Yêu 360°

Nàng dâu Gen Z dễ cãi nhau với mẹ chồng

Thứ ba, 17/09/2024, 15:03 PM

Gen Z được coi là thế hệ "đặc biệt" bởi lối suy nghĩ mới mẻ, sáng tạo trong cuộc sống và trong cả tình yêu, hôn nhân. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, đây cũng là thế hệ dễ "mắc cạn" với những mâu thuẫn trong mối quan hệ với gia đình bạn đời.

Gen Z thường cãi nhau với nhà chồng

Khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường Talker Research cho thấy 21% Gen Z (sinh từ năm 1997 đến 2012) thừa nhận mâu thuẫn với gia đình bạn đời trung bình hai lần mỗi tháng.

Trong khi đó, tỷ lệ này ở thế hệ Millennials (những người sinh từ năm 1981 đến 1996) là 6% và Gen X (sinh từ năm 1965 đến 1980) là 7%. Dữ liệu thể hiện sự căng thẳng trong mối quan hệ với gia đình chồng, vợ của Gen Z ngày càng tăng.

Có 10% Gen Z cho biết xung đột với bố mẹ của bạn đời trung bình bốn lần mỗi tháng. Tỷ lệ này gấp đôi so với thế hệ Millennials 5% và chỉ 1% ở Gen X.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhà tâm lý học Renee Zavislak, MC chương trình phát thanh về tâm lý học Psycho Therapist: The Podcast lý giải sự xung đột do Gen Z là "thế hệ phá cách".

"Họ đã làm thay đổi cách chúng ta định nghĩa về giới tính, bản sắc. Gen Z là thế hệ biết từ chối một cách thoải mái nhất", bà Renee Zavislak cho biết. Điều này khiến họ tăng xung đột với các thế hệ lớn tuổi hơn, trong trường hợp này là gia đình chồng, vợ.

Zavislak nhấn mạnh rằng quan hệ với gia đình bạn đời có thể khó khăn bởi chúng yêu cầu duy trì sự thân thiết mà không có mối liên kết huyết thống.

Gen Z là thế hệ tượng trưng cho cuộc thay đổi về mặt xã hội học. Họ sử dụng từ ngữ giao tiếp thoải mái hơn, phá vỡ kiểu làm việc 9 - 5 (9h sáng đến 5h chiều). Về cơ bản, họ đang từ chối mọi thứ mà các thế hệ trước xem như quy tắc văn hóa, ứng xử.

"Nó dễ gây ra sự lo lắng và bất an cho những người lớn tuổi, càng khó khăn hơn với mối quan hệ gia đình bạn đời", bà nói.

Cũng theo khảo sát của Talker Research, 31% Gen Z nói họ tranh cãi với gia đình bạn đời về chính trị, 22% là lựa chọn lối sống và mâu thuẫn với chồng, vợ là 21%.

Tình yêu và hôn nhân trong quan niệm của thế hệ Z

Không chỉ dễ gặp vấn đề trong mối quan hệ với nhà chồng/vợ, Gen Z cũng có những quan niệm về tình yêu và hôn nhân khác biệt, dễ chịu ảnh hưởng bởi mạng xã hội.

Nếu như ở các thế hệ trước, hôn nhân và tình yêu gói gọn qua các kênh giao tiếp xã hội thông thường, thông qua mai mối, một bộ phận của những người 8X, 9X bắt đầu mở rộng mối quan hệ thông qua mạng xã hội và các ứng dụng kết bạn, làm quen thì với Gen Z, tình yêu qua mạng chiếm đa số.

Tuy nhiên, mạng xã hội và ứng dụng hẹn hò cũng là môi trường lý tưởng cho những kẻ chuyên lừa tiền - tình. Tình yêu qua mạng của thế hệ trẻ ngày nay, chính vì thế đôi khi thực tế hơn, ngắn ngủi hơn và chứa đựng nhiều tổn thương.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mặt khác, một cuộc khảo sát tại Trung Quốc về chủ đề tình yêu của những người trẻ sinh năm 1996 trở đi đã được thực hiện. Và kết quả khiến nhiều người không khỏi bất ngờ với những con số thú vị. Kết quả của khảo sát cho thấy, 70% người trẻ ngày nay sẵn sàng chi khoảng 70-80 triệu cho tình yêu mỗi năm. Hầu hết các chàng trai đều nghĩ rằng người đàn ông nên trả tiền cho buổi hẹn hò, nhưng đại đa số các cô gái thì ưu tiên việc chia đều 50/50 hoặc thay phiên nhau trả tiền.

Điều này phần nào phản ánh quan niệm bình đẳng giới trong việc chi trả tình phí ở thế hệ Z.

Dù thế hệ thay đổi nhưng có vẻ như sự lãng mạn trong tình yêu thì không biến chuyển nhiều. Cuộc khảo sát cho thấy 79,5% Gen Z tin vào tình yêu sét đánh. Điều thú vị là dữ liệu cho thấy ở mọi thế hệ, phái nam tin vào tình yêu sét đánh hơn phái nữ.

Điểm đặc biệt có vẻ mâu thuẫn nhưng hết sức hợp lý, thế hệ Z lãng mạn nhưng liên quan đến vấn đề hôn nhân, thế hệ này lại có quan điểm rất riêng, họ coi trọng tuổi tác cũng như điều kiện kết hôn một cách khá thực dụng. Tới 74,6% Gen Z yêu cầu cần phải có nhà riêng trước khi kết hôn, con số này cao hơn hẳn thế hệ 7X, 8X trước đó.

Thế hệ Z cũng là những người mạnh mẽ, độc lập về cảm xúc trong tình yêu và hôn nhân. Họ sẵn sàng sống hết mình cho tình yêu, cũng như sẵn sàng đối mặt với tổn thương và dũng cảm bước qua sự tổn thương.

Phương Anh  
Tuổi kết hôn trung bình của người Việt vượt mốc 27

Tuổi kết hôn trung bình của người Việt vượt mốc 27

(NSMT) - Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của thanh niên Việt đang ngày càng muộn. Theo đó, tuổi kết hôn tăng từ 24,1 (năm 1999) lên 25,2 (2019) và đến 2024 là 27,2 tuổi.

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề. Vậy đâu là độ tuổi phù hợp để kết hôn?

Các nước trên thế giới đánh thuế người độc thân như thế nào?

Các nước trên thế giới đánh thuế người độc thân như thế nào?

Ở một số quốc gia, lựa chọn sống một mình có thể đồng nghĩa với việc phải chấp nhận trả một cái giá cao hơn so với khi kết hôn hay còn được gọi là "thuế độc thân".

Có nên đánh thuế người độc thân?

Có nên đánh thuế người độc thân?

Lười yêu, ngại cưới, thích độc thân đang dần trở thành xu hướng trong giới trẻ. Thực trạng này khiến nhiều quốc gia lo lắng bởi khả năng đe dọa tới chất lượng và số lượng dân số. Từ đây, không ít ý kiến cho rằng, phải chăng đã đến lúc nên đánh thuế người độc thân để khuyến khích kết hôn, sinh con?

Tiền bạc quan trọng thế nào trong tình yêu?

Tiền bạc quan trọng thế nào trong tình yêu?

Vấn đề tiền bạc đóng vai trò quan trọng trong các mối quan hệ, đặc biệt là trong tình yêu. Một số người trẻ cho rằng nên có kinh tế vững vàng mới nghĩ đến chuyện yêu đương.

Đàn ông hay phụ nữ ngoại tình nhiều hơn?

Đàn ông hay phụ nữ ngoại tình nhiều hơn?

Nghiên cứu cho thấy, ở độ tuổi 18-29 phụ nữ ngoại tình thường xuyên hơn nam giới nhưng ở những khoảng tuổi khác, tỷ lệ nam giới lừa dối trong hôn nhân lại cao hơn.