt nhất để sàng lọc nguy cơ ung thư cổ tử cung là xét nghiệm vi-rút HPV. Nguồn: Internet.
Xét nghiệm HPV nguy cơ cao: Đây là phương pháp giúp phát hiện sớm các chủng virus HPV có liên quan đến nguy cơ gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Mẫu xét nghiệm HPV được thực hiện trên cơ sở một mẫu tế bào được lấy ra từ cổ tử cung, được chiết tách bằng máy phân tích nhằm xác định chính xác sự hiện diện của virus HPV. Tuy phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung HPV không hoàn toàn khẳng định 100% nữ giới có mắc ung thư cổ tử cung, tuy nhiên phương pháp này giúp sớm tìm thấy dấu hiệu bất thường đang tồn tại, từ đó có những biện pháp phòng ngừa, theo dõi và điều trị kịp thời. Lưu ý, các xét nghiệm HPV thường được thực hiện kết hợp với xét nghiệm Pap.
Sau khi phát hiện và chẩn đoán, có thể điều trị tổn thương bằng các phương pháp đốt điện, laser, áp lạnh, leep, khoét chóp...Và tái khám sau 6 tháng đến 12 tháng sau điều trị.
Dự phòng cấp 3:
Đây là biện pháp dự phòng can thiệp sau khi phát hiện bệnh giúp hạn chế tử vong và những thiệt hại do bệnh tật gây ra. Qua đó có thể phát hiện các trường hợp ung thư xâm lấn ở giai đoạn sớm và điều trị triệt để tại các cơ sở có đủ điều kiện. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa và chăm sóc giảm nhẹ là các thành tố không thể thiếu được trong dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ tuổi từ 30 trở đi, có > 95% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện có virus HPV gây ra. Người nhiễm HPV có thể lây truyền virus cho người khác mà không hề biết vì họ hoàn toàn không có triệu chứng.
Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm nhưng có thể làm giảm tử vong và gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do khoảng thời gian hình thành và phát triển tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung tương đối dài, và các yếu tố nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ đã được xác định.
Cấp cứu thành công bé trai 2 tuổi bị xương cá làm thủng ruột
Bé trai thích ăn cá và bị xương cá gây thủng ruột, được các bác sĩ cắt ruột lấy dị vật ra ngoài an toàn.
Cần Thơ tổng kết thí điểm triển khai tầm soát ung thư cổ tử cung bằng AI
(NSMT) - Sở Y tế TP. Cần Thơ vừa tổ chức Hội nghị tổng kết thí điểm triển khai tầm soát ung thư cổ tử cung bằng trí tuệ nhân tạo (AI) tại Trạm Y tế phường Trung Nhứt, quận Thốt Nốt. Hội nghị nhằm đánh giá hiệu quả của thiết bị CerviCARE AI, một giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tầm soát ung thư cổ tử cung, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cộng đồng thông qua công nghệ tiên tiến.
Cần Thơ: Khám miễn phí cho trẻ em dị tật cơ xương khớp, bại não và di chứng sẹo bỏng
Từ ngày 14 đến 15/6/2025, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ phối hợp với Tổ chức Children Action (Thụy Sĩ) tổ chức chương trình khám nhân đạo miễn phí dành cho trẻ em dưới 16 tuổi đang gặp các vấn đề về dị tật cơ xương khớp, bại não hoặc di chứng sẹo bỏng. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được tiếp cận với dịch vụ y tế chuyên sâu, do đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đến từ tổ chức phi chính phủ quốc tế phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ thực hiện.
Nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ung thư từ món chân gà khoái khẩu
Từ những hàng quán vỉa hè đến các bữa nhậu, chân gà xuất hiện phổ biến dưới nhiều hình thức như chân gà nướng, chân gà rút xương sả tắc… Tuy nhiên, ít ai biết rằng món ăn hấp dẫn này lại tiềm ẩn hàng loạt mối lo sức khỏe.
Tăng cường giám sát và phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên cả nước có xu hướng diễn biến phức tạp trở lại với sự xuất hiện của các biến thể mới có khả năng lây lan nhanh. Nhằm chủ động kiểm soát tình hình dịch bệnh, không để dịch bùng phát trở lại và triển khai thực hiện khuyến cáo các biện pháp phòng, chống COVID-19 của Bộ Y tế, Sở Y tế thành phố đã ban hành Công văn tăng cường giám sát và phòng, chống COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.26 5 covidTăng cừng công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình hiện nay.
Vì sao không còn cách ly tập trung các ca mắc Covid-19?
Mặc dù số ca mắc Covid-19 ghi nhận rải rác tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước đang có xu hướng tăng nhưng vì sao không phải thực hiện cách ly tập trung?
Cần Thơ: Gần 1.000 người tham gia Ngày hội “Sắc đỏ đoàn viên công đoàn” 2025
Sáng 10/5, tại Khách sạn Công đoàn Cần Thơ, Ban Thường vụ Liên đoàn lao động thành phố Cần Thơ phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ thành phố và Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ tổ chức Ngày hội “Sắc đỏ đoàn viên công đoàn” năm 2025 trong đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, lao động thành phố.