Nông trường Sông Hậu: Hàng hóa kém cạnh tranh do đường hỏng, cầu tải trọng thấp
Nông trường Sông Hậu, thuộc huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, hiện đang quản lý hơn 3 ngàn hecta đất trồng cây ăn trái, trung bình một vụ mùa thì nơi đây cung ứng ra thị trường hàng ngàn tấn nông sản tươi. Nhưng cầu đường thì bất cập.
Tuy nhiên suốt hàng chục năm nay, quá trình vận chuyển rất khó khăn vì 10 cây cầu giao thông trong nông trường quy định tải trọng chỉ từ 8 tấn. Hàng hóa vận chuyển phải bốc dở nhiều lần, khiến hàng hóa nông sản bị hư hỏng, mất thời gian và nhân lực. Điều này đã hạn chế rất lớn đến việc giao thương của doanh nghiệp và nông dân, trong khi đó xu thế cạnh tranh thị trường đang hướng đến giảm giá thành trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa.

Cây cầu cửa ngõ vào Nông trường Sông Hậu mang trọng tải 8 tấn nhiều năm, gây khó khăn cho việc vận chuyển, giao thương hàng hóa cho bà con và Doanh nghiệp trên địa bàn Nông trường.
Hiện tại nông trường Sông Hậu đang bắt đầu vụ mùa xoài và nhãn. Lượng vật tư nông nghiệp phục vụ vụ mùa đang vào thời điểm tăng tốc, nhưng quá trình vận chuyển thì trăm bận nhiêu. Con đường huyết mạch xuyên suốt nông trường rộng 3,5m, dài 10 km có 10 cây cầu, mỗi cây tải trọng cho phép 8 tấn.
Với trọng tải này, người dân và doanh nghiệp sản xuất trong nông trường đều cho rằng “chẳng thấm vào đâu” để vận chuyển hàng hóa đầu ra lẫn đầu vào. Suốt nhiều năm người nông dân phải chấp nhận đội chi phí để bốc dở hàng hóa nhỏ lẻ, vận chuyển qua cầu cho đúng với quy định. Trái cây tươi bốc dở nhiều lần dẫn tới bầm dập, hao hụt giảm giá thành, còn chở quá tải thì nhiều hệ lụy.

Nếu 1 hecta sản xuất chỉ cho trung bình 30 tấn rau củ quả thôi thì con số đã lên đến mười mấy ngàn tấn.
Ông Nguyễn Thanh Phú, Giám đốc nông trường Sông Hậu, cho biết người dân ở nông trường sản xuất hàng ngàn tấn nông sản, riêng Nông trường đang quản lý 3.400 hecta, nếu 1 hecta sản xuất trung bình 30 tấn rau củ quả thôi thì con số đã lên đến mười mấy ngàn tấn. Như vậy đi xe tải nhỏ thì không thể giải quyết kịp thời giao hàng, sẽ bị tồn đọng, gây thiệt hại cho Nông trường, chưa kể là xe tải nặng vào giao nhận các thiết bị về nông nghiệp, máy móc, vật tư... Hàng hóa về phải để bên dốc cầu bên kia rồi thuê xe nhỏ bốc hàng, kinh doanh bây giờ phải cạnh tranh với nhau từng đồng, mà như thế này thì khó khăn và mất thời gian vô cùng.

Riêng Nông trường đang quản lý 3.400 hecta đất, nếu 1 hecta sản xuất chỉ cho trung bình 30 tấn rau củ quả thôi thì con số đã lên đến mười mấy ngàn tấn. Như vậy đi xe tải nhỏ thì không thể giải quyết kịp thời giao hàng nông sản, sẽ bị tồn đọng, gây thiệt hại cho Nông trường.
Theo phản ánh của của doanh nghiệp và người dân, UBND huyện Cờ Đỏ đã cho thẩm định lại tải trọng thực của những cây cầu này. Trong đó, cây cầu Số 1 (nối cửa ngõ của nông trường sông Hậu với quốc lộ 91) có tải trọng là 18 tấn. Tuy nhiên đơn vị quản lý lại gỡ bảng 18 tấn xuống và thay vào đó là cắm bảng chỉ có 13 tấn. Ông Phú cho rằng: Thẩm định thì thẩm định rồi, được 18 tấn nhưng mà cái bảng cắm thì lại không thay đổi.

Sau phản ánh của Doanh Nghiệp và người dân trên địa bàn Nông trường thì phòng KT-HT, tham mưu UBND huyện Cờ Đỏ, đã thuê đơn vị thẩm định lại trọng tải cầu số 1 là 18 tấn, ghi nhận thực tế thì chỉ cấm biển trọng tải 13 tấn
Đoạn đường này là Nông trường làm đồng bộ cầu và đường để vận chuyển hàng hóa. Sau này bàn giao theo quyết định 255 về Điện – Đường – Trường – Trạm cho địa phương quản lý. Nhưng đã thẩm định 18 tấn thì phải cắm bảng 18 tấn để cho việc sau này nâng cấp tuyến đường Nông trường được đồng bộ thì việc giao thương hàng hóa ở Nông trường được thuận tiện hơn.

Ghi nhận của Phóng viên, từ cầu số 2 đến cây cầu 10 hiện vẫn còn nguyên tấm biển trọng tải 8 tấn.
Lý giải tại sao có kết quả thẩm định 18 tấn mà lại chỉ cắm bảng 8 tấn và 13 tấn, ông Từ Nguyễn Duy Tân – Trưởng phòng kinh tế hạ tầng huyện Cờ Đỏ cho biết: UBND huyện đã thống nhất cho thực hiện kiểm tra và thẩm định lại cây cầu số 1 từ quốc lộ 91 đi vào, thuê đơn vị thẩm định thử tải rồi khi có kết quả mới cắm lại bảng trọng tải, “hiện đã thẩm định xong là cầu số 1 có tải trọng đến 18 tấn đang chờ văn bản từ đơn vị thẩm định”. Còn con đường hiện nay 3,5m thì nó được thiết kế phù hợp với cây cầu tải trọng 8 tấn từ rất lâu. Cho nên phòng KT-HT cắm bảng 8 tấn. Hiện đã có dự án nâng cấp con đường này thì phòng KT-HT sẽ trình UB nâng tải trọng các cây cầu lên 13 tấn cho đồng bộ.

Các ổ voi được lấp đầy bằng đá lót đường lỏm chỏm nhưng không trải nhựa. Lớp đá tạo nên những pha gập gềnh và bụi bay mịt mù mỗi khi có xe lưu thông, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của bà con ở khu vực cửa ngõ vào Nông trường.
Ông Bùi Văn Kiệt, Phó chủ tịch UBND huyện Cờ Đỏ, cho biết huyện đang hoàn tất hồ sơ đấu thầu để thực hiện dư án nâng cấp toàn bộ tuyến đường của Nông trường, sẽ thực hiện trong tháng 2/2022. Tuy nhiên, đến thời điểm này chưa thấy động thái gì của việc khởi công, sửa chữa.

Nông trường đã xây dựng khu sinh thái ẩm thực để mở tuyến du lịch Cái Răng – Phong Điền – Cờ Đỏ.
Hiện nông trường Sông Hậu đã được quy hoạch 220 hcecta dành riêng cho khu nông nghiệp công nghệ cao, đang xúc tiến kêu gọi đầu tư. Trước mắt, Nông trường đã xây dựng khu sinh thái ẩm thực để mở tuyến du lịch nối tuyến, Cái Răng – Phong Điền – Cờ Đỏ. Nếu tuyến đường huyết mạch của Nông trường chậm trễ sửa chữa sẽ hạn chế những cơ hội bức phá của huyện Cờ Đỏ trong thu hút đầu tư du lịch, nhất là khi tài nguyên sẵn có của nông trường Sông Hậu còn rất lớn để khai thác lâu dài.
Hành trình đi vào danh sách 100 món ăn ngon thế giới của bánh mỳ Việt
Từ một món ăn được du nhập từ phương Tây, bánh mỳ đã từng bước hòa nhập vào văn hóa ẩm thực của người Sài Gòn để trở thành một trong những món ăn phổ biến và thông dụng nhất trên mảnh đất này. Càng đặc biệt hơn khi nó được chuyên trang ẩm thực Taste Atlas nổi tiếng thế giới đánh giá cao nhất với 4,6/5 sao trong 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới (Top 100 sandwiches in the world).
Vì sao du khách miền Tây thích đi núi Bà Đen?
Được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", núi Bà Đen được xem là điểm hội tụ linh khí đất trời, thế nên hàng năm, từ tháng Giêng cho đến tháng 3, rất nhiều du khách từ các tỉnh miền Tây Nam bộ đổ về đây tham quan, dâng lễ.
Du khách miền Tây ‘rục rịch’ lên kế hoạch đi Tây Bắc ngắm hoa ban
Tháng 3 là thời điểm hoa ban - biểu tượng cho vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng bắc đầu nở rộ.
Mỹ Quỳnh Safari – Thế giới hoang dã giữa đồng bằng
Từ một chi tiết rất nhỏ liên quan đến tuổi thơ của cô con gái, ông Ngô Trí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Công ty Cổ phần vườn thú Mỹ Quỳnh (Mỹ Quỳnh Safari) đã biến vùng đầm lầy đầy phèn chua ở xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, thành một 'thế giới hoang dã' giữa đồng bằng.
Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ vừa gửi văn bản đề nghị UBND quận Cái Răng chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc quận, tiến hành kiểm tra, xác minh, nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động du lịch đối với các ghe, tàu, bè đang hoạt động tại khu vực chợ nổi Cái Răng trong việc tuân thủ các quy định pháp luật hoạt động kinh doanh.
Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025: Nâng tầm quan trọng của muối trong đời sống mỗi gia đình
(NSMT) - Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025 là dịp đặc biệt để tôn vinh và giới thiệu giá trị của muối trong các lĩnh vực như du lịch, y tế và ẩm thực. Sự kiện này không chỉ khẳng định vai trò thiết yếu của muối mà còn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình.
Phú Quốc là điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Mới đây, chuyên trang du lịch nổi tiếng Travel Off Path (Mỹ) đã công bố danh sách 5 điểm đến có sự phát triển du lịch nhanh nhất tại Đông Nam Á và đứng đầu danh sách này chính là đảo Phú Quốc. Các địa danh khác có mặt trong danh sách bao gồm Phuket và Bangkok (Thái Lan), Singapore (Singapore), cùng với Kuala Lumpur (Malaysia).