Văn hóa

Những chuyển biến rõ nét trong vùng đồng bào Khmer

Thứ sáu, 23/06/2023, 08:38 AM

Trong thời gian qua, Bạc Liêu đã triển khai thực hiện hiệu quả nhiều chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào Khmer trong phát triển kinh tế - xã hội, mang lại những đổi thay rõ nét trong vùng có đông đồng bào Khmer, đặc biệt là ở những khu vực vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Đầu tư đồng bộ

Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giảm nghèo vùng có đông đồng bào Khmer, từ các chương trình dự án, quyết định như: 30a, 135, 1719, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các địa phương nơi có đông bà con Khmer sinh sống đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương. Trong đó, chú trọng đầu tư hệ thống điện, đường, trường, trạm.

Ban Dân tộc - Tôn giáo tỉnh tặng quà các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TX. Giá Rai.

Ban Dân tộc - Tôn giáo tỉnh tặng quà các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TX. Giá Rai.

Đến nay, tất cả các xã trong tỉnh đã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã; nhiều tuyến đường được bê-tông hóa; bà con Khmer được sử dụng điện lưới quốc gia, được sử dụng nước sạch, có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia... Những công trình hạ tầng thiết yếu được xây dựng đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đem lại lợi ích cho đồng bào. Bên cạnh đó, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng được chú trọng đầu tư, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nước cho cây trồng, đem lại những mùa màng tươi tốt cho đồng bào. Cùng với việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu thì các địa phương cũng chú trọng thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo theo Quyết định 102, các chương trình chính sách tín dụng, chính sách vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào Khmer có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… Từ đó, người dân có điều kiện, động lực để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và từng bước giảm nghèo, ổn định cuộc sống.

Từ chỗ còn ỷ lại vào các chính sách ưu đãi, đặc thù dành riêng cho vùng có đông đồng bào sinh sống, thì nay, đã xuất hiện ngày càng nhiều nông dân Khmer cần cù, chịu khó, vươn lên làm giàu chính đáng và trở thành những nhân tố mới, tấm gương điển hình để mọi người noi theo. Ông Lý Thu (xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long) chia sẻ: “Không thể cứ mãi trông chờ, ỷ lại vào các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước mà bản thân mình phải biết tự thân vận động, tự lực vươn lên thì mới thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Nghĩ vậy nên tôi luôn không ngừng nỗ lực trong lao động, sản xuất, quyết chí làm ăn, nên giờ cuộc sống đã khấm khá, ổn định hơn trước”.

Người dân xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải) - nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống hiến đất làm lộ nông thôn. Ảnh: C.L

Người dân xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải) - nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống hiến đất làm lộ nông thôn. Ảnh: C.L

Góp công, góp sức xây dựng quê hương

Không chỉ chủ động làm chủ kinh tế gia đình, từ khi cuộc sống ổn định, nhiều bà con Khmer còn năng nổ, nhiệt tình tham gia vào các công việc chung của xóm, ấp, sẵn sàng hiến đất, góp công, góp sức, cùng với chính quyền địa phương từng bước hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Qua đó, góp phần làm bộ mặt xóm, ấp quê hương mình thêm phát triển, đổi mới. “Nhờ sự tham gia tích cực của bà con Khmer mà các chương trình, dự án khi triển khai rất nhanh đã phát huy hiệu quả, đem lại những lợi ích thiết thực. Bên cạnh đó, nhờ sự lòng thuận, đồng lòng mà nhiều tuyến đường, công trình dân sinh cũng được hoàn thiện nhanh chóng nhờ người dân chủ động hiến đất, góp công xây dựng hoàn thiện. Bộ mặt xóm, ấp nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống cũng chính vì thế mà ngày một phát triển, khởi sắc”, ông Nguyễn Hùng Lũy - Trưởng phòng Dân tộc TX. Giá Rai, cho biết.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là con, em đồng bào Khmer cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Trong đó, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là cầu nối quan trọng trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc triển khai các chương trình, chính sách, dự án như thổi một luồng gió mới đến với vùng có đông đồng bào dân tộc, giúp bà con có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, trở thành điểm sáng trong phong trào phát triển kinh tế, góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua tại địa phương.

Diện mạo nông thôn vùng có đông đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc, phum sóc được nối liền nhau bằng những tuyến đường giao thông nông thôn thẳng tắp, đã minh chứng cho những chủ trương đúng đắn và cách làm phù hợp, hiệu quả của cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng sự chung sức, đồng lòng của đồng bào Khmer ở Bạc Liêu.

Theo Khôi Nguyên/ Báo Bạc Liêu

Xem bài viết gốc tại đây

Bánh xèo khổng lồ gây ấn tượng tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025

Bánh xèo khổng lồ gây ấn tượng tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025

Sau buổi họp báo do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Cần Thơ tổ chức vào sáng ngày 29/3/2025, thông tin về Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 đã lan tỏa mạnh mẽ, thu hút sự chú ý đặc biệt từ người dân và du khách. Trong số đó, hoạt động "đổ bánh xèo khổng lồ" với đường kính dự kiến lên đến 9m đang trở thành tâm điểm, tạo nên sự háo hức và tò mò lớn.

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII: Tôn vinh tinh hoa ẩm thực

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII: Tôn vinh tinh hoa ẩm thực

Từ ngày 04 đến 08/4/2025, tại Quảng trường quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ sẽ sôi động trở lại với Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII, một trong những sự kiện văn hóa – ẩm thực đặc sắc nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị Bánh dân gian Nam Bộ”, lễ hội không chỉ là dịp quảng bá tinh hoa ẩm thực truyền thống mà còn khẳng định vai trò của Cần Thơ trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa vùng đất phương Nam.

Hội Khuyến học Sóc Trăng đón nhận Quỹ học bổng Dương Kỳ Hiệp

Hội Khuyến học Sóc Trăng đón nhận Quỹ học bổng Dương Kỳ Hiệp

Ngày 1/4 tại ấp Trường An, xã Trường Khánh (huyện Long Phú), Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng tổ chức kỷ niệm 25 năm ngày mất Nhà cách mạng Dương Kỳ Hiệp và tiếp nhận Quỹ học bổng mang tên Dương Kỳ Hiệp với số tiền gần 500 triệu đồng do gia đình ông Dương Kỳ Hiệp và các nhà hảo tâm trao tặng. Đến dự có bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các Sở, ngành tỉnh, huyện.

Học sinh Cần Thơ tham quan Đền thờ Vua Hùng, tìm hiểu về cội nguồn dân tộc

Học sinh Cần Thơ tham quan Đền thờ Vua Hùng, tìm hiểu về cội nguồn dân tộc

(NSMT) - Ngày 1/4, anh Thạch Quốc Phong - Bí thư Đoàn Trường THPT An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ cho biết, vừa tổ chức nội dung giáo dục địa phương thông qua các hoạt động trải nghiệm Chủ đề Phát triển du lịch ở Cần Thơ tại Đền thờ Vua Hùng TP. Cần Thơ.

Hợp tác và liên kết du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh cùng các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Hợp tác và liên kết du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh cùng các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 28/3/2025, tại Sóc Trăng, diễn ra Hội nghị triển khai Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) và 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2025 do UBND TP HCM phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng và UBND các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL tổ chức.

Kiên Giang: Khởi công xây dựng 22 căn nhà trong chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn huyện Giồng Riềng

Kiên Giang: Khởi công xây dựng 22 căn nhà trong chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn huyện Giồng Riềng

Nhằm triển khai thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát, sáng ngày 28.3.2025, Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang, Ban chỉ đạo “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” huyện Giồng Riềng đã tổ chức Lễ Khởi công xây dựng công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn xã Ngọc Thành, huyện Giồng Riềng.

Sóc Trăng tổ chức đoàn khảo sát kết nối du lịch

Sóc Trăng tổ chức đoàn khảo sát kết nối du lịch

Chiều 27/3, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Sóc Trăng tổ chức đoàn Famtrip khảo sát kết nối khai thác phát triẻn sản phẩm du lịch giữa tỉnh này với TP.HCM và các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đoàn có hơn 100 người là lãnh đạo, cán bộ ngành du lịch, đại diện doanh nghiệp lữ hành du lịch, chủ các nhà hàng, khách sạn TP.HCM và các tỉnh, thành miền Tây.