Sống khỏe

Rối loạn kinh nguyệt hậu Covid-19: 3 dấu hiệu đặc trưng nhận biết và khắc phục sớm

Thứ tư, 04/05/2022, 14:40 PM

Rối loạn kinh nguyệt hậu Covid-19 có các biểu hiện như chu kỳ kinh nguyệt không đều, rong kinh, trễ kinh hoặc bất thường trong máu kinh, nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới.

Theo Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Diễm Hương - Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 3, trong số khoảng 200 triệu chứng liên quan hội chứng hậu Covid-19, ngày càng có nhiều phụ nữ cho biết, dịch bệnh này đã gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của họ.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều và các vấn đề về kinh nguyệt có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hậu Covid-19, thậm chí gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ thống sinh sản của phụ nữ.

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của phụ nữ (Ảnh minh họa)

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của phụ nữ (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Hương cho biết, rối loạn kinh nguyệt hậu Covid-19 có ba biểu hiện chính là chu kỳ kinh nguyệt không đều, chẳng hạn kỳ kinh nguyệt kéo dài, rong kinh - cường kinh hoặc vô kinh - thiểu kinh.

Biểu hiện thứ 2 là những bất thường về tính chất máu kinh. Một số người nhận thấy cục máu đông bất thường trong dịch tiết kinh nguyệt của họ.

Thứ 3, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) tồi tệ hơn với các biểu hiện như dễ bị kích thích, lo lắng, kích động, tức giận, mất ngủ, khó tập trung, lơ mơ, trầm cảm, đau đầu, chóng mặt, bức bối của các chi, ngất, đánh trống ngực, táo bón, buồn nôn.

Lý giải điều này, nữ bác sĩ cho rằng nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt hậu Covid-19 là sự mất cân bằng nồng độ của các nội tiết tố sinh dục như estrogen và progesterone.

Mặt khác, virus SARS-CoV-2 gây rối loạn đông máu, từ đó ảnh hưởng kinh nguyệt, kèm theo tâm lý lo lắng, căng thẳng.

Những áp lực bên ngoài tác động trong và sau khi khỏi Covid-19 cùng với việc sử dụng thuốc điều trị bệnh lý nền trước đó do tăng huyết áp, đái tháo đường… cũng góp phần ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

SARS-CoV-2 gây rối loạn đông máu từ đó ảnh hưởng đến kinh nguyệt (Ảnh minh họa)

SARS-CoV-2 gây rối loạn đông máu từ đó ảnh hưởng đến kinh nguyệt (Ảnh minh họa)

Chia sẻ thêm về vấn đề này, BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết tình trạng rối loạn kinh nguỵệt như mất kinh hay rong kinh gặp rất nhiều ở chị em phụ nữ sau khi mắc Covid-19.

Theo BS Thành, chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng nhiều tới chủng nội tiết của chị em. Khi mắc Covid-19, virus cũng làm ảnh hưởng tới sức khoẻ toàn thân của người bệnh. Sức khoẻ nền tảng từ tim mạch, hô hấp.

Thứ hai, nội tiết tố quy định chu kỳ kinh của phụ nữ nó là một tổng thể từ não tới mạch máu và buồng trứng. Khi bị Covid-19 ảnh hưởng tâm lý chị em bị stress, trầm cảm khiến chu kỳ trứng không rụng được nên chị em bị trễ kinh, mất kinh, rong kinh.

Khi bị trễ kinh sau mắc Covid-19, bác sĩ Thành khuyến cáo chị em cần làm đầu tiên là thử thai để xác định mình có thai hay không vì có rất nhiều chị em bị lỡ kế hoạch trong mùa Covid-19.

Cũng theo BS Thanh, rối loạn nội tiết thực chất vẫn là một quá trình viêm, vì vậy, một phương pháp được khuyến cáo cho các người bệnh là dùng nước. Uống nước giúp giải phóng và trung hòa các yếu tố viêm. Bên cạnh đó, chúng ta phải điều chỉnh lịch sinh hoạt, giải tỏa được lo âu... Nếu tình trạng này vẫn diễn ra thì cần đi gặp bác sĩ.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng cho biết hậu Covid-19 là một loạt các triệu chứng mới hoặc liên tục, có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng sau lần đầu tiên bị nhiễm SARS-CoV-2. Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt cũng là một trong những triệu chứng hậu Covid-19 được CDC Mỹ mô tả.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học của ScienceDirect vào tháng 1/2021, trong số 177 người tham gia khảo sát mắc Covid-19 có hồ sơ kinh nguyệt, có 45 bệnh nhân (25%) ghi nhận sự thay đổi lượng kinh và 50 bệnh nhân (28%) có thay đổi chu kỳ kinh. Một số khác gặp tình trạng giảm lượng (20%) và chu kỳ kéo dài (19%).

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng nồng độ hormone sinh dục trung bình và dự trữ buồng trứng không thay đổi đáng kể ở phụ nữ mắc Covid-19 trong độ tuổi sinh sản.

Tuy nhiên, có đến gần 1/5 số bệnh nhân có biểu hiện giảm lượng kinh nguyệt hoặc kéo dài chu kỳ. Những thay đổi về kinh nguyệt của các bệnh nhân này có thể là hậu quả của sự thay đổi hormone sinh dục nhất thời do ức chế chức năng buồng trứng nhanh chóng phục hồi sau khi khỏi Covid-19.

Thúy Ngà  
Xịt khoáng đem lại vô vàn lợi ích cho da nhưng 80% chị em bỏ quên

Xịt khoáng đem lại vô vàn lợi ích cho da nhưng 80% chị em bỏ quên

Xịt khoáng đem lại nhiều công dụng tuyệt vời giúp làn da khỏe đẹp, cân bằng độ ẩm ngay tức thì... Tuy nhiên đến 80% chị em bỏ qua bước làm đẹp này.

Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu

Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu

Không gian sử dụng chung, rộng rãi và thoáng đãng nhưng văn phòng làm việc là nơi chứa nhiều vi khuẩn do hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người sử dụng.

Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn

Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn

Thịt gà chứa nguồn protein dồi dào, tuy nhiên nếu không biết bảo quản đúng cách sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Do đó, việc chuẩn bị, bảo quản và nấu đúng cách là rất quan trọng nếu không nó có thể trở thành nguồn gây bệnh.

Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm

Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm

Tập thể dục hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, giúp ngăn ngừa lão hóa, phòng nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, tập luyện vào thời gian nào mới mang lại hiệu quả tốt nhất là điều nhiều người băn khoăn.

Bí quyết giúp làn da căng mọng xuyên suốt chuyến du lịch hè

Bí quyết giúp làn da căng mọng xuyên suốt chuyến du lịch hè

Mùa hè không thể thiếu những chuyến đi xa, tuy nhiên da dễ bị kích ứng hoặc bắt nắng do thay đổi môi trường đột ngột và tác động khác bên ngoài. Vì vậy, mặt nạ giấy chính là bí quyết giúp làn da căng mọng, tràn đầy sức sống xuyên suốt chuyến du lịch.

Chất lượng giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Chất lượng giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Theo nghiên cứu mới được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Nội tiết ở Chicago (Mỹ) - ENDO 2023, thời lượng cũng như chất lượng giấc ngủ có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Cần Thơ: Cứu sống thành công người bệnh vỡ lách do tai nạn giao thông bằng phương pháp chụp nút mạch số hóa

Cần Thơ: Cứu sống thành công người bệnh vỡ lách do tai nạn giao thông bằng phương pháp chụp nút mạch số hóa

(NSMT) - Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa cứu sống thành công nữ bệnh nhân vỡ lách độ III, gãy xương sườn do tai nạn giao thông bằng phương pháp chụp nút mạch số hoá.