Những chuyến đò đặc biệt trên dòng sông tri thức
(NSMT) - Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay thật đặc biệt khi vừa tròn kỷ niệm 40 năm kể từ lần đầu tiên vào 20/11/1932, đồng thời đánh dấu dịch COVID-19 đi qua. Ngày 20/11 cũng chính là ngày Tết của những người làm nghề giáo, tuy nhiên tại ngôi trường dạy trẻ em khuyết tật TP Cần Thơ ngày Tết này lại mang nốt trầm sâu lắng.
Nghề giáo đâu chỉ dành riêng cho những người cầm phấn và đứng trên bục giảng mà tất cả những ai mang trên mình sứ mệnh “đưa đò” chở tri thức đi xa hơn đều được gọi là Thầy. Đối với các thầy giáo, cô giáo niềm hạnh phúc lớn nhất trong con đường sự nghiệp chẳng có gì hơn được việc nhìn thấy những lứa học trò của mình thành công, nên người. Năm nào cũng vậy, tại các cấp học phổ thông luôn chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 một cách chỉn chu, trọn vẹn nhất với những đóa hoa, những bài ca dành tặng thầy, cô giáo. Bên cạnh đó là các hoạt động làm báo tường, tập văn nghệ cũng đầy sôi nổi bằng tất cả tấm lòng của các bạn học sinh trong trường. Dịp này cũng là dịp để các bạn phấn đấu thi đua giành kết quả tốt như một món quà ý nghĩa nhất tặng giáo viên của mình trong ngày Tết Nhà giáo.
Tuy nhiên, đâu đó lại có một khoảng sân trường vào ngày này lại yên ắng hơn thường nhật, Trường dạy trẻ khuyết tật TP. Cần Thơ lặng như tờ không một bóng người, không một giỏ hoa. Trường dạy trẻ khuyết tật TP. Cần Thơ nằm trên trục đường Cách mạng Tháng Tám và kế bên trường THPT Bùi Hữu Nghĩa, một ngôi trường đặc biệt chở tri thức đặc biệt đến với những đứa trẻ kém may mắn. Trường dạy trẻ khuyến tật TP. Cần Thơ không chỉ nhận các bạn nhỏ khiếm khuyết tại địa phương mà hầu hết các khu vực lân cận phụ huynh đều tìm đến để gửi con với mong muốn con được đến trường, được học tập như bạn bè cùng trang lứa. Ban đầu trường chủ yếu nhận dạy cho các bạn nhỏ khiếm thị và khiếm thính, sau này trường mở rộng thêm và nhận cả những bạn tự kỷ, tăng động,…
Giáo viên trong trường luôn mong muốn hỗ trợ, giúp đỡ các bé để các bé sớm hòa nhập với các bạn phổ thông khác. Được biết, nhà trường gồm có hơn 40 cán bộ, giáo viên và nhân viên với trên 100 học sinh các lớp theo đổ tuổi từ Tiểu học đến hết THCS. Các bạn học sinh khiếm khuyết chủ yếu học đến khoảng lớp 8-9 sẽ nghỉ học đi làm phụ giúp gia đình, có nhiều bạn còn cố gắng đến TP. Hồ Chí Minh học thêm để có được cái nghề ổn định hơn. Trường có nhận các bạn theo cả nội trú và bán trú để hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình.
Nói tới cô giáo Trần Tín Nghĩa hẳn các lứa học sinh nói riêng khu vực quận Bình Thủy không ai không biết, người giáo viên hơn 30 năm chèo lái trên dòng sông tri thức, cô đã dạy tại Trường dạy trẻ khuyết tật hơn 20 năm đến nay vừa về hưu. Cô là một người phụ nữ bình thường tốt nghiệp ngành Sư phạm Toán và về quê dạy học tại một ngôi trường nhỏ khoảng 5 năm, sau đó tiến về gần trung tâm thành phố để tìm thêm cho mình cơ hội phát triển. Có một sự thật là ban đầu cô bước chân vào Trường dạy trẻ khuyết tật do bất đắc dĩ nhưng rồi gắn bó lâu cô càng ngày càng thương, thương các em nhỏ kém may mắn, thương cho phụ huynh và đồng cảm với những người đồng nghiệp.
Chính vì các bạn đều có khiếm khuyết nên chính bản thân ai nấy đều có sự tự ti, quá trình học tập gặp nhiều khó khăn, ngôn ngữ cũng vô cùng hạn chế do tư duy hơi chậm. Đó là một trong những nỗi gian nan của các thầy, cô giáo, cô Nghĩa kể thời gian đầu mới vào trường chưa có kinh nghiệp do cô cũng học Sư phạm phổ thông mà không qua bất kỳ khóa đào tạo về Tật học nào. Thời gian đó cô đã từng bị một học sinh dùng ký hiệu ngôn ngữ để đuổi, nói rằng “cô Nghĩa ngu” nên cô cũng buồn lắm. Từ đó, cô tìm hiểu nhiều hơn về nguyên nhân và dần dần cô tự tin hơn khi đứng lớp, cô càng thương các bé hơn, sau này chính bạn học sinh đó một lần nữa dùng ký hiệu khen cô là cô giáo tuyệt vời.
Nỗi niềm trăn trở chung của cô và các thầy cô trong trường chính là việc thông tin tuyên truyền về các nguyên nhân gây ra khiếm thị, khiếm thính, tự kỷ,… của các bạn nhỏ chưa được tối ưu đến các bậc phụ huynh. Hơn nữa nếu các em mắc phải được can thiệp kịp thời trong khoảng từ 1-3 tuổi sẽ có hiệu quả. Thứ 2, cô mong việc đào tạo nghề cho các em được chăm lo hơn để làm việc tại địa phương mà không cần đi xa. Cuối cùng, điều mà cô luôn khắc khoải và cũng đã từng đề nghị lên cấp trên là về các chính sách hỗ trợ đối với các em học sinh khiếm khuyết trở lại hòa nhập tại trường phổ thông, hầu hết cả giáo viên và học sinh đều e dè khiến các em trở nên bơ vơ.
Thực sự những người “lái đò” trên dòng sông đặc biệt càng đáng quý hơn nữa trong nghề được gọi là nghề cao quý nhất, những chuyến đò thầm lặng nhất là trong ngày truyền thống của nghề giáo. Nhưng có lẽ trong trái tim mỗi người thầy, người cô tại ngôi trường này đều cảm thấy thật tự hào về các lứa học sinh của mình bước ra đời, bằng lòng kiên nhẫn và tình yêu thương vô bờ các thầy cô mới có thể đứng nơi bục giảng đặc biệt nhiều năm như thế.
Đôi chân từng chạy loạt sự kiện lớn, bất ngờ sau 6 tháng phải sống nhờ... chống nạng
(NSMT) - Sống một mình trong căn trọ nhỏ cặp khu dân cư Bình Nhựt, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ, chàng trai Dương Hữu Nghĩa (32 tuổi, ngụ tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) từng là đôi chân chạy hàng loạt các sự kiện lớn nhỏ ở miền Tây, bất ngờ gặp "bạo bệnh" với di chứng "Viêm hoại tử chỏm xương đùi", khiến việc đi lại với anh giờ đây trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Khi mẹ là cô giáo
Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.
Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ
(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.
Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?
(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer
(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói
Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…