Sống khỏe

Sai lầm thường gặp của phụ huynh khi trẻ vàng da

Thứ hai, 03/06/2024, 15:55 PM

(NSMT) - Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa điều trị thành công cho trẻ sơ sinh 18 ngày tuổi bị vàng da sơ sinh kéo dài.

Bé P. B. N (18 ngày tuổi, địa chỉ tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) nhập Khoa Nhi, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vì tình trạng vàng da kéo dài. Thông tin từ gia đình cho biết, bé sau sinh thì da bị vàng, đã được chiếu đèn ánh sáng xanh liên tục trong 2 ngày trước khi xuất viện tại 1 cơ sở y tế khác. Khoảng 3 ngày nay, bé vàng da ngày càng nhiều, vàng mắt 2 bên nên gia đình đưa trẻ đến bệnh viện.

Vàng da sơ sinh phần lớn là vàng da sinh lý, đáp ứng tốt với liệu pháp điều trị chiếu đèn ánh sáng xanh chuyên biệt, ít tác dụng phụ, giảm được các biến chứng tổn thương não cho bé.

Vàng da sơ sinh phần lớn là vàng da sinh lý, đáp ứng tốt với liệu pháp điều trị chiếu đèn ánh sáng xanh chuyên biệt, ít tác dụng phụ, giảm được các biến chứng tổn thương não cho bé.

Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng tỉnh, chi ấm, mạch rõ không dấu thần kinh khu trú, không co gồng, phản xạ bú mạnh, không ọc, bé vàng da toàn thân, vàng đến lòng bàn tay, bàn chân, kết mạc mắt 2 bên vàng, phục hồi màu da < 2s, thóp phẳng, bé tiêu phân vàng. Bệnh nhi được tiến hành làm các xét nghiệm và kết quả ghi nhận: chỉ số bilirubin toàn phần = 22,65mg%, bilirubin trực tiếp = 0,66 mg%, test coombs trực tiếp và gián tiếp âm tính, nhóm máu O+, siêu âm ổ bụng bình thường.

Bệnh nhi được chỉ định hiếu đèn ánh sáng xanh liên tục, truyền dịch hỗ trợ, bú mẹ theo yêu cầu. Sau chiếu đèn 24 giờ, mức độ vàng da giảm còn 12,5mg% và sau 72 giờ bé hết vàng da, bú mạnh, không ọc, không dấu thần kinh khu trú và được xuất viện.

BS.CKII. Nguyễn Thị Yến Trang, Phó Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết, vàng da sơ sinh thường xuất hiện sau sinh do sự gia tăng lượng bilirubin trong máu. Khi bilirubin toàn phần tăng > 7 mg% sẽ nhìn thấy da vàng. Thường gặp 50% ở trẻ đủ tháng và 80% ở trẻ non tháng. Đối với trẻ đủ tháng khoảng 6,1% lượng bilirubin tăng tối đa 13 mg%, khoảng 3% có thể tăng đên 15 mg%. Trẻ càng non tháng, nguy cơ tăng bilirubin máu nặng càng cao. Vàng da sơ sinh có thể là sinh lý hoặc bệnh lý.

Biến chứng của vàng da sơ sinh khi lượng bilirubin trong máu tăng cao là sẽ gây độc tế bào đặc biệt là tế bào não. Không thể dự đoán chính xác ngưỡng bilirubin tăng cao gây độc cho não nhưng đã có ghi nhận 90% trẻ có bệnh lý tán huyết mắc bệnh lý não do bilirubin là 25,4mg%, và 31,5mg% ở trẻ không có bệnh lý tán huyết. Các tổn thương ở mức độ phân tử này là bất hồi phục dù có điều trị giảm lượng bilirubin trong máu.

Vàng da sơ sinh phần lớn là vàng da sinh lý, đáp ứng tốt với liệu pháp điều trị chiếu đèn ánh sáng xanh chuyên biệt, ít tác dụng phụ, giảm được các biến chứng tổn thương não cho bé.

Vì thế, bác sĩ khuyên phụ huynh cần để bé trong phòng thoáng mát, có ánh sáng để sớm nhận ra trẻ bị vàng da và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đánh giá mức độ vàng da, từ đó sẽ có hướng xử trí tốt nhất cho bé.

Phụ huynh tuyệt đối không nên nghĩ rằng phơi nắng sáng cho bé sẽ làm giảm vàng da cho bé mà ngược lại có thể làm trì hoãn việc điều trị làm tăng nguy cơ tổn thương não ở trẻ.

Thảo Nguyên  
Nội soi lấy khối u trung thất khổng lồ chèn ép tim phổi cho người bệnh

Nội soi lấy khối u trung thất khổng lồ chèn ép tim phổi cho người bệnh

(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt bỏ khối u nang trung thất khổng lồ chèn ép tim phổi.

Nhiệt độ cao tác động gì đến não?

Nhiệt độ cao tác động gì đến não?

Nhiệt độ cực cao làm suy yếu chức năng nhận thức và làm trầm trọng thêm các rối loạn thần kinh, tâm thần như bệnh Alzheimer và tâm thần phân liệt.

Kem chống nắng dạng kem hay xịt tốt cho da hơn?

Kem chống nắng dạng kem hay xịt tốt cho da hơn?

Mùa hè đến là lúc chị em “săn lùng” các sản phẩm chống nắng để bảo vệ làn da tối ưu nhất. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm chống nắng với đa dạng mẫu mã, kết cấu và thương hiệu khác nhau. Một trong những băn khoăn của chị em đó là sản phẩm chống nắng dạng kem hay xịt tốt hơn?

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.

Lấy dị vật dài hơn 20cm trong người cụ ông 82 tuổi

Lấy dị vật dài hơn 20cm trong người cụ ông 82 tuổi

(NSMT) – Ngày 18/6, đại diện Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ cho biết, vừa tiếp nhận bệnh nhân nam, N.V.T, 82 tuổi quê Sóc Trăng trong tình trạng, tăng huyết áp, khó thở, nghẹn vùng ngực, đau bụng, tiểu ra máu. Bệnh nhân đã có uống thuốc bên ngoài khoảng một tuần nhưng không giảm.

Thói quen khi rửa bát làm vi khuẩn gia tăng 70 lần

Thói quen khi rửa bát làm vi khuẩn gia tăng 70 lần

Sau khi rửa, nhiều gia đình thường xếp bát đĩa chồng chéo lên nhau, rồi lấy ra khi cần dùng. Tuy nhiên, đây lại là sai lầm có thể làm tăng số lượng vi khuẩn lên gấp nhiều lần.

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.