Văn hóa

Nhân Lễ Tình nhân, nhắc lại chuyện “Người tình”

Thứ ba, 14/02/2023, 13:32 PM

Bộ phim “Người tình” kể về chuyện tình đầy trắc trở nhưng cũng rất mãnh liệt, lãng mạn của chàng trai sống ở Nam Kỳ và cô gái trẻ người Pháp, với bối cảnh Nam Bộ những năm 1920. Nhân Ngày Lễ Tình nhân 14-2, nhắc lại đôi điều về bộ phim thú vị này và bối cảnh phim được quay ở Cần Thơ.

Ông Hai Hiển, chủ nhân Nhà cổ Bình Thủy, vẫn còn nhớ nhiều kỷ niệm về đoàn làm phim “Người tình”.

Ông Hai Hiển, chủ nhân Nhà cổ Bình Thủy, vẫn còn nhớ nhiều kỷ niệm về đoàn làm phim “Người tình”.

Truyện phim được dựa theo tiểu thuyết “L’Amant” của nhà văn Marguerite Duras. Bối cảnh vào năm 1927, phim là cuộc gặp gỡ giữa chàng trai người Việt gốc Hoa giàu có và cô gái người Pháp gia đình nghèo khó trên chuyến phà ngang dòng Mekong. Hai nhân vật không có tên cụ thể nhưng điểm lại cuộc đời của nữ nhà văn Marguerite Duras, ai cũng nhận ra đó là cuộc tình của chính bà với ông Huỳnh Thủy Lê, con trai một thương nhân Hoa kiều giàu có xứ Sa Đéc.

Người đàn ông bị vẻ thơ ngây, hồn nhiên với nét đẹp như thiên thần của cô gái quyến rũ. Còn cô gái cũng bị “tiếng sét ái tình” trước vẻ điển trai, lịch thiệp, chững chạc của chàng trai. Hai người yêu nhau, đến với nhau mà không nghĩ ngợi điều gì, ngoài tình yêu. Nhưng rồi, gia đình chàng trai ngăn trở. Cuộc tình dang dở, họ vẫn nuôi trong lòng những ký ức đẹp về nhau, cho đến khi về già, gặp nhau trên đất Pháp. Khi ấy, cô gái đã là nhà văn nổi tiếng còn chàng trai năm xưa cũng là thương nhân thành đạt.

Tiểu thuyết “L’Amant” của nhà văn Marguerite Duras được NXB Les Editions de Minuit (Paris) ấn hành lần đầu vào năm 1984, trở thành cuốn sách ăn khách, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, trong đó có bản tiếng Việt. Hãng phim Pháp Renn-Productions đã chuyển thể tiểu thuyết thành phim cùng tên, do Jean Jacques Annaud làm đạo diễn. Cố nhà văn Sơn Nam được mời làm cố vấn đạo diễn về lịch sử và phong tục cho phim. Ông đã tháp tùng cùng đoàn phim đi khắp nhiều địa phương như TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sa Đéc, Đồng Nai, Kiên Giang... để chọn cảnh và quay phim. Qua đó, ông đã ghi lại hành trình làm phim, những câu chuyện thú vị về “Người tình”, về nữ văn sĩ Marguerite Duras, về đạo diễn J.J.Annaud qua tập ghi chép “Theo dấu Người tình” (NXB TP Hồ Chí Minh ấn hành lần đầu năm 1991).

Đặc biệt, một trong những cảnh quay chính của bộ phim là ở Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ). Hiện tại ngôi nhà này còn lưu giữ rất nhiều hình ảnh về phim và đoàn làm phim, đặc biệt là bút tích của đạo diễn tài hoa người Pháp J.J.Annaud khi ông viết: “Tôi đã choáng ngợp trước sự tráng lệ của ngôi nhà tuyệt vời này, mong muốn nhờ điện ảnh, cho thế giới biết đến nơi đây”. Quả vậy, từ hiệu ứng “Người tình”, Nhà cổ Bình Thủy đã được du khách thế giới và trong nước biết đến nhiều hơn. Ông Dương Minh Hiển (Hai Hiển), chủ nhân Nhà cổ Bình Thủy, vẫn còn nhớ nhiều kỷ niệm về đoàn làm phim. Theo ông, sau phim “Người tình”, nhiều nhà làm phim cũng chọn nhà làm bối cảnh quay phim. Trong đó, được biết đến nhiều là các phim: “Người đẹp Tây Đô”, “Chân trời nơi ấy”, “Con nhà nghèo”...

40 năm từ khi tiểu thuyết “Người tình” ra đời và gần 30 năm phim “Người tình” được công chiếu, chuyện tình đẹp, lãng mạn và mãnh liệt vẫn được nhiều người nhắc đến. Nhà cổ Bình Thủy và Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Sa Đéc) từ đó lại được nhắc đến nhiều hơn, theo dấu chân “Người tình”.

Theo Đăng Huỳnh/ Báo Cần Thơ

Xem bài viết gốc tại đây

Từ bị dẫn dắt thành... đu

Từ bị dẫn dắt thành... đu "trend": Trẻ em đang bị dụ dỗ

Hiện nay có không ít trào lưu tưởng vô hại nhưng dễ ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, lối sống và văn hóa ứng xử của con trẻ.

Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau

Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau

Một tiệm mì gói giá 1.000 đồng vừa xuất hiện tại phường 5, TP Cà Mau, do anh Trương Minh Đương, người dân phường 6, cùng một số người bạn thành lập. Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ những gói mì, quả trứng, xúc xích, rau sống, ớt, chanh đến nước sôi, tất cả đều không tốn kém, nhưng lại chứa đựng một tâm huyết lớn lao. Khi câu chuyện về việc làm thiện nguyện lan tỏa, nhiều nhà hảo tâm đã mang mì, trứng và các vật phẩm khác đến để ủng hộ quán mì 1.000 đồng này.

Tỉnh thành nào ở Việt Nam kết hôn muộn nhất và ly hôn nhiều nhất?

Tỉnh thành nào ở Việt Nam kết hôn muộn nhất và ly hôn nhiều nhất?

Độ tuổi kết hôn trung bình tại Việt Nam là 27,3 tuổi, trong đó nam là 29,4 tuổi và nữ là 25,2 tuổi. Tỉnh có độ tuổi kết hôn muộn nhất chênh lệch gần 3 tuổi so với trung bình.

Gia đình bất hòa vì dừng… học thêm

Gia đình bất hòa vì dừng… học thêm

Từ ngày bọn trẻ không đi học thêm buổi tối, không phải đưa đón con, anh lại tụ tập bạn bè nhậu nhẹt đến tận khuya mới về. Chị ở nhà vừa làm mẹ, vừa làm cô giáo. Không khí gia đình không còn êm đềm như trước.

Vì sao người xưa lấy nhau khi chưa biết mặt nhưng lại ít ly hôn?

Vì sao người xưa lấy nhau khi chưa biết mặt nhưng lại ít ly hôn?

Đàn ông thời xưa muốn ly dị vợ vì bất hòa trong hôn nhân không hề dễ dàng bởi cuộc hôn nhân này không đơn giản chỉ là người chồng muốn ly hôn.

Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu

Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu

Dành thời gian cho trẻ nhỏ có thể giúp ông bà minh mẫn, vui vẻ và thậm chí khỏe mạnh hơn về lâu dài.

Cần Thơ: Phát huy thế mạnh du lịch vùng

Cần Thơ: Phát huy thế mạnh du lịch vùng

(NSMT) - Ban Chỉ đạo phát triển du lịch TP Cần Thơ vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đến tham dự có ông Nguyễn Thực Hiện - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, Trưởng ban BCĐ phát triển DL TP. Cần Thơ.