Ngày 30 tháng 4 trong ký ức của nữ du kích Ngã Năm
Anh hùng Lưu Nguyệt Hồng sinh năm 1950 là con thứ ba trong gia đình, quê ở xã Vĩnh Quới, huyện Thạnh Trị (nay là thị xã Ngã Năm), tỉnh Sóc Trăng. Tròn 15 tuổi, bà xung phong vào du kích, được phân công làm y tá Đội Biệt động thị trấn Ngã Năm.

Nữ du kích Ngã Năm Lưu Nguyệt Hồng

Nữ anh hùng Lưu Nguyệt Hồng hiện tại
Huyện Thạnh Trị có vị trí chiến lược quan trọng cả về quân sự và kinh tế. Vì vậy, Mỹ-ngụy thiết lập Chi khu Ngã Năm thuộc hệ thống phòng thủ của Tiểu khu Ba Xuyên để kiểm soát và đàn áp phong trào cách mạng, đồng thời là nơi án ngữ tuyến hành lang ra căn cứ U Minh. Chi khu nằm trên vùng đất có năm nhánh sông tỏa về các hướng: Cà Mau, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Phú Lộc và Rạch Giá.
Trước tội ác của Mỹ-ngụy, nhân dân huyện Thạnh Trị tổ chức nhiều cuộc biểu tình chống đàn áp, bắn giết, thảm sát người vô tội. Địch thẳng tay bắt bớ, đánh đập tàn nhẫn khiến nhiều người hy sinh hoặc tàn phế suốt đời.

Bà Hồng với đồng đội cũ
Đầu mùa mưa năm 1968, Tỉnh ủy và Tỉnh đội Sóc Trăng lệnh cho huyện Thạnh Trị tổ chức bao vây, tiêu diệt Chi khu Ngã Năm. Trên cương vị Trung đội phó du kích thị trấn, bà Hồng chỉ huy Tiểu đội du kích nữ và hơn 100 dân công lập pháo đài ở mũi Xóm Gạo, tạo điểm cao bắn vào Chi khu Ngã Năm.
Bà Hồng kể: “Chúng tôi đào 3.660m chiến hào, gài chông, lựu đạn... trên cả cánh đồng Xóm Gạo, giữ vững pháo đài và đẩy lùi nhiều đợt phản kích của địch. Tôi còn cho anh em lấy rơm bện thành hình nhân dựa vào ván che chắn đạn, mảnh pháo để lực lượng ta tiến sát đồn địch. Địch ở chi khu khiếp sợ vì tưởng ta có trang bị mới, đạn không thể xuyên thủng”.
Qua hơn 50 ngày đêm tổ chức bao vây, quân dân huyện Thạnh Trị đã tiêu diệt được chi khu quân sự phòng thủ kiên cố bậc nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, thu nhiều vũ khí, đạn dược và phương tiện quân sự, bộ máy kìm kẹp của địch tan rã. “Khi địch rút chạy, tôi hạ cờ địch, cắm cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên nóc nhà Chi khu Ngã Năm. Sau trận đánh này, tôi vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng, được bầu là Chiến sĩ thi đua của tỉnh”, bà Hồng rạng rỡ hản lên khi nhớ lại.
Nói về những ngày tháng 4/1975 lịch sử, bà Nguyệt Hồng cho biết: Những ngày đó, tôi là thành viên của Ban Chỉ đạo đánh Chi khu Phú Lộc. Theo chỉ đạo của cấp trên, ngày 29/4, thành lập các đội vũ trang cùng với nhân dân đánh chiếm đồn bót, thu vũ khí của kẻ thù. Lúc đó, để tăng viện cho Sóc Trăng, địch từ Bạc Liêu kéo lên với 28 xe GMC chở đầy lính nhưng đến Phú Lộc thì bị các lực lượng của ta chặn đánh khiến cho bọn chúng phải bỏ chạy tán loạn.
Ở tỉnh, theo kế hoạch, lúc 17 giờ 30 phút ngày 29/4/1975, Ban chi huy trọng điểm hạ lệnh tiến quân ra tiền phương để đúng giờ G (3 giờ sáng ngày 30/4/1975) đồng loạt nổ súng tiến công địch. Đến sáng 30/4/1975 lực lượng cách mạng đã chiếm được nhiều đường phố và triển khai tiến công, vây ép các mục tiêu then chốt như Ty Cảnh sát quốc gia, Đại đội Cảnh sát dã chiến, trại Bạch Đằng, Phân chi khu Khánh Hung... Sức kháng cự của quân địch càng lúc càng yếu dần. Giữa lúc ấy, tin thành phố Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, Tổng thống Duơng Văn Minh đầu hàng không điều kiện lan nhanh, cổ vũ mạnh mẽ hơn nữa tinh thần quyết chiến của quân và dân Sóc Trăng. Lập tức, Ban Chỉ huy trọng điểm chi đạo ba mũi giáp công phối họp chặt chẽ, vừa tiến công vừa gọi hàng để giành thắng lợi nhanh nhất. Tại các vị trí then chốt, các đơn vị vũ trang chớp thời cơ xông lên chiếm lĩnh mục tiêu.
Hơn 12 giờ trưa 30/4/1975, tiểu khu Ba Xuyên cử đại diện đến gặp Bộ Chỉ huy Quân giải phóng (tại bến xe đi Bạc Liêu) để xin đầu hàng. Đến 14 giờ ngày 30/4/1975, hai trung tá Liên đoàn trưởng Liên đoàn 953 và Trung đoàn trưởng Trung đoàn Tiếp vận cùng toàn bộ Ban Chỉ huy hai đơn vị hạ vũ khí đầu hàng. Đây cũng là thời điểm thị xã Sóc Trăng hoàn toàn giải phóng.
"Tuy nhiên, tại Phú Lộc, địch vẫn ngoan cố kháng cự nên ta vừa bao vây, vừa gọi hàng. Cho đến tầm hơn 5 giờ sáng ngày 1/5, ta mới giải phóng được. Khi đó, bà con vui như ngày hội, ai nấy đều đổ ra đường, hò reo, nhảy múa tưng bừng, nước mắt lăn dài trên má. Với tôi, đó là khoảnh khắc hạnh phúc khi đất nước thống nhất, quê hương được giải phóng, không còn cảnh bom đạn, chia ly. Gia đình tôi có mấy anh chị em, trong chiến tranh, mỗi người một ngả, người ở Phú Lộc, người ở Ngã Năm, người ở Cà Mau, người ở Sóc Trăng, chưa khi nào cùng nhau ăn bữa cơm. Chỉ đến khi quê hương được giải phóng, chúng tôi mới đoàn tụ bên nhau. Hạnh phúc không nói được nên lời", anh hùng Lưu Nguyệt Hồng tâm sự.

Bà Hồng trong một lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Thủ đô Hà Nội
Phường Thới Bình: Họp mặt tri ân Hội viên Cựu chiến binh tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(NSMT) - Chiều 23/4, Hội Cựu chiến binh phường Thới Bình tổ chức Họp mặt tri ân Hội viên Cựu chiến binh tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tấm gương bất khuất của nữ Anh hùng Hồ Thị Kỷ – Biểu tượng sáng ngời của tinh thần yêu nước
(NSMT) - Năm 2025 – trong không khí hào hùng của cả nước kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhân dân Cà Mau và cả nước không thể không nhắc tới người con ưu tú, nữ Anh hùng liệt sĩ Hồ Thị Kỷ – một tấm gương sáng về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm và ý chí quật cường của phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến.
Chi tiết các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Cùng với Lễ kỷ niệm cấp quốc gia, nhiều hoạt động trọng điểm sẽ được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch nước Lương Cường: Cần nhân rộng hơn nữa các mô hình chia sẻ vì cộng đồng
Chiều 16-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp mặt thân mật 100 điển hình tiêu biểu trong chương trình “Việc tử tế” của Ðài Truyền hình Việt Nam.
Về Vĩnh Long thưởng thức 135 món ăn, thức uống chế biến từ Thanh trà xác lập Kỷ lục Việt Nam
(NSMT) - Ngày 12/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long tổ chức khai mạc Ngày hội Thanh trà và công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam "135 món ẩm thực chế biến có nguyên liệu Thanh trà của thị xã Bình Minh". Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Long năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 26/4 đến ngày 2/5/2025.
Hơn 500.000 lượt khách tham quan, trải nghiệm Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm 2025
(NSMT) - Sau 5 ngày diễn ra, tối 8/4, tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII, năm 2025 chính thức khép lại. Qua 05 ngày diễn ra chuỗi hoạt động đã thu hút hơn 500.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm tại các hoạt động.