Văn hóa

Nghiêm trị các hành vi bạo hành trẻ em

Thứ ba, 21/05/2024, 10:56 AM

Theo Luật Trẻ em (TE), bạo lực TE là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của TE. Hành vi bạo lực TE có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm của hành vi.

Vừa qua, chị T.N.B.Q ngụ quận Bình Thủy, TP Cần Thơ phản ánh việc con mình là cháu H.Đ.K (sinh năm 2019) đang học tại một trường mầm non trên đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, TP Cần Thơ, bị giáo viên đánh gây thương tích ở vùng mặt.
Chị Q cho biết con mình học lớp Chồi 3. Khoảng 14 giờ, ngày 26-4-2024, chị Q nhận được tin nhắn từ cô giáo trực tiếp dạy lớp cháu K với nội dung: Khi ngủ trưa, cô N quơ tay vào mặt cháu K làm mặt cháu bé bị bầm. Chị Q yêu cầu cô N chụp hình mặt bé, gửi phụ huynh xem. Khi thấy hình, chị Q đoán bé bị đánh rất nhiều dẫn đến gương mặt bé bị bầm và sưng to. Sau đó, cô N gọi điện, nhắn tin xin lỗi chị Q và xin được tha thứ. Chị Q gửi đơn đến trường mầm non trình bày vụ việc và gửi đơn đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu xử lý theo quy định pháp luật. Hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành làm rõ vụ việc.

Học sinh Trường THCS Lương Thế Vinh, quận Ninh Kiều tham gia buổi tuyên truyền pháp luật về phòng, chống xâm hại TE.

Học sinh Trường THCS Lương Thế Vinh, quận Ninh Kiều tham gia buổi tuyên truyền pháp luật về phòng, chống xâm hại TE.

Tại Điều 6, Luật TE quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với TE. Theo đó, người vi phạm tùy mức độ có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Điều 22, Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và TE quy định xử phạt 10-20 triệu đồng đối với hành vi bạo lực TE như sau: bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với TE; gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của TE; cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy TE gây tổn hại về thể chất, tinh thần của TE; thường xuyên đe dọa TE bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm TE sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho TE đối với hành vi vi phạm nêu trên; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe TE đối với hành vi thường xuyên đe dọa TE bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm TE sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

Nếu hành vi bạo hành TE ở mức độ nghiêm trọng, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) như: tội hành hạ người khác, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.

Đối với tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140, Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017): người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185, Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 1-3 năm: đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên; đối với 2 người trở lên.

Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 134, Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017): người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11-30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 2 người trở lên; dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội 2 lần trở lên; phạm tội đối với 2 người trở lên; đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ…

Theo Hoàng Yến/ Báo Cần Thơ

Xem bài viết gốc tại đây

Tan vỡ hôn nhân vì chênh lệch... học vấn

Tan vỡ hôn nhân vì chênh lệch... học vấn

(NSMT) - Khi "chìm" trong tình yêu, nhiều người sẽ không để tâm quá nhiều đến điều kiện, học thức của đối phương. Tuy nhiên, xét ở một khía cạnh nào đó thì những điều nêu trên ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình nếu tiến tới hôn nhân.

Phụ nữ Hậu Giang tham gia phát triển kinh tế cùng “Dự án khởi nghiệp xanh”

Phụ nữ Hậu Giang tham gia phát triển kinh tế cùng “Dự án khởi nghiệp xanh”

(NSMT) - Ngày 18/6, trong Khuôn viên quán Xà No và Hội trường Phường 1, thành phố Vị Thanh đã khai mạc Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp sống xanh và vòng chung kết cuộc thi Khởi nghiệp của Phụ nữ tỉnh Hậu Giang năm 2024 với chủ đề “Dự án khởi nghiệp xanh”.

Vừa ra khỏi tòa, chồng cho xem loạt tin nhắn, tôi lập tức hối hận vì đã ly hôn

Vừa ra khỏi tòa, chồng cho xem loạt tin nhắn, tôi lập tức hối hận vì đã ly hôn

(NSMT) - Vợ chồng tôi cuối cùng cũng ly hôn vì không thể tìm được tiếng nói chung. Nhưng vừa bước ra khỏi tòa, tôi đã ân hận.

Cách dạy con khác biệt của những ông bố nổi tiếng

Cách dạy con khác biệt của những ông bố nổi tiếng

(NSMT) - Dù là người nổi tiếng với đầy đủ tiền tài, danh vọng nhưng những ông bố này cũng không nằm ngoài "cuộc chiến" nuôi dạy con như bất kỳ bậc phụ huynh nào.

Nghề làm kẹo dừa nơi cửa ngõ Bến Tre

Nghề làm kẹo dừa nơi cửa ngõ Bến Tre

(NSMT) - Tham quan, du lịch sinh thái huyện Châu Thành, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều cơ sở sản xuất kẹo dừa. Từ lâu, kẹo dừa đã trở thành đặc sản nổi tiếng của Xứ Dừa, mang hương vị béo, thơm quyến rũ mà không nơi nào trên cả nước có thể làm giống được. Và nghề làm kẹo dừa đã trở thành nghề truyền thống gắn bó lâu đời với người dân Bến Tre.

Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa cho thiếu nhi trong tháng 6

Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa cho thiếu nhi trong tháng 6

(NSMT) - Trong dịp 1/6 và khởi đầu cho tháng hành động vì trẻ em vừa qua, cũng là mở đầu một mùa hè sôi nổi, Công ty sữa Vinamilk đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động dành cho trẻ em.

Khi tổ ấm... không còn hơi ấm

Khi tổ ấm... không còn hơi ấm

Tình cảm vợ chồng không tự nhiên có, mà cần phải được vun vén, chăm sóc, bồi đắp mỗi ngày. Tuy nhiên, vì chạy theo guồng quay cuộc sống, gánh nặng cơm áo gạo tiền, nhiều người xao nhãng việc vun đắp tổ ấm gia đình. Ðến khi nhìn lại,