Nêu gương sáng cho con
Những năm đầu đời, trẻ có khả năng học hỏi rất nhanh. Trẻ thường xuyên tiếp xúc với ba mẹ và có khả năng bắt chước những biểu hiện, lời nói, cử chỉ, thậm chí là cảm xúc tích cực và tiêu cực từ ba mẹ. Do vậy, tính cách của con trẻ phần lớn phụ thuộc vào sự dạy bảo, rèn giũa của cha mẹ. Có rất nhiều phương pháp giáo dục trẻ nhỏ và một trong những phương pháp tốt là sự gương mẫu của đấng sinh thành.
Sau giờ tan trường, bé Su vừa bước chân vào sân nhà đã cất tiếng chào lảnh lót: “Thưa cha mẹ, con đi học mới về!”, “Con chào ông, con chào bà”... với thái độ rất lễ phép. Ai hỏi thăm, bé Su cũng “dạ”, “vâng”. Chia sẻ về cách dạy con, chị Phương Linh ở quận Ninh Kiều, cho biết: “Từ nhỏ, bé Su đã được vợ chồng tôi dạy rất nghiêm về cách cư xử lễ phép với người lớn, bởi đó chính là nền móng để hình thành nhân cách tốt khi trưởng thành”. Theo chị Linh, cũng như bao đứa trẻ khác, con chị cũng có lúc ương bướng, không vâng lời cha mẹ, hay chọc phá mọi người xung quanh. Khi con làm sai, chị không bao biện mà kịp thời uốn nắn, giáo dục con lễ phép và cư xử đúng mực. Chị Linh kể: “Vợ chồng tôi đã ngoài 40 tuổi nhưng về đến nhà vẫn lễ phép chào ba mẹ; kính trên nhường dưới trong giao tiếp để làm gương cho con”.
Vợ chồng chị Ngọc Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cũng xây dựng những nguyên tắc riêng trong gia đình, như luôn chào hỏi mọi người khi ra ngoài hay về đến nhà, phân chia công việc nhà, nhường nhau những món ngon vật lạ... Những quy định này không chỉ giúp các thành viên trong gia đình gắn kết mà còn giúp con gái nhỏ của chị noi theo, học những điều hay lẽ phải. Chị Ngân cho biết: “Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con. Hiểu điều này nên vợ chồng tôi có hành vi, thái độ chuẩn mực, làm gương cho con từ việc nhỏ. Chúng tôi không cãi nhau trước mặt con và luôn thể hiện sự tôn trọng, quan tâm và yêu thương người thân trong gia đình”. Bằng những hành động cụ thể, vợ chồng chị mong muốn con gái sẽ hiểu chuyện, trưởng thành với tư duy và quan điểm sống tốt. Tuy mới 7 tuổi nhưng con gái chị Ngân biết tự chăm sóc bản thân, có ý thức tự giác học tập, phụ tiếp mẹ việc nhà...
Vợ chồng anh Tuấn Anh ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ có con trai học lớp 1. Anh Tuấn Anh cho rằng: “Khi con ở độ tuổi nhỏ, vai trò định hướng, dạy bảo của cha mẹ rất quan trọng. Dù bận rộn công việc kinh doanh nhưng vợ chồng tôi luôn quan tâm trò chuyện, tham gia vào các hoạt động vui chơi của con để theo dõi, quan sát từng hành động, cử chỉ của con nhằm uốn nắn kịp thời. Chẳng hạn, khi con ăn vạ, nhõng nhẽo đòi đồ chơi, tôi không chiều con mà sẽ giải thích cặn kẽ cho con hiểu chỉ nên mua những món đồ cần thiết. Hoặc có khi cháu bực dọc ném đồ chơi lắp ghép đi chỉ vì không làm được, tôi cũng bình tĩnh trấn an để giúp con kiên nhẫn hơn”. Theo anh Tuấn Anh, bên cạnh việc theo dõi con sát sao, vợ chồng anh còn gương mẫu thực hiện các thói quen lành mạnh, đơn giản như việc đi ngủ sớm, dậy sớm, ăn uống hợp vệ sinh, hạn chế ăn vặt, chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe... Thông qua việc làm gương của cha mẹ, anh muốn con trai noi theo, tạo cho con có những thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ.
Trong cuộc sống gia đình Việt, ông bà, cha mẹ là những tấm gương sáng thể hiện sự mẫu mực, là chỗ dựa vững chắc để con cháu học tập, noi theo. Việc nêu gương sáng đơn giản chỉ bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày, uốn nắn con trẻ bằng những quy tắc bất thành văn trong ứng xử như “kính trên nhường dưới”, “đói cho sạch, rách cho thơm”... Theo các chuyên gia tâm lý, có rất nhiều phương pháp giáo dục cho trẻ nhỏ; trong đó, một trong những phương pháp giáo dục tốt chính là làm gương cho con trẻ. Những lời nói, hành vi của người lớn được con trẻ quan sát, học hỏi và từng bước đi sâu vào tiềm thức, hành động. Dù ở góc độ nào cũng thấy vai trò rất lớn của cha mẹ trong việc nuôi dạy con trẻ. Do vậy, muốn trẻ trở thành một người tử tế, thì cha mẹ hãy làm tấm gương sáng.
Theo Kiến Quốc/ Báo Cần Thơ
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói
Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…
Cùng con vui đọc sách
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhất là mạng internet, khiến cho mạng xã hội, trò chơi điện tử, phim ảnh... ngày càng phổ biến, trở thành những thú vui giải trí đầy hấp dẫn, lấn dần văn hóa đọc ở người trẻ. Ðiều này khiến không ít bậc phụ huyh lo ngại nhưng cũng có nhiều phụ huynh làm gương, kiên trì định hướng để xây dựng thói quen đọc sách cho con.
Bí quyết "5 chữ" dạy 3 con gái thành CEO và giáo sư đại học nổi tiếng thế giới
Gia đình giáo sư Stanley Wojcicki nổi tiếng khi có 3 cô con gái là CEO, giáo sư tài năng, nổi tiếng. Điều này xuất phát từ phương pháp dạy con đặc biệt gồm 5 chữ của ông và vợ.
4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản
Cha mẹ có nhiều điều để nói nhưng có 4 điều về già tuyệt đối không nói với con trong đó quan trọng nhất là chuyện phân chia tài sản khi nói ra dễ sinh vấn đề.
Trẻ thích làm việc nhà ít thất nghiệp, hạnh phúc hơn trong tương lai
Một trong những cách hiệu quả để phát triển kỹ năng sống và tạo dựng nhân cách cho trẻ chính là khuyến khích các bé làm những việc nhỏ, ví dụ như một số việc nhà đơn giản.
5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó
Những thói quen xấu của trẻ nếu không được chỉnh sửa, uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ có thể hủy hoại tương lai của trẻ, cản trở khả năng giao tiếp và các mối quan hệ xã hội.