Nếp nhà

PGS.TS Lưu Khánh Thơ: “Cha và con gái” là cơ hội để tôi trải lòng những hồi ức về cha

Chủ nhật, 14/07/2024, 15:13 PM

“Tôi đã cố gắng hết sức để bài viết có thể chuyên chở được cảm xúc chân thành nhất từ đó lan toả tình yêu gia đình, bố mẹ, lòng biết ơn… đến mọi người” - PGS.TS Lưu Khánh Thơ tâm sự.

Sáng 12/7, Lễ tổng kết, trao giải cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 và ra mắt cuốn sách "Cha và con gái" do Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Hội trường Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội).

Trong gần 1.000 bài dự thi bài viết "Cha tôi và những kỷ niệm sống mãi cùng thời gian" của PGS. TS Lưu Khánh Thơ viết về cha là nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Thuận đã giành Giải Nhất, thuyết phục hoàn toàn ban giám khảo và nhiều độc giả.

Ban tổ chức trao giải Nhất cho tác giả PGS. TS Lưu Khánh Thơ.

Ban tổ chức trao giải Nhất cho tác giả PGS. TS Lưu Khánh Thơ.

Tác giả PGS. TS Lưu Khánh Thơ (trái) chia sẻ trong Lễ trao giải

Tác giả PGS. TS Lưu Khánh Thơ (trái) chia sẻ trong Lễ trao giải

Chia sẻ với Tạp chí Gia đình Việt Nam, PGS.TS Lưu Khánh Thơ tâm sự: “Tôi biết cuộc thi viết “Cha và con gái” qua các phương tiện truyền thông đại chúng và đặc biệt là một người bạn phổ thông của tôi là Trần Việt Trung (tác giả đoạt giải nhất Cha và con gái năm 2023 với bài viết về con gái mình) đã cho tôi động lựa và nguồn cảm hứng để viết bài dự thi.

Ngay từ khi nghe tên “Cha và con gái”, tôi đã thấy hay và ý nghĩa bởi trong xã hội ngày nay, những giá trị, truyền thống của gia đình bị mai một đi rất nhiều, từ đó sinh ra nhiều hệ luỵ, vấn đề tiêu cực. Cuộc thi “Cha và con gái” như một lần nhắc nhớ, khơi lại những truyền thống quý giá đó.

Empty

Tôi đã từng nghe một câu nói rất tâm đắc: “Mỗi cô gái có thể không phải là nữ hoàng của chồng mình nhưng luôn là công chúa của cha họ”. Không có gì có thể suy chuyển, thay đổi hay mai một tình cảm giữa cha và con gái”.

Chia sẻ thêm về cha mình - nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, PGS.TS Lưu Khánh Thơ không khỏi xúc động: "Cha tôi không phải là một người thật nổi tiếng. Cuộc đời ông không có gì chói chang đặc biệt. Nhưng những bài học nghệ thuật, những bài học về tình yêu đất nước, tình yêu gia đình, tình yêu con người… là những bài học cụ thể, thiết thực, vun đắp nhân cách và là hành trang tinh thần theo chúng tôi suốt đời".

Những bức ảnh quý giá của tác giả PGS. TS Lưu Khánh Thơ và cha - nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Thuận cùng gia đình (Ảnh gia đình cung cấp).

Những bức ảnh quý giá của tác giả PGS. TS Lưu Khánh Thơ và cha - nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Thuận cùng gia đình (Ảnh gia đình cung cấp).

Thường viết về người anh nổi tiếng - cố nhà thơ Lưu Quang Vũ và cố nhà thơ Xuân Quỳnh, nhưng PGS.TS Lưu Khánh Thơ ít khi viết về cha. Chia sẻ lý do chọn cuộc thi viết “Cha và con gái” để lần đầu tâm sự về nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, PGS.TS Lưu Khánh Thơ cho biết: “Gần nửa thập kỷ từ ngày cha mất, tôi ít khi có dịp để viết về cha mình. Cuộc thi “Cha và con gái” là cơ hội để tôi có thể tâm sự, trải lòng về người cha yêu quý cũng như hồi tưởng lại bài học đã từ lâu trở thành hồi ức”.

Dù không phải thông điệp gì to tát nhưng thông qua bài viết của mình về cha, PGS.TS Lưu Khánh Thơ muốn truyền cảm hứng cho mọi người, đặc biệt là những bạn trẻ ngày nay cởi mở hơn khi thể hiện tình cảm với cha mẹ.

Bởi theo PGS.TS Lưu Khánh Thơ, có tình cảm gia đình, lòng biết ơn cha mẹ sẽ nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người và trở thành một kim chỉ nam, dẫn dắt giúp con người đi đúng hướng, trở thành công dân tốt và vỗ về mỗi tâm hồn khi vấp ngã trên đường đời.

PGS.TS Lưu Khánh Thơ

PGS.TS Lưu Khánh Thơ

“Tôi đã cố gắng hết sức để bài viết “Cha tôi và những kỷ niệm sống mãi cùng thời gian" có thể chuyên chở được cảm xúc chân thành nhất từ đó lan toả tình yêu gia đình, bố mẹ, lòng biết ơn đến mọi người” - PGS.TS Lưu Khánh Thơ tâm sự.

Ảnh màn hình 2024-07-14 lúc 13.59.07

Cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 2 năm 2024 đã chính thức khép lại nhưng gần 1000 bài viết vẫn còn đó, những cảm xúc đong đầy tình cảm cha con vẫn theo từng con chữ chứa chan trên những trang viết. Sau cuộc thi, có những lời yêu thương đã được viết ra, có những giọt nước mắt xúc động đã rơi như cha - con, những kỷ niệm tưởng chừng lãng quên đã nói được thành lời. Chuyên trở tình yêu thương và gợi nhớ tình cảm gia đình - “Cha và con gái” đã thành công thực hiện sức mệnh đó.  

Như nhà báo Hồ Minh Chiến, Tổng Biên tập Tạp chí Gia đình Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi viết Cha và con gái nhấn mạnh: “Thông qua cuộc thi này chúng tôi muốn truyền đi một thông điệp rằng: Mỗi chúng ta dù làm gì, ở đâu, với cương vị nào hoàn cảnh nào thì hãy luôn trân quý, gìn giữ tình cảm yêu thương với cha mẹ, với gia đình. Và hãy luôn thể hiện tình yêu thương ấy của mình với cha mẹ bất kỳ lúc nào có thể. Chúng ta có nhiều nơi nhiều chốn để đi nhưng chỉ có một chốn để quay về đó là gia đình”.

Ngoài tác phẩm “Cha tôi và những kỷ niệm sống mãi cùng thời gian", Ban giám khảo “Cha và con gái” cũng đã lựa chọn các bài dự thi xuất sắc để trao 3 giải nhì, 3 giải ba, 6 giải khuyến khích và 6 giải phụ mang tên giải thưởng của Tạp chí Gia đình Việt Nam. Cụ thể:

- Giải Nhất thuộc về tác phẩm “Cha tôi và những kỷ niệm sống mãi cùng thời gian” của tác giả PGS. TS Lưu Khánh Thơ (Hà Nội).

- Giải Nhì được trao cho 3 tác phẩm “Cha tôi, người quan trọng nhất trên con đường nghệ thuật của tôi” của NSND Hoàng Cúc; “Thế giới sách, bố và con” của tác giả Nguyễn Hoài Anh (Singapore) và tác phẩm “Ký ức” của tác giả Đỗ Thị Vân (Thái Bình).

- Giải Ba được trao cho 3 tác phẩm “Người Thầy mãi mãi” của tác giả Nhà thơ Vi Thùy Linh (Hà Nội); tác phẩm “Cha và con gái” của tác giả Đinh Đức Lâm (Hải Dương) và tác phẩm “Sức mạnh nằm ở tình thương” của tác giả Phan Thị Kiều Nga (Quảng Nam).

- Giải Khuyến khích đã thuộc về 6 tác phẩm gồm: “Con là mặt trời bốn mùa sưởi ấm trái tim cha” của tác giả Đại tá Đỗ Phú Thọ - nguyên Phó Tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân; “Bố sẽ mãi là người bạn đồng hành cùng con” của tác giả Nguyễn Văn Song (Hưng Yên); “Người bố quân nhân của con” của tác giả Nguyễn Thu Hà (Đăk Lăk); “Gửi con gái nhân ngày sinh nhật” của tác giả Trịnh Đình Nghi (Nam Định); “Bố có đau không?” của tác giả Trần Ngọc Mỹ (Hải Phòng) và “Cuộc đời thứ 2” của tác giả Lê Nhi (Hải Phòng).

- 6 giải Phụ được trao cho tác phẩm “Tôi đã gặp cha mình ở ngôi làng đẹp nhất thế gian” của tác giả Nhà báo Đỗ Hồng Hạnh - Báo Tiền Phong; “Chuyện về ông bố mù kéo nhị và cô con gái sinh viên” của tác giả Thiếu tướng, nhà văn, Nhà báo Nguyễn Hồng Thái - Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Công an nhân dân, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Phương Đông; “Thư gửi cha” của tác giả Nguyễn Phương Thúy (Phú Thọ); “Sức mạnh của tình thương” của tác giả Huỳnh Thanh Thảo (TP.HCM); “Người bố đặc biệt” của tác giả Trần Huyền Trang (Thanh Hóa) và các em học sinh đến từ trường TH và THPT TESLA (phường 13, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) là đơn vị có bài dự thi tập thể nhiều nhất với 8 bài dự thi.

Thanh Hiền  
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.

Về nhà - về với yêu thương

Về nhà - về với yêu thương

Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.

Tâm thư gửi vợ ngày 20/10

Tâm thư gửi vợ ngày 20/10

Hạnh phúc là 365 ngày biết hài lòng chứ không phải chỉ một hai ngày hoan hỷ. Nếu không phải đánh đông dẹp bắc, anh cũng sẽ sẵn sàng ẵm con, nhặt rau để em lắp bóng đèn, sửa đường ống nước.