Lạm dụng đá lạnh ngày hè: Lợi bất cập hại
Sử dụng nước đá ngày hè tuy giải khát được trong chốc lát nhưng lại gây ra những hậu quả đáng tiếc khi lạm dụng việc này.
Chị Nguyễn Minh Hằng – 30 tuổi, Hà Đông - Hà Nội bị đau rát cổ họng hai tuần nay không đỡ. Chị làm nghề phụ hồ nên thường có thói quen mỗi lần nghỉ giải lao lại tu ừng ực chai nước ngâm trong bình đá để tận hưởng cảm giác uống vào đến đâu mát lạnh đến đó như “tỉnh cơn say”.
Chị không ngờ rằng thói quen tưởng sướng mồm đó lại khiến họng chị trở nên đau đớn không lâu sau đó. Lo ngại hơn khi nội soi tai mũi họng, bác sĩ phát hiện họng chị bị phù nề, viêm họng hạt.
Hay như trường hợp của anh Nguyễn Ngọc Đức – Thanh Xuân, Hà Nội bị đau họng nhiều ngày không khỏi, ho nhưng cảm giác đau và khô họng. Mỗi lần uống nước, nuốt thức ăn anh đều phải nhăn mặt vì đau. Đặc biệt khi ngủ điều hòa tình trạng viêm họng của anh càng nghiêm trọng hơn kéo dài tới tận 2 tuần vẫn không dứt.
Tương tự chị Hằng, người đàn ông này có thói quen sử dụng nước lạnh hàng ngày, nhất là mùa hè cảm giác uống nước bình thường rất nhạt nhẽo nên anh thường xuyên cho đá lạnh vào nước để giải khát.
Theo PGS. Bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An – Trưởng khoa Tai mũi họng của Bệnh viện An Việt, viêm họng còn gọi với tên gọi khác là bệnh sưng yết hầu. đây là một dạng bệnh viêm nhiễm gây đau cổ họng. Người bệnh thường cảm thấy khó chịu khi cổ họng mình bị đau hoặc rát, đặc biệt là khi nuốt. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi mà không để lại bất kỳ di chứng nào về sau.
Ngày hè rất nhiều bệnh nhân tới khám và đều bị viêm họng do sử dụng nước đá, hay ăn quá nhiều kem.
Có bệnh nhân cho rằng khi viêm họng dùng nước lạnh sẽ làm cho họng dễ chịu hơn. Thực tế đây là quan niệm sai lầm. Nước quá lạnh sẽ làm co mạch ở niêm mạc họng khiến tình trạng khô họng tăng lên, là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, vi rút tấn công họng.
Vì vậy, uống nước lạnh để ngăn nóng rát họng là không đúng, ngược lại cổ họng bị tra tấn vì nhiệt độ thấp. Nhiệt độ cơ thể người luôn ở mức 37 độ c, bất cứ thực phẩm nào khi đưa vào cơ thể dù nóng hay lạnh cũng được đưa về mức cân bằng.
Khi ta uống nước lạnh hay nước nóng cơ thể con người đều phải điều chỉnh sao cho phù hợp chứ không phải là nóng trong người uống nước lạnh vào sẽ làm cho cả cơ thể có cảm giác mát.
Trên thực tế qua lâm sàng bác sĩ Hoài An cho biết, một người bị viêm họng nếu uống nước lạnh thì tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài đau rát cổ họng sẽ kèm theo ho.
Càng ho nhiều người bệnh càng thấy mệt mỏi, các vết sưng tấy ở niêm mạc họng lại càng khó phục hồi. Uống nước đá nhiều sẽ dẫn đến viêm họng cấp, cổ họng bị sưng tấy tổn thương và sẽ nhạy cảm hơn rất nhiều so với bình thường.
Bệnh nhân bị viêm họng cấp do uống nước đá nguyên tắc điều trị là tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm, thức ăn, đồ uống quá lạnh hoặc quá nóng.
BS Hoài An cho rằng, mỗi người cần uống 2,5 lít nước mỗi ngày nhưng là nước ở nhiệt độ thường, thi thoảng uống chút nước mát chứ không phải lạm dụng nước mát 100%.
Hành trình em bé sinh non chỉ nặng hơn 1kg: Từ lưỡi hái tử thần đến sự sống mãnh liệt
(NSMT) - Một câu chuyện đầy xúc động về hành trình hồi phục của bé Đ.A.T – một em bé sinh non chỉ nặng hơn 1.000 gram tại tuần thai 29 tuần 3 ngày, vượt qua vô vàn thử thách để trở về với gia đình trong niềm hạnh phúc ngập tràn của các bác sĩ Bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ.
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì thế, nhiều chị em băn khoăn và lo lắng liệu lạc nội mạc tử cung có thai được không, cũng như các ảnh hưởng khác của bệnh.
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, "cản bước" hành trình làm mẹ
Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng chỉ vì căn bệnh này mà nhiều chị em vẫn chưa thể mang thai.
Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động
(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO
(NSMT) - Ngày 04/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ), lọc máu liên tục, hồi sức nội khoa tích cực.
Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc
Bệnh viện phát hiện cậu bé bị teo thị giác, tình trạng tế bào thần kinh thị giác co lại do tổn thương lâu dài. Các bác sĩ lo ngại cậu bé phải đối mặt với tình trạng mù vĩnh viễn.
Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực
(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.