Nuôi con

Quy tắc 3 “Không” nuôi con ngoan, cha mẹ không áp lực

Thứ sáu, 10/06/2022, 14:44 PM

(NSMT) - Nuôi con không dễ, tuy nghe có vẻ dễ nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Để tránh chán nản, mệt mỏi trong cuộc chiến trường kỳ này, cha mẹ cần áp dụng quy tắc 3 “không”.

Trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ thường cảm thấy rất mệt mỏi khi phải đối mặt với tiếng khóc, cảm xúc của trẻ. Cư xử quá nhẹ nhàng, họ lo lắng rằng đứa trẻ sẽ không tuân theo các quy tắc. Nếu nghiêm khắc quá, họ lại sợ tâm hồn của con bị tổn thương.

Bởi vậy, cha mẹ nào thực hiện được 3 điều “không” này sẽ không còn mệt mỏi khi dạy con nữa.

Không thương lượng: Nguyên tắc rõ ràng và giữ vững lập trường với tư cách là cha mẹ

Tôn trọng con cái và thương lượng mọi thứ - đây là một hiểu lầm lớn của nhiều bậc cha mẹ đồng thời là nguyên nhân chính dẫn đến việc la mắng. Cha mẹ không cần thảo luận về mọi thứ với trẻ và không cần trẻ lựa chọn mọi thứ.

Đối với những đứa trẻ ở độ tuổi nhất định, những gì chúng thích nói nhất là “không, không, không”. Vì vậy, các bậc cha mẹ thông thái, đối với những vấn đề liên quan đến nguyên tắc, con cái phải tuân thủ mà không được thảo luận.

Ví dụ, khi đến giờ đi tắm, bạn nên nói "Đã đến giờ đi tắm" thay vì nói "Chúng ta đi tắm được chưa con?";

Khi băng qua đường, hãy nói "Đến đây, mẹ nắm tay con" thay vì "Mẹ nắm tay con, được không?"

Khi trẻ vẽ lên tường, nên nói "Đừng vẽ lên tường" chứ không phải "Đừng vẽ lên tường, được không con?"

Không ít lần, chúng ta cáu gắt và la mắng trước những hành vi “xấu” của con cái; nhưng thực ra đó là do cha mẹ chúng ta chưa đảm bảo được “chỗ dựa” cho con.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Một sự khôn ngoan tuyệt vời trong việc nuôi dạy con cái là hiểu khi nào cần "dân chủ" và khi nào cần "tập trung"; đặt ra các quy tắc một cách nhẹ nhàng và kiên quyết, đồng thời cho phép tự do lớn nhất trong các quy tắc.

Không la hét, giữ cảm xúc ổn định

Thông thường, trong hầu hết trường hợp, khi con có hành vi xấu, cha mẹ thường la hét, mắng mỏ. Trên thực tế, điều này có thể do ảnh hưởng của gia đình chúng ta. Vì bản thân cha mẹ không được đối xử dịu dàng, mà đã bị la mắng từ khi còn nhỏ. Trước đây chúng ta không thích bị đối xử như vậy; nhưng trong vô thức, khi đối mặt với con cái, ta đã lặp lại những hành vi của cha mẹ mình.

Chúng ta không thích bị đối xử như vậy, nhưng vô thức, đối mặt với con cái, chúng ta bỗng trở thành kiểu cha mẹ chúng ta không ưa. Vì vậy, chúng ta cần học cách bấm “nút tạm dừng” cảm xúc của mình trước khi nổi nóng với con cái, trước khi thốt ra những lời mà cha mẹ trước đây đã từng quát mắng.

Chúng ta phải hiểu rằng la mắng là vô ích, la mắng quá thường xuyên sẽ mang lại những tác động tiêu cực.

Trong tâm lý học, có một "hiệu ứng siêu việt": Cho dù lời khuyên đó có đúng và hữu ích đến đâu, nếu bạn nói quá nhiều và nói thường xuyên, không những không giúp ích được gì cho người khác mà thậm chí còn khiến người khác cảm thấy lợi ích của mình bị tổn hại.

Cha mẹ thường xuyên quát mắng con cái có thể hình thành hai thái cực: một là trẻ trở nên tê liệt, hai là trẻ trở nên đặc biệt nổi loạn.

“Uy nghiêm nhưng không tức giận” chính là sự bình tĩnh, tự tin của các bậc làm cha mẹ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Không tự trách bản thân, chấp nhận chính mình

Hầu hết tất cả các bậc cha mẹ trên thế giới này đều gặp phải vấn đề nổi nóng và la mắng. Tuy nhiên, nếu chúng ta thực sự không kiềm chế được mà quát mắng con cái thì đó có phải ngày tận thế? Mối quan hệ cha mẹ – con cái phải chăng là tan vỡ?

Thực tế, la mắng không kém gì “đòn hủy diệt” đối với trẻ, tuy nhiên, chỉ cần cha mẹ làm tốt công việc “hậu họa” thì sẽ không gây hại mà còn giúp ích cho trẻ ở một mức độ nào đó.

Điều này sẽ cho phép trẻ nhìn thấy cha mẹ "thực sự" và hiểu được cảm xúc "tiêu cực" là gì, từ đó giúp trẻ đối phó tốt hơn với những xung đột và mâu thuẫn trong những mối quan hệ tương lai.

Mọi chuyện chỉ trở nên tồi tệ hơn nếu chúng ta bị cuốn vào vòng xoáy "Tại sao tôi lại mắng con tôi, tôi xấu hổ quá, tôi không đủ can đảm để đối mặt với chính mình". Bởi vì sự tự trách bản thân và xấu hổ có thể khiến một người ít có động lực để cải thiện. Điều khôn ngoan cần làm là chấp nhận chính mình.

Thùy Linh  
Trẻ nhốt mình trong phòng cả ngày: Biết 6 nguyên nhân để đưa ra 3 cách xử lý

Trẻ nhốt mình trong phòng cả ngày: Biết 6 nguyên nhân để đưa ra 3 cách xử lý

Trẻ em dành quá nhiều thời gian trong phòng là vấn đề phổ biến trong nhiều gia đình hiện đại. Mặc dù con trẻ cần không gian riêng và sự yên tĩnh, nhưng việc liên tục nhốt mình trong phòng suốt cả ngày khiến nhiều phụ huynh băn khoăn liệu con có phải đang gặp các vấn đề về tâm lý.

Nghệ thuật phê bình con

Nghệ thuật phê bình con

Trong giáo dục gia đình, phê bình là một phần tất yếu, nhưng phê bình thế nào lại là một nghệ thuật. Những phương pháp phê bình khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến trẻ.

"Sống chung" với con tuổi teen nổi loạn

Bước vào lứa tuổi dậy thì, trẻ thường có một số dấu hiệu nổi loạn, việc nuôi dạy con trở nên vô cùng khó khăn đối với cha mẹ.

Làm gì khi phát hiện con bị quấy rối qua mạng ?

Làm gì khi phát hiện con bị quấy rối qua mạng ?

(NSMT) - Thời đại 4.0 đã đưa trẻ em tiếp cận sớm hơn với internet. Đây là cơ hội những cũng là thách thức cho phụ huynh trong việc dạy trẻ an toàn trên không gian mạng.

5 nguyên tắc dạy con của người Mỹ giúp trẻ thành công từ trên ghế nhà trường

5 nguyên tắc dạy con của người Mỹ giúp trẻ thành công từ trên ghế nhà trường

Thay vì chiều chuộng, bố mẹ người Mỹ thường có cách dạy khác biệt dựa trên sự định hướng và giám sát để con họ có được sự tự tin, tạo tiền đề cho thành công sau này.

Làm gì khi trẻ thích xem tivi hơn học bài?

Làm gì khi trẻ thích xem tivi hơn học bài?

Trẻ thường có thói quen thích xem tivi hơn học bài. Những lúc như thế bố mẹ thường dễ nổi nóng, tuy nhiên theo các chuyên gia có cách xử lý hay hơn xuất phát từ phương pháp nuôi dạy con nhẹ nhàng.

Trẻ đồng cảm và phát triển kỹ năng xã hội nhờ thường xuyên chơi búp bê

Trẻ đồng cảm và phát triển kỹ năng xã hội nhờ thường xuyên chơi búp bê

Không chỉ đơn giản là một món đồ chơi, chơi búp bê mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển tinh thần của trẻ em hơn một số hoạt động vui chơi điển hình.