Văn hóa

Nét độc đáo của đám cưới miền Tây Nam bộ

Thứ năm, 07/10/2021, 14:45 PM

Mỗi miền sẽ có những phong tục cưới xin khác nhau, tại miền Tây, đám cưới vẫn có các nghi thức quan trọng bắt buộc với những nét riêng vô cùng độc đáo.

Từ xưa tới nay, con người miền Tây đã luôn có tiếng tròn vẹn nghĩa tình, sống với nhau như anh em một nhà, chẳng có chuyện phân biệt giàu nghèo sang hèn. Điều này thể hiện rõ nét mỗi khi có đám tiệc, cả xóm kéo nhau đến phụ giúp gia chủ chuẩn bị chu đáp, đông vui nô nức như trẩy hội. Mỗi người mỗi công việc phù hợp với khả năng và đều mong gia chủ có được ngày đám thuận lợi tốt đẹp.

IMG_4121

Bàn về lễ cưới của người Nam bộ, ngày nay, người Nam bộ không còn giữ lục lễ truyền thống nữa do nhiều yếu tố khách quan. Lễ cưới được thu gọn lại làm ba lễ chính, bao gồm: Dạm ngõ, Lễ hỏi và Lễ cưới.

Trước kia, nhà ai chuẩn bị có đám cưới sẽ cử một người đại diện gia đình để đi mời bà con lối xóm. Người đại diện phải có uy tín trong gia đình và ăn nói lưu loát rành rọt. Khi đi sẽ cầm theo chai rượu mừng, trên chai rượu có quấn giấy đỏ rồi mời xóm giềng, sau khi uống rồi mới thưa chuyện. Bà con có người chỉ nhấp môi nhưng người đi mời phải uống cạn để thể hiện sự coi trọng khách mời. Vì lẽ đó, khi người đại diện đi mời được khoảng năm hộ đã  say "quắc cần câu". Thế nên có gia đình thậm chí phải đi mời hết tháng mới xong thủ tục mời đám.

Đám cưới vui nhất là bắt đầu từ khâu chuẩn bị đến bữa nhóm họ, việc chuẩn bị này diễn ra khoảng 5 ngày trước đám cưới. Chị em phụ nữ háo hức bàn bạc đám này sẽ đãi bao nhiêu bạn? Bao nhiêu món, những món gì, cần những nguyên liệu nào? Còn cánh mày râu sẽ lo những việc nặng hơn như đi chặt cây, chặt lá dừa về làm cổng cưới.

IMG_4122

Cổng cưới lá dừa là một nét văn hoá đặc sắc của người dân miền Tây

Cổng cưới lá dừa là một nét văn hoá đặc sắc của người dân miền Tây từ xưa, vừa thể hiện sự khoẻ khoắn siêng năng mà còn vừa cho thấy những bàn tay khéo léo của con người xứ này. Thường ngày xuề xòa là vậy nhưng công việc cần đến sẽ lao vào làm một cách tỉ mỉ, cẩn thận từ việc chọn lựa màu lá đến cách xếp sao cho đẹp mắt. Tuy nhiên đến nay, để tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho công việc tổ chức đám cưới, không còn nhiều nhà làm cổng lá dừa nữa, thay vào đó họ thuê rạp cưới hiện đại.

Đặc biệt, tính phóng khoáng và tình cảm của người miền Tây còn thể hiện qua việc "một nhà có đám, cả xóm cùng làm". Nhà ai có gì thì cho mượn nấy, từ cây dao tới nồi niêu, xoong, chảo đủ cả. Thậm chí có nhà dư giả hơn chút đỉnh, mua nguyên bộ bàn ghế, chén dĩa về để đó; chờ nhà ai trong xóm có đám sẽ đem cho mượn.

IMG_4123

Rước dâu miền Tây cũng trở thành một nét đẹp đáng nói.

Bữa nhóm họ mọi người tới đám đều sẽ được thưởng thức món cháo lòng hoặc cháo vịt thơm lừng, thường được gọi "bữa cháo khuya". Bên cánh phụ nữ ăn cháo xong lại tiếp tục việc chuẩn bị bếp núc để sớm mai bếp hồng nổi lửa kịp thời. Ngược lại, cánh đàn ông sau khi đã sắp xếp xong công việc nặng nhọc ổn thoả, tối nhóm họ sẽ ngồi nhậu lai rai, có khi kéo dài tới sáng với biết bao câu chuyện trên trời dưới đất. Ngày xưa, đám cưới miền Tây không bao giờ thiếu món lẩu cù lao, một món lẩu ngọt với các nguyên liệu quen thuộc hằng ngày, đến giờ vẫn có nhiều nơi duy trì.

Qua bữa đãi đám chính, ai nấy quần áo chỉnh tề lo tiếp khách, trẻ con trong xóm thì nô nức vui đùa rồi thi nhau ra nhìn cô dâu chú rể cho được mới bằng lòng, dù cho ngày thường đã quá quen. 

Rước dâu miền Tây cũng trở thành một nét đẹp đáng nói. Người miền Tây thường rước dâu gần thì đi bộ, xa thì đi bằng ghe, xuồng, tắc ráng, vỏ lãi,… Những chiếc vỏ lãi đón đưa dâu thường được cột nơ đỏ ở mũi ghe trông rất đẹp. 

Sau ba ngày cô gái về nhà trai làm dâu, đôi vợ chồng trẻ trở về nhà gái một lần nữa theo nghi thức phản bái. Phản bái là lễ mà đến nay người miền Tây vẫn còn giữ lấy. Chú rể mang khay trầu, rượu cùng đôi đèn cầy sang nhà gái làm thủ tục mời trầu, rượu, thắp đèn lên bàn thờ gia tiên tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành dưỡng dục vợ anh. Ngay sau đó, cặp vịt đôi vợ chồng trẻ mang sang được làm món thết đãi người trong nhà và bà con thân cận.

Đám cưới miền Tây vui vô cùng. Đây là ngày vui nhất, trọng đại nhất trong cuộc đời của mỗi người. Tuy hiện nay, nhịp sống hiện đại lắm những bận bịu, bộn bề lo toan, song người miền Tây vẫn giữ lại những nét đẹp trong ngày đại hỷ để từ đó, lễ cưới trở thành dấu ấn đậm nét nhất trong tim mỗi người.

Mộc An  
Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là truyền thống lâu đời của người Việt. Nhiều người thuê nhà đang phân vân liệu có phải thực hiện nghi lễ này hay không?

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

Việc dọn dẹp cuối năm cần phải vứt bỏ một số cây cảnh không tốt cho phong thủy gia đình, xua đuổi xui xẻo ra khỏi nhà.

Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều

Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều

Những điều cấm kỵ trong tháng 12 âm tuy có phần mê tín nhưng cũng thể hiện sự mong đợi, cầu phúc trong năm mới cũng như sự tôn trọng, kế thừa văn hóa truyền thống của người dân.

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.