Những nét văn hoá độc đáo của Làng người Chăm - An Giang
Những lễ hội đặc sắc, đa dạng và phong phú trong đời sống văn hoá, tinh thần đã làm nên nét độc đáo của những làng Chăm.
Làng người Chăm Châu Giang nằm trên địa bàn huyện An Phú tỉnh An Giang, là nơi giáp ranh giữa huyện Châu Đốc và Tân Châu, là một vùng đất ngay đầu nguồn châu thổ với nhiều người Chăm sinh sống, định cư và tập hợp khá đông đảo . Điều đó đã tạo nên một nét đẹp đặc biệt với mảnh đất này, một nét văn hóa Chăm đậm đà bản sắc dân tộc.

Thánh đường Mubarak. Ảnh: Internet
Đây là một địa điểm nổi bật với những ngôi nhà sàn và thánh đường Hồi Giáo theo kiểu kiến trúc độc đáo và lạ mắt. Hơn thế nữa, con người nơi đây cũng hiền hòa và cố gắng lưu giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc mình.
Người Chăm có một kho tàng văn hóa phong phú và nghề thủ công truyền thống cũng góp phần trong đó đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm. Trải qua những thăng trầm, có lúc tưởng như bị thất truyền, nhưng đến nay nghề dệt thổ cẩm của người Chăm An Giang vẫn được duy trì.

Thổ cẩm của người Chăm An Giang chủ yếu được nhuộm bằng những phẩm màu tự nhiên, sản phẩm có màu đỏ boóc-đô, vàng, xanh thẫm chủ yếu được nhuộm bằng các loại cây, nhựa tự nhiên; loại thổ cẩm màu hồng, xanh dương, tím... được nhuộm bằng các loại hóa chất công nghiệp theo công nghệ nhuộm không phai màu. Trong đó, nổi tiếng với sản phẩm Ikat vân mây và thổ cẩm bông dâu.
Về ẩm thực, người Chăm An Giang sinh sống ở một vùng đồng bằng, ven bờ và trên các cù lao sông Hậu nên tôm, cá là thức ăn hàng ngày của họ. Đến những ngày lễ tết hay có khách quý, họ làm thêm các món bò, dê, gà, vịt... Họ không ăn những con vật như chó, khỉ và các loại chim gắp mồi... Người Chăm An Giang sử dụng nhiều gia vị, nhất là các loại gia vị cay và béo. Chất béo thường được lấy từ nước cốt dừa. Và khi nguồn cá, tôm dùng không hết họ chế biến thành các loại mắm như mắm thái, mắm chua, mắm chao để dùng vào những ngày tiếp theo.

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Chăm An Giang. Ảnh: VOV
Cũng như các dân tộc khác trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, người Chăm cũng có những lễ hội của riêng mình. Và chính những lễ hội này đã góp phần tạo nên bức tranh văn hóa Chăm độc đáo, có thể kể đến các lễ hội truyền thống như Lễ Ramadan - một trong những lễ hội lớn nhất được tổ chức từ ngày 1 - 30/9 Hồi lịch (tháng ăn chay); Lễ Royai philtrok (Lễ bố thí) diễn ra vào ngày 1/10 Hồi giáo lịch, được coi là ngày tết của người Chăm Hồi giáo; lễ sinh nhật Nabi Muhamad; Lễ cầu an Tolakbala; Lễ Roya Haji…

Nhà sàn của người Chăm
Những địa điểm nên khám phá khi ghé thăm Làng người Chăm ở An Giang:
Thánh đường Hồi giáo Masjid Jamiul Azhar
Với kiến trúc xanh trắng nổi bật trên những hoa văn Hồi giáo uốn lượn. Thánh đường Mubarak trở thành điểm check-in lộng lẫy trong những shoot ảnh của du khách. Thánh đường này còn được công nhận là di sản của quốc gia.
Thánh đường có kiến trúc độc đáo, tháp tròn, cổng chính hình vòng cung, rất đặc sắc. Nóc thánh đường có một tháp lớn hai tầng hình bầu dục, chân tháp có hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao, tượng trưng cho đạo Hồi. Đây là một trong những công trình có giá trị cao, và là điểm tham quan hấp dẫn tại làng Chăm Châu Giang.
Làng dệt Phũm Soài
Nghề dệt này đã có từ hàng trăm năm qua và đã từng có thời kỳ thịnh vượng của riêng nó. Những cơ sở sản xuất thổ cẩm đã bắt đầu cởi mở hơn trong việc đón tiếp du khách.
Mặc dù thổ cẩm ở đây không khác gì mấy với thổ cẩm của đồng bào Chăm tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Nhưng vì có sự tiếp biến văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo giáo khác nhau nên mỗi hoa văn được thể hiện trên từng sản phẩm đã tạo nét ấn tượng riêng biệt.
Nhà sàn truyền thống
Khác với những ngôi nhà sàn của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, nhà sàn ở làng Chăm Châu Giang được cất rất cao và hoàn toàn sử dụng các loại gỗ quý nguyên khối như cẩm lai, căm xe, cà chất… đặc biệt có nhiều ngôi nhà dùng cả gỗ giáng hương.
Có một điều khác biệt của nhà sàn ở làng Chăm Châu Giang bên trong không có bàn ghế, vì vậy mà khi khách đến nhà thì chủ nhà thường trải chiếc chiếu hoặc tấm thảm để chủ khách cùng ngồi xếp bằng trên sàn gỗ. Đặc biệt trong nhà có một khung cửa có màn che được trang trí tùy được trang trí bắt mắt để ngăn cách với gian nhà trong. Theo tập tục, đây là khu vực sinh hoạt hoàn toàn dành riêng cho đàn bà con gái, đàn ông con trai không được vào. Do đó mà khu vực này rất được coi trọng khi có khách hoặc người là đến nhà chơi.
Vì sao du khách miền Tây thích đi núi Bà Đen?
Được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", núi Bà Đen được xem là điểm hội tụ linh khí đất trời, thế nên hàng năm, từ tháng Giêng cho đến tháng 3, rất nhiều du khách từ các tỉnh miền Tây Nam bộ đổ về đây tham quan, dâng lễ.
Du khách miền Tây ‘rục rịch’ lên kế hoạch đi Tây Bắc ngắm hoa ban
Tháng 3 là thời điểm hoa ban - biểu tượng cho vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng bắc đầu nở rộ.
Mỹ Quỳnh Safari – Thế giới hoang dã giữa đồng bằng
Từ một chi tiết rất nhỏ liên quan đến tuổi thơ của cô con gái, ông Ngô Trí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Công ty Cổ phần vườn thú Mỹ Quỳnh (Mỹ Quỳnh Safari) đã biến vùng đầm lầy đầy phèn chua ở xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, thành một 'thế giới hoang dã' giữa đồng bằng.
Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ vừa gửi văn bản đề nghị UBND quận Cái Răng chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc quận, tiến hành kiểm tra, xác minh, nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động du lịch đối với các ghe, tàu, bè đang hoạt động tại khu vực chợ nổi Cái Răng trong việc tuân thủ các quy định pháp luật hoạt động kinh doanh.
Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025: Nâng tầm quan trọng của muối trong đời sống mỗi gia đình
(NSMT) - Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025 là dịp đặc biệt để tôn vinh và giới thiệu giá trị của muối trong các lĩnh vực như du lịch, y tế và ẩm thực. Sự kiện này không chỉ khẳng định vai trò thiết yếu của muối mà còn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình.
Phú Quốc là điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Mới đây, chuyên trang du lịch nổi tiếng Travel Off Path (Mỹ) đã công bố danh sách 5 điểm đến có sự phát triển du lịch nhanh nhất tại Đông Nam Á và đứng đầu danh sách này chính là đảo Phú Quốc. Các địa danh khác có mặt trong danh sách bao gồm Phuket và Bangkok (Thái Lan), Singapore (Singapore), cùng với Kuala Lumpur (Malaysia).
Tàu AIDAstella đưa hơn 2.000 du khách vào Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc
Sáng ngày 14/2, tàu AIDAstella (Italy) có trọng tải hơn 71.300 tấn đã đến cảng hành khách quốc tế Phú Quốc. Đây là chuyến tàu đưa du khách quốc tế đầu tiên đến Phú Quốc trong năm nay bằng đường biển. Trên tàu có 620 thủy thủ đoàn và 2.130 du khách đến từ các nước châu Âu.