Người khởi xướng “cuộc chơi” cho anh em làm báo miền Tây đã đi "chuyến xe lôi" cuối cùng...
(NSMT) - Từ chiều tối 9/12, nhiều đồng nghiệp đã chia sẻ những tình cảm yêu quý, trân trọng và tiếc nuối khi hay tin nhà báo Lê Thanh Nguyên - nguyên Trưởng Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại ĐBSCL đã rời cõi tạm.
Khi hay tin anh Thanh Nguyên mất, nhà báo Hoàng Tuyên đã có đôi dòng chia sẻ trên zalo: "Mưa lất phất ngậm ngùi, nhớ ngày sinh của Nguyên, ghép lại là một cuộc đời (11/4/1958 – 9/12/2021) của tác giả “Ê! Xe Lôi” – tác giả của những bài báo về con người cần lao cố gắng thay đổi số phận. Viết xong mỗi bài báo, Nguyên hay kể tôi nghe say sưa, đã tỷ. Mỗi bài báo của Nguyên là cách đặt mình vào nhân vật, lặn hụp trong khổ đau, xung đột, rồi vượt thoát, hả hê với cái kết. Sẽ không còn những ngày chờ nhau cafe nghe kể chuyện nữa Nguyên ơi. Thương tiếc biết bao nhiêu!”
Chỉ đôi dòng tiếc thương mà nhà báo Hoàng Tuyên gần như đã tổng kết về cái tâm trong hành trình làm báo của anh Lê Thanh Nguyên.

Nhiều đồng nghiệp chia sẻ tiếc thương nhà báo Lê Thanh Nguyên, nguyên Trưởng VP Báo Lao Động tại ĐBSCL. Hình ảnh nhà báo Hoàng Tuyên chia sẻ trên Zalo cá nhân.
Tôi nhớ, một buổi sáng cách đây 25 năm – những ngày đầu mới tập tễnh vào nghề viết lách, anh Nguyên ngoắc tôi vào một quán cà phê ở đường Lý Tự Trọng (TP Cần Thơ). Cứ tưởng anh sai vặt chuyện gì đó, nào ngờ anh nói: “Nay anh đãi em ly cà phê”! Nói chuyện một hồi, anh mới nói:
- Mày viết bài “Bê tông hóa đừng quá sức dân” hay!
Tôi sướng gân và cũng "ngộ" ra bài học đầu tiên trong làm nghề. Sướng vì khi tiếp xúc với anh cũng hơi ngại bởi cái “vía” to con, khuôn mặt đen ngăm trông giống diễn viên Kim Siêu Quần đóng vai Bao Công nhưng lại quan tâm đến một phóng viên tập sự. Ngộ là vì bài báo ấy đã phản ánh cách làm của huyện Phụng Hiệp khá cứng nhắc, chạy theo phong trào trong làm đường bê – tông ở nông thôn, khiến nhiều người dân phải đi “vay nóng” để làm đường đi qua trước cửa nhà.
Ngộ và học từ lời khen của anh Nguyên là phải đứng về phía người thế yếu để nói tiếng nói chứa cõi lòng của người “cần lao” như cách dùng từ của anh Hoàng Tuyên để nói về cái tâm trong nghề của anh Lê Thanh Nguyên.

Anh Trương Công Khả (áo đỏ), một đồng nghiệp của anh Lê Thanh Nguyên hiện đang ở Mỹ, khi hay hung tin đã viết dòng chia sẻ rất cảm động trên Facebook và đăng kèm nhiều ảnh kỉ niệm. Ảnh: Trương Công Khả.
Tôi càng hiểu hơn sự trân quý của anh em làm báo miền Tây dành cho anh Thanh Nguyên khi đọc được những dòng tâm sự của anh Cao Thành Long (Đài PT-TH Sóc Trăng) chia sẻ trên Facebook: Một người anh, người thầy đáng kính vừa đột ngột ra đi chiều nay! Buồn quá…!
Hay tin anh Nguyên mất, từ Mỹ cựu nhà báo Trương Công Khả đã chia sẻ một câu chuyện cũng nói lên chút tính cách đậm chất miền Tây của anh Nguyên: Có lần vào năm 1995 họp cộng tác viên tại Sài Gòn anh em phóng viên từ các miền gặp nhau vui vẻ. Buổi tối giao lưu, một phóng viên phát biểu: "Dân miền Tây là dân tạp chủng!" Anh Nguyên xuất hiện, hỏi “Mầy nói ai tạp chủng?” – miệng nói kèm cái bộp tay.
Không chỉ người làm báo ở miền Tây mà tận thủ đô cũng ấn tượng với bài viết “Ê! Xe lôi” của anh Nguyên. Các nhà báo bậc đàn anh đã viết và chia sẻ nhiều về anh Nguyên.
Theo nghề báo, bước chân của anh Nguyên đã đến những điểm nóng, thổn thức cùng người dân đất Chín Rồng trong những mùa lũ dữ dội, rồi tận tâm vận động làm thiện nguyện khi cơn bão Linda (năm 1997) quét qua vùng biển Cà Mau, cháy rừng lịch sử năm 2002 ở rừng U Minh Thượng…
Tôi nhớ một kỷ niệm khác, khoảng 15 năm trước, một buổi chiều anh kêu tôi vào cà phê trước dãy nhà Làng Báo (đường Trần Văn Hoài – Cần Thơ) anh nói:
- Ê mậy, gần tới ngày báo chí sao anh em hong tổ chức thi đấu môn thể thao gì cho vui!
Bàn một hồi, thế là anh Nguyên chốt kèo làm “chủ xị” để anh em phóng viên giao lưu môn bi-da và là người đặt viên gạch đầu tiên cho Giải Bida Báo chí khu vực ĐBSCL. Tôi nhớ, lần đó tôi và anh cùng “cặp bồ” thi đấu. Tôi vốn có chút đam mê bi-da, nên tập trung đánh, còn anh Nguyên vừa đánh dở, lại chơi như dân “sành điệu” vừa nghe điện thoại, vừa thụt một tay… Tất nhiên, kết quả là hai anh em bị loại từ vòng “gửi xe”!
Trong bài viết Lê Thanh Nguyên đi chuyến “xe lôi” về cuối chân trời… của nhà báo Lê Thanh Phong trên Báo Lao Động có đoạn: Đọc anh, sẽ hiểu hơn về con người và vùng đất “Chín Rồng”.
Trong nhiều tác phẩm báo chí của anh, có một phóng sự rất hay, ấn tượng nhất là cái tít cực chất miền Tây: “Ê! Xe lôi”. 100 năm xe lôi có mặt ở miền Tây giờ cũng trở thành ký ức.
Vâng! Nói như nhà báo Lê Thanh Phong: “Anh Nguyên à, giờ thì chuyến “xe lôi” cuối cùng của anh đã khuất xa sau quầng mây trắng rồi”.
Anh em làng báo miền Tây sẽ mãi nhớ anh Nguyên ở cách sống chia sẻ với người cần lao và hình bóng anh sẽ luôn hiện hữu ở “cuộc chơi” của người làm báo – Giải Bida Báo chí khu vực ĐBSCL.
Hoa hậu Ngọc Giàu: Hiến tạng – Hành trình cho đi một cuộc đời khỏe mạnh và giàu ý nghĩa
Chiều ngày 10/3/2025, ngay sau khi trở về Cần Thơ từ TP.HCM, Hoa hậu, Tiến sĩ Võ Thị Ngọc Giàu đã có buổi trao đổi cùng phóng viên Tạp chí Gia Đình Việt Nam về quyết định hiến mô – tạng của mình. Trước đó, cô đã chính thức hoàn tất thủ tục đăng ký hiến tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 4/3.
Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau
Một tiệm mì gói giá 1.000 đồng vừa xuất hiện tại phường 5, TP Cà Mau, do anh Trương Minh Đương, người dân phường 6, cùng một số người bạn thành lập. Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ những gói mì, quả trứng, xúc xích, rau sống, ớt, chanh đến nước sôi, tất cả đều không tốn kém, nhưng lại chứa đựng một tâm huyết lớn lao. Khi câu chuyện về việc làm thiện nguyện lan tỏa, nhiều nhà hảo tâm đã mang mì, trứng và các vật phẩm khác đến để ủng hộ quán mì 1.000 đồng này.
Xúc động bộ ảnh ngày Tết...
(NSMT) - Những ngày Tết Ất Tỵ đã qua nhưng những hình ảnh về một cái tết tròn đầy, đầm ấm vẫn còn đọng lại đâu đó nơi đáy mắt của các ông lão, bà cụ tại Trung tâm nuôi dưỡng người già TP. Cần Thơ, nơi mà Tết đã được ghi lại thông qua những nụ cười, những cái ôm...
Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?
Còn nhớ 2 năm trước nhà nhà thi nhau săn mèo vàng, rồng vàng nhưng năm nay không có định nghĩa săn rắn vàng. Vậy tại sao có ít người tuổi Tỵ hơn những tuổi khác, có phải vì tuổi Rắn ít may mắn?
Bí quyết "đón cát, tránh hung" cho các gia đình năm Ất Tỵ 2025
Năm Ất Tỵ 2025 được dự báo là một năm có nhiều biến cố khi liên tục có sự thay đổi mạnh mẽ gây không ít khó khăn, thách thức đối với các gia đình trong việc phát triển kinh tế, ổn định định đời sống.
Tháng Giêng không ăn chơi
Câu ca “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Nhưng đó là quan niệm chỉ phù hợp trong xã hội nông nghiệp ngày xưa với những hội hè đình đám… âm lịch.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".