Nuôi con

Nguyên tắc dạy con của bà mẹ có con tiến sĩ 17 tuổi

Chủ nhật, 21/07/2024, 16:16 PM

(NSMT) - Sau khi con gái nhận bằng tiến sĩ năm 17 tuổi, kinh nghiệm nuôi dạy con của bà mẹ đơn thân Jimalita Tillman được nhiều người quan tâm.

Jimalita Tillman - một bà mẹ ở Chicago, Mỹ khiến nhiều người chú ý khi chia sẻ câu chuyện về phương pháp dạy con và những trải nghiệm học tập của con gái Dorothy Jean từ khi còn nhỏ đến lúc nhận bằng tiến sĩ ở tuổi 17.

Jimalita Tillman cho biết, bà nhận ra con gái mình có sự tò mò quá mức và lòng nhiệt thành học tập khiến con bé khác biệt so với nhiều đứa trẻ khác. Vì vậy, bà bắt đầu làm rất nhiều để tạo điều kiện cho con gái đạt được những thành tựu trong học tập. Jimalita chia sẻ với CNBC: “Tôi coi con gái là nguồn cảm hứng cho những việc tôi làm trong cuộc sống thường ngày”.

Dorothy Jean, con gái của Jimalita Tillman, đã lấy bằng tiến sĩ về sức khỏe hành vi tích hợp tại Đại học bang Arizona khi mới 17 tuổi.

Dorothy Jean, con gái của Jimalita Tillman, đã lấy bằng tiến sĩ về sức khỏe hành vi tích hợp tại Đại học bang Arizona khi mới 17 tuổi.

Cô con gái Dorothy Jean bắt đầu được giáo dục tại nhà năm 7 tuổi và tham gia các khóa trung học từ năm 8 tuổi. Khi mới 10 tuổi, cô bé Dorothy Jean đã lấy được bằng cao đẳng và hai năm sau cô tốt nghiệp cử nhân. Năm 14 tuổi, cô bé này đã có bằng thạc sĩ về khoa học môi trường.

Năm ngoái, Dorothy Jean, 17 tuổi, đã nhận bằng tiến sĩ về Sức khỏe Hành vi Tích hợp tại Đại học Bang Arizona. Năm nay, cô gái 18 tuổi không chỉ cân nhắc các kế hoạch cho tương lai của mình mà còn thành lập và điều hành Viện Lãnh đạo STEAM Dorothy Jeanius để cung cấp các chương trình giáo dục cho thanh thiếu niên da đen ở Chicago.

Jimalita Tillman cho biết, việc con gái đạt được nhiều thành tựu như vậy "không có gì to tát". Người mẹ này tin rằng có một số nguyên tắc nuôi dạy trẻ mà bà tuân thủ đã giúp phát triển tài năng của Dorothy Jean.

Đặt kỳ vọng rõ ràng

Tillman khuyến nghị các bậc cha mẹ nên cùng con xây dựng "hợp đồng kỳ vọng", trong đó thỏa thuận với trẻ về những gì cha mẹ mong đợi ở chúng. Bà đưa ví dụ về việc trẻ phải hoàn thành bài tập trước khi xem tivi hoặc chỉ được tham gia hoạt động yêu thích sau giờ học nếu duy trì được điểm cao.

"Cha mẹ cần phải rõ ràng và ngắn gọn, không thể nước đôi khi tiếp xúc với trẻ em, đặc biệt với trẻ có năng khiếu", Tillman nói.

Theo người mẹ này, những trẻ có năng khiếu đặc biệt lại càng cần có những kỳ vọng và trách nhiệm rõ ràng. Khi trẻ được cùng cha mẹ tham gia vào việc thiết lập những quy tắc này sẽ giúp chúng phát triển sự tự tin cũng như tìm được động lực cho bản thân. Đây chính là chìa khóa cho sự thành công lâu dài sau này.

Dạy trẻ về tính trách nhiệm và làm gương cho con

Tillman tin rằng cha mẹ là tấm gương tốt nhất để trẻ học hỏi về trách nhiệm. Bà nhấn mạnh: "Cha mẹ hãy có trách nhiệm với bản thân, thể hiện thái độ rõ ràng, quyết tâm của mình trước mặt con cái để dạy chúng cách chịu trách nhiệm và hoàn thành công việc đúng hạn".

Người mẹ này đưa ra lời khuyên của nhà tâm lý học nổi tiếng Cindy Graham từng chia sẻ với tạp chí HuffPost năm 2021: "Trẻ em có khả năng lặp lại những gì chúng thấy người khác làm, vì vậy điều quan trọng là người chăm sóc phải nhận thức được những bài học mà trẻ học được từ họ".

Ngoài ra, theo Tillman, nói chuyện thẳng thắn với trẻ về những trải nghiệm của cha mẹ khi không đạt được mục tiêu mong muốn và cách khắc phục nó. Cách làm này có thể dạy trẻ cách mà người lớn đang phải chịu trách nhiệm với việc đã làm. Đơn giản như nói lời xin lỗi khi bố mẹ đón trễ hoặc nổi cáu về một điều tầm nhỏ nhặt.

Jimalita Tillman và con gái.

Jimalita Tillman và con gái.

Giữ vững niềm tin

"Cha mẹ cũng như con cái đều cần sự tự tin để đối mặt với những trở ngại không thể tránh khỏi trong cuộc sống", Tillman nói.

Hơn hết, theo bà mẹ này, cha mẹ duy trì thái độ tích cực trong quá trình nuôi dạy trẻ sẽ góp phần tạo nên sự tự tin của trẻ và điều này có mối tương quan chặt chẽ với thành công. Trước khó khăn, những đứa trẻ tin rằng "mình sẽ tiếp tục cố gắng" có nhiều khả năng thành công hơn những đứa trẻ dễ bỏ cuộc.

Tránh so sánh không phù hợp

Tillman khẳng định đừng sử dụng thành tích của người khác để so sánh và thúc đẩy con cái thành công. Theo người mẹ này, mỗi đứa trẻ đều phát triển theo một tốc độ riêng, việc so sánh có thể gây tác dụng phụ khiến trẻ luôn tự ti vì thua kém.

Tillman cho biết bà luôn tránh so sánh những thành tựu của Dorothy Jean với bất kỳ ai khác và bà kiên quyết rằng các bậc cha mẹ khác không nên so sánh con mình với Dorothy Jean.

Phương Anh (Theo CNBC)  
Cha mẹ nhóm máu nào sinh con có IQ vượt trội?

Cha mẹ nhóm máu nào sinh con có IQ vượt trội?

Di truyền là một trong những yếu tố có thể góp phần xác định tiềm năng trí tuệ của trẻ. Trong đó, nhóm máu của người mẹ cũng có phần quyết định IQ của con sẽ vượt trội hơn so với những đứa trẻ khác.

Khác biệt về tính cách giữa những đứa trẻ hoạt ngôn và trầm tính

Khác biệt về tính cách giữa những đứa trẻ hoạt ngôn và trầm tính

Tính cách sẽ quyết định đến hành vi và suy nghĩ của trẻ, từ đó ảnh hưởng đến thái độ sống và học tập sau này. Vì vậy, cha mẹ nên chú trọng đến việc định hình tính cách tích cực cho con mình ngay từ khi còn nhỏ.

Trẻ

Trẻ "chán trường" sau kỳ nghỉ hè: Xử lý thế nào để tránh căng thẳng?

Kỳ nghỉ hè kết thúc, ít đứa trẻ háo hức chờ đợi học kỳ mới. Một số trẻ thậm chí bày tỏ thái độ không muốn đi học. Lúc này, việc cha mẹ và con cái phải “chung sức” để giúp trẻ quay lại trạng thái học tập là điều hết sức cần thiết.

Những đứa trẻ… smartphone

Những đứa trẻ… smartphone

Một gia đình mà buổi tối được một học sinh lớp 5 tả cảnh sinh hoạt như sau: “Chị học bài, em học bài, bố vừa xem bóng đá trên smartphone vừa hò hét, mẹ vừa xem phim ngôn tình vừa khóc sướt mướt…” thì liệu có phương thuốc nào để cai nghiện điện thoại cho trẻ em?

Vì sao trẻ dậy thì sớm có nguy cơ thấp hơn bạn đồng trang lứa?

Vì sao trẻ dậy thì sớm có nguy cơ thấp hơn bạn đồng trang lứa?

Hạn chế về phát triển chiều cao là vấn đề thường gặp ở những trẻ dậy thì sớm khiến không ít bố mẹ lo lắng.

Cùng con chuẩn bị năm học mới

Cùng con chuẩn bị năm học mới

(NSMT) - Chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là đến ngày tựu trường. Các bậc phụ huynh cố gắng lo cho con em được chu đáo, tươm tất, sẵn sàng bước vào năm học mới với tâm thế vui tươi, phấn khởi.

Có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ, mấy tuổi cần ngủ riêng?

Có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ, mấy tuổi cần ngủ riêng?

Có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ, mấy tuổi cần ngủ riêng khi người Việt thường có thói quen cho con ngủ chung trong nhiều năm?