Nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ phụ nữ Kiên Giang khởi nghiệp
(NSMT) - Thực hiện Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025 (gọi tắt là Đề án 939), thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh Kiên Giang đã có nhiều chương trình, hoạt động khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp.
Năm 2021, hội liên hiệp phụ nữ các cấp trong tỉnh tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khởi nghiệp trong hội viên, phụ nữ; vai trò, vị trí của phụ nữ đối với sự phát triển kinh tế. Công tác hỗ trợ phụ nữ đổi mới, sáng tạo phát triển kinh doanh và khởi nghiệp được các cấp hội quan tâm.
Toàn tỉnh có 361 ý tưởng dự án đăng ký khởi nghiệp; trong đó có nhiều dự án có tính khả thi, xác định được thị trường và nhu cầu của sản phẩm, có khả năng phát triển bền vững, như: dịch vụ may mặc, mua bán nhỏ, sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt theo hướng ứng dụng công nghệ sạch, tổ liên kết sản xuất, nhóm dịch vụ, nuôi tôm công nghiệp, phân phối hàng hóa, làm tôm khô, trồng hoa màu theo thời vụ, nuôi trồng thủy sản...
![Mô hình trồng bưởi của gia đình chị Danh Thị Kim Ảnh, ngụ tổ 20, ấp Phước Ninh, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành, được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang biểu dương. Ảnh: Đăng Vương](https://i.ex-cdn.com/mientay.giadinhonline.vn/files/content/2022/02/12/9-2-22-1-1-1-1211.jpeg)
Mô hình trồng bưởi của gia đình chị Danh Thị Kim Ảnh, ngụ tổ 20, ấp Phước Ninh, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành, được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang biểu dương. Ảnh: Đăng Vương
Qua đó, đã hỗ trợ cho 172 ý tưởng, dự án và nhân rộng với nhiều hình thức. Cụ thể: Hỗ trợ phụ nữ xây dụng hoàn thiện 58 ý tưởng, dự án khởi nghiệp tiêu biểu tham gia cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo" do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức; kết quả có 5 dự án có ý tưởng đạt tính khả thi cao được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng kỷ niệm chương và phổ biến trong cả nước. Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh; kết quả có 25 cơ sở do phụ nữ làm chủ đạt sản phẩm, cơ sở công nghiệp nông thôn được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, tư vấn, hỗ trợ 7 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể của phụ nữ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm. Phối hợp với Ban Chỉ đạo Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm" rà soát, hỗ trợ 42 sản phẩm thuộc 18 công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình là nữ đủ tiêu chuẩn đưa ra thị trường, theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm, đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2021. Kết quả, đợt 1 có 13 sản phẩm sau đánh giá, phân hạng và công nhận đạt hạng (3 sao, 5 sao) thuộc 4 công ty, hợp tác xã, tổ hợp tác; tiếp tục đề nghị công nhận đạt 3 sao đợt 2 cho 4 sản phẩm.
Việc nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nữ mới thành lập được hội liên hiệp phụ nữ các cấp đẩy mạnh. Trong năm 2021, tổ chức 2 lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức về kinh doanh, quản trị tài chính trong doanh nghiệp, chính sách khuyến công, chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý doanh nghiệp cho 123 chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa; qua đó giúp các doanh nghiệp có những giải pháp thiết thực để khắc phục khó khăn trong tình hình mới điều hành doanh nghiệp hiệu quả.
Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ 127 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể của phụ nữ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu sản phẩm. Giới thiệu, tư vấn 1.527 phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp tham gia các lớp đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chăn nuôi, trồng trọt. Hỗ trợ 92 phụ nữ phát triển nghề truyền thống tại địa phương, tổ chức các lớp nghề khởi nghiệp sản xuất các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại địa phương…
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Đề án 939 trên địa bàn tỉnh năm 2021 vẫn còn hạn chế: Triển khai đề án chưa lồng ghép vào chương trình, kế hoạch, dự án ở một số địa phương; việc phối hợp của các thành viên chưa chặt chẽ, nguồn kinh phí cấp hoạt động Đề án còn hạn chế, chưa huy động nhiều nguồn lực xã hội hóa. Việc hỗ trợ xây dựng các hoạt động kết nối để tìm đầu ra cho sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, sản phẩm làm ra nhỏ lẻ, chất lượng chưa cao, còn nhiều sản phẩm chưa xây dựng được nhãn hiệu. Hoạt động câu lạc bộ doanh nghiệp nữ và tổ phụ nữ kinh doanh chất lượng hoạt động chưa cao; việc hỗ trợ phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp tập trung vào hỗ trợ vốn, tập huấn kiến thức chưa kết nối được các hoạt động tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh Covid-19, nên việc thành lập hợp tác xã, tổ chức truyền thông, tập huấn, tổ chức ngày hội phụ nữ khởi nghiệp chưa tổ chức được.
Năm 2022, để tiếp tục thực hiện hiệu quả đề án, Ban Chỉ đạo Đề án 939 tỉnh đề ra một số chỉ tiêu: Có70% hội viên phụ nữ được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc làm, khởi nghiệp. Hỗ trợ 40 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp. Hỗ trợ thành lập 1 hợp tác xã do phụ nữ quản lý; 10 tổ, nhóm liên kết phát triển kinh tế. Có 200 doanh nghiệp do phụ nữ quản lý mới thành lập được tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp…
Đồng thời, đề ra các nhiệm vụ và giải pháp: Tiếp tục tuyên truyền, vận động phụ nữ nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về khởi nghiệp, phát triển kinh doanh; vai trò, vị trí của phụ nữ đối với sự phát triển kinh tế. Tổ chức Ngày phụ nữ khởi nghiệp cấp tỉnh năm 2022 với chủ đề phụ nữ khởi nghiệp thích ứng an toàn trong tình hình mới; lựa chọn các ý tưởng, mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh khả thi để hỗ trợ thực hiện; nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nữ mới thành lập; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hội thông qua thiết lập cơ sở hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của các cấp hội. Nghiên cứu đề xuất chính sách, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh doanh cho phụ nữ.
Theo Tuấn Anh (CTTĐT Kiên Giang)
Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?
Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là truyền thống lâu đời của người Việt. Nhiều người thuê nhà đang phân vân liệu có phải thực hiện nghi lễ này hay không?
Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may
Việc dọn dẹp cuối năm cần phải vứt bỏ một số cây cảnh không tốt cho phong thủy gia đình, xua đuổi xui xẻo ra khỏi nhà.
Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều
Những điều cấm kỵ trong tháng 12 âm tuy có phần mê tín nhưng cũng thể hiện sự mong đợi, cầu phúc trong năm mới cũng như sự tôn trọng, kế thừa văn hóa truyền thống của người dân.
Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025
(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.
Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?
Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.