Nữ du kích Ngã Năm "khoe" tấm ảnh quý nhất cuộc đời
Đến thăm anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lưu Nguyệt Hồng (tên thường gọi là chị Ba Nguyệt Hồng) tại nhà riêng trên đường Trần Hưng Đạo, Phường 10 (TP.Sóc Trăng), tôi được xem tấm ảnh “rất quý hiếm trong cuộc đời chị”.
Người phụ nữ gan dạ, kiên trung, son sắt một lòng yêu nước
Chị Lưu Nguyệt Hồng (còn được gọi là chị Ba Nguyệt Hồng) sinh năm 1950 ở xã Vĩnh Quới, huyện (nay là thị xã) Ngã Năm.
Năm 1965, vừa tròn 15 tuổi, chị Ba Nguyệt Hồng đã tham gia cách mạng. Suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, chị đã đánh hàng trăm trận lớn nhỏ, bắt sống nhiều tên cầm đầu, thu giữ nhiều vũ khí. Tên tuổi chị vì thế khiến kẻ thù sợ hãi. Giặc ở chi khu Ngã Năm hễ nghe đến tên chị là khiếp vía. Sợ đến nỗi chúng tìm mọi cách để bắt, giết chị.
Kẻ thù từng treo thưởng cho ai bắt được chị với số tiền lớn (tiền chính quyền cũ) và 1 khẩu súng Colt 12 ly. Đi đâu, nghe có người phụ nữ nào tên Hồng là chúng bắt, đánh đập dã man với phương châm “Trăm lần bắt trật cũng có lần bắt trúng”. Cũng có lẽ vì thế mà lúc nào trong người chị cũng có sẵn một trái lựu đạn để lỡ có gặp giặc thì rút ra “cưa đôi” với chúng.
Sau ba năm chiến đấu, khi vừa tròn 18 tuổi, chị Ba được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng, được bầu vào chi ủy. Mấy tháng sau được bầu giữ chức Phó bí thư chi bộ. Vinh dự thật lớn lao nhưng trách nhiệm hết sức nặng nề với cô gái Ngã Năm vừa tròn 18 tuổi ấy. Ấy thế mà chị vẫn hoàn thành tốt, được cấp trên tin cậy, anh em đồng đội tín nhiệm, yêu thương.
Trong cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1968, chị Ba và đồng đội của mình bao vây, bức rút chi khu Ngã Năm suốt 52 ngày đêm. Cũng trong những ngày đó, chị là người đã hạ lá cờ sọc dưa của giặc ở chi khu Ngã Năm và hiên ngang kiêu hãnh kéo lá cờ nửa đỏ nửa xanh của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên trên bầu trời chi khu Ngã Năm trong tiếng reo hò của bà con, của đồng đội.
Từ năm 1970-1972, chị Ba giữ chức vụ Bí thư chi bộ Đảng tại Thị Trấn Phú Lộc, ngay giữa lòng địch. Năm 1973, chị giữ cương vị Hội trưởng hội phụ nữ huyện Thạnh Trị. Đến năm 1975, chị tham gia vào ban chỉ huy “gỡ mảng chuyển vùng” của địa phương cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Trong những năm tháng chiến đấu, chị hai lần bị thương. Vết thương đó hiện nay vẫn còn hành chị mỗi khi trái gió trở trời.
Sau khi quê hương được giải phóng, chị Ba Nguyệt Hồng vẫn tiếp tục công tác tại đại phương. Năm 1977, chị được phân công làm Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng của huyện ủy Thạnh Trị. Năm 1996, chị chuyển công tác về Sở LĐ-TB-XH Sóc Trăng công tác cho đến lúc nghỉ hưu.
Năm 2005, chị được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Bức ảnh quý chụp cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Nói về tấm ảnh quý giá này, chị Ba Nguyệt Hồng hào hứng: "Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2022), chiều 23/7/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật 75 đại biểu người có công tiêu biểu của cả nước. Tôi là một trong số 75 đại biểu người có công tiêu biểu đại diện cho hàng triệu người có công là cán bộ lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ ở khắp mọi miền Tổ quốc có mặt tại buổi gặp mặt này".
Tại buổi họp mặt, chị và 2 đại biểu của tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được Ban Tổ chức chọn lên chia sẻ quá trình hoạt động, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong bài phát biểu của mình, chị đã kể lại những tháng ngày chiến đấu gian khổ, ác liệt với quân thù, tiêu diệt được nhiều lính giặc, thu nhiều vũ khí, những khoảnh khắc khó quên của những năm tháng chiến đấu cũng như những năm công tác ở địa phương.
Sau khi chị phát biểu xong, rất bất ngờ với chị khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới bắt tay, ân cần hỏi thăm sức khỏe và dặn dò chị luôn nêu cao tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo. Đó là ngày chị bất ngờ và vinh dự khi lần đầu gặp Tổng Bí thư.
Chia sẻ lại cảm xúc thời điểm đó, chị Ba bồi hồi xúc động cho biết: “Tấm ảnh chụp với Tổng Bí thư được chị mang in ảnh và treo trang trọng trong nhà để đánh dấu kỷ niệm lớn trong cuộc đời, nhất là được Tổng Bí thư đến bắt tay, hỏi thăm sức khỏe. Bác Trọng là người rất mẫu mực, giản dị, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, đặc biệt là công cuộc chống tham nhũng".
Người hạnh phúc coi cuối tuần như kì nghỉ
Khi đo lường mức độ hạnh phúc, nhà nghiên cứu này thấy rằng những người có tư duy nghỉ dưỡng vào cuối tuần thể hiện sự hài lòng và tích cực hơn khi họ trở lại làm việc.
Yêu thương bản thân để sống vui, sống khỏe
(NSMT) - Dẫu bận rộn, nhiều phụ nữ vẫn cố gắng sắp xếp, cân bằng giữa công việc, gia đình và nghỉ ngơi, thư giãn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Các chị thể hiện tình yêu bản thân bằng sự quan tâm đến cảm xúc cá nhân, nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn, xây dựng lối sống lành mạnh. Những thói quen tốt giúp các chị tái tạo năng lượng tích cực, vui vẻ, lạc quan, khỏe đẹp hơn…
Những “bông hoa khuyết” tỏa sáng trên đường chạy
(NSMT) - “Những đoá hoa khuyết” phá rào cản, vượt qua giới hạn bản thân để tỏa sáng trên đường chạy “Bước chân hòa nhập 2024” – Mùa 2 do Hội Người khuyết tật TP. Cần Thơ (CAPD) tổ chức.
Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch
Phát tài cũng có rất nhiều điểm khác biệt, trong đó có cả tiền của bất chính, loại tài sản này không ổn định, hơn nữa còn dễ dẫn đến rắc rối.
Lặng lẽ nghề pháp y
(NSMT) - Cũng khoác áo blouse để mưu sinh và cống hiến, thế nhưng chẳng mấy ai biết bác sĩ pháp y - nghề “lên tiếng thay người đã khuất” vẫn thầm lặng tìm công lý bên những xác chết, phục vụ công tác điều tra phá án. Và, đâu đó góc khuất của nghề chưa được kể, hiểu đúng cũng như cảm thông.
Chuyện về người thương binh “tàn nhưng không phế” ở Cà Mau
(NSMT) - Thương binh hạng 2/4 Nguyễn Văn Chà, sinh năm 1963, ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, luôn giữ được phẩm chất của người lính bộ đội Cụ Hồ "tàn nhưng không phế”, tích cực phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng và có nhiều đóng góp tích cực cho quê hương.
Lễ hội Oóc Om Bóc
Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 diễn ra trong 7 ngày.