Văn hóa

Sân khấu hóa tác phẩm văn học, lịch sử: Một sân chơi bổ ích cho học sinh

Thứ sáu, 17/03/2023, 07:40 AM

(NSMT) - Chiều 16/3, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ đã phối hợp với Trường THPT An Khánh, quận Ninh Kiều thực hiện chương trình sân khấu hóa tác phẩm văn học, lịch sử.

Thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018, với phương châm tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy gắn với nhu cầu thực tế của học sinh, đồng thời đưa gần hơn nữa bộ môn nghệ thuật sân khấu đến với các trường phổ thông trên địa bàn. Theo đó, các tác phẩm được lựa chọn để sân khấu hóa được trích từ chương trình đào tạo phổ thông môn văn học và lịch sử.

Các đại biểu, thầy cô và các em học sinh chụp hình lưu niệm tại chương trình.

Các đại biểu, thầy cô và các em học sinh chụp hình lưu niệm tại chương trình.

Bà Nguyễn Thị Hoài Tâm - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ phát biểu tại chương trình.

Bà Nguyễn Thị Hoài Tâm - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ phát biểu tại chương trình.

Empty
Các em được dành thời gian nghiên cứu và được hướng dẫn về đặc điểm, tính cách nhân vật chị Võ Thị Sáu, từ đó “nhập vai” sao cho sát nhất với nội dung của tác phẩm văn học, lịch sử.

Các em được dành thời gian nghiên cứu và được hướng dẫn về đặc điểm, tính cách nhân vật chị Võ Thị Sáu, từ đó “nhập vai” sao cho sát nhất với nội dung của tác phẩm văn học, lịch sử.

Empty
Empty
Các công tác tập huấn kỹ năng chuyển thể, kỹ thuật biểu diễn, dàn dựng chương trình, viết kịch bản, lựa chọn âm nhạc, hóa trang, tư vấn trang phục, đạo cụ, cảnh trí… do giảng viên, sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật đảm nhiệm.

Các công tác tập huấn kỹ năng chuyển thể, kỹ thuật biểu diễn, dàn dựng chương trình, viết kịch bản, lựa chọn âm nhạc, hóa trang, tư vấn trang phục, đạo cụ, cảnh trí… do giảng viên, sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật đảm nhiệm.

Empty
Empty
Các em học sinh thích thú ghi hình bạn bè, thầy cô trở thành những nghệ sĩ diễn trên sân khấu.

Các em học sinh thích thú ghi hình bạn bè, thầy cô trở thành những nghệ sĩ diễn trên sân khấu.

Theo kế hoạch của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ về Chương trình “Sân khấu hóa tác phẩm văn học, lịch sử” giai đoạn 1, nhà trường đã lựa chọn và tiến hành chuyển thể một phần nội dung của sự kiện lịch sử trong giai đoạn năm 1945 – 1954 thành hoạt cảnh, ca múa và trích đoạn cải lương với hình tượng chị Võ Thị Sáu. Chương trình kéo dài trong khoảng 40 phút với lực lượng diễn viên chính là học sinh các cấp đến từ Trường THPT An Khánh. Các công tác tập huấn kỹ năng chuyển thể, kỹ thuật biểu diễn, dàn dựng chương trình, viết kịch bản, lựa chọn âm nhạc, hóa trang, tư vấn trang phục, đạo cụ, cảnh trí… do giảng viên, sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật đảm nhiệm.

Trải qua thời gian tập luyện chương trình, học sinh đã hiểu rõ hơn về diễn biến lịch sử, tình hình đất nước trong giai đoạn năm 1945 – 1954. Các em được dành thời gian nghiên cứu và được hướng dẫn về đặc điểm, tính cách nhân vật chị Võ Thị Sáu, từ đó “nhập vai” sao cho sát nhất với nội dung của tác phẩm văn học, lịch sử.

Phát biểu tại chương trình, bà Nguyễn Thị Hoài Tâm - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ cho biết: Những ngày đầu đến với các buổi tập, lực lượng học sinh tham gia có biến động vì nhiều nguyên nhân như nhà xa, trùng lịch học, lịch thi,… nhưng sau một thời gian, mọi thứ đi vào ổn định, các em dần tìm được đam mê, nhiều em đăng ký tham gia chương trình. Đây là tín hiệu rất đáng khích lệ cho Ban Tổ chức chúng tôi. Thật vây, hoạt động Sân khấu hóa tác phẩm văn học, lịch sử sẽ là sân chơi bổ ích cho các em sau những giờ học tập trên lớp, giúp các em nuôi dưỡng sâu sắc hơn tình yêu đối với quê hương, đất nước, niềm tự hào về dân tộc; đặc biệt là niềm đam mê đối với bộ môn nghệ thuật, đồng thời cũng là dịp để Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ chúng tôi tìm kiếm và phát hiện các tài năng nghệ thuật trong các trường phổ thông.

Xuất phát từ thái độ, tinh thần tôn trọng giá trị, ý nghĩa của tác phẩm văn học, lịch sử kết hợp với sự sáng tạo của thầy và trò phù hợp với nội dung chương trình. Bằng lối diễn xuất mộc mạc, tự nhiên và hiệu ứng trên sân khấu chuyên nghiệp, chương trình sẽ đem đến cho Quý vị một tác phẩm chuyển thể mang đậm tính nghệ thuật, gây được sự  xúc động cho người xem và điều quan trọng nhất là, chính các em học sinh được hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm ấy.

Sau buổi báo cáo này, Ban Tổ chức chương trình cùng lãnh đạo, giáo viên, giảng viên của Trường THPT An Khánh và Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ sẽ tham gia thảo luận, nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm thực tiễn cho Kế hoạch của giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ban ngành, đồng thời cũng mong muốn lắng nghe ý kiến nhận xét từ Quý vị để chương trình sân khấu hóa tác phẩm văn học, lịch sử có thể nhân rộng mô hình ở các trường THPT khác trên địa bàn TP. Cần Thơ một cách hiệu quả và thu hút nhất.

Cô Lê Thu An - Phó Hiệu trưởng Trường THPT An Khánh (quận Ninh Kiều) cho biết: Việc chuyển hoá các tác phẩm văn học, lịch sử... lên các tiết học được nhà trường thường xuyên thực hiện trong nhiều năm nay tại trường. "Đây là lần đầu tiên nhà trường phối hợp với trường có chuyên môn nghệ thuật như Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ nên chúng tôi lựa chọn tác phẩm gần gũi quen thuộc và độ khó không quá nhiều để học sinh dễ tiếp cận. Học sinh cùng thầy cô hai trường cũng đã trải qua quá trình khổ luyện hơn 2 tháng để có những tiết mục quy mô cũng như chuyên nghiệp cho ngày công diễn này.

Trước đây, Nhà nhà trường cũng mong muốn việc đẩy mạnh loại hình kịch, cải lương trong trường học nhưng lại không có chuyên môn, lực lượng. Nay nhờ sự hỗ trợ của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, không chỉ học sinh mà cả thầy cô nhà trường đều được tiếp cận chuyên môn cũng như môn, trải nghiệm loại hình nghệ thuật này.

Được hoá thân vào nhân vật chị Sáu trong tác phẩm văn học nghệ thuật, em Tăng Thanh Bảo Ngọc - học sinh lớp 11A1 của Trường THPT An Khánh chia sẻ: "Em vừa hồi hộp lại vừa vui khi được thử thách bản thân của mình, thoát ra bản thân mình để thân, hoá thân vào nhân vật và thể hiện được thần, thần thái, ý chí nhân vật. Ban đầu lựa chọn ưu tiên của em là trở thành giáo viên, tuy nhiên khi được tiếp cận được loại hình nghệ thuật này thì em cũng có thêm lựa chọn thứ 2 của em, hai là biểu diễn, có thể đây sẽ cánh là nghề tay trái của em.”

Khi xem buổi biểu diễn nghệ thuật, nhiều bạn học sinh đã không giấu được cảm xúc của mình qua buổi diễn. Em Trương Quốc Khánh, học sinh lớp 11 Trường THPT An Khánh cho biết: Đầu tiên là em cảm thấy rất là hồi hộp khi được thưởng thức vở diễn trực tiếp thế này, đặc biệt hơn là em cảm thấy rất tự hào khi bạn học cùng lớp, các anh chị và thầy cô cùng trường tham gia các vai diễn. Qua vở kịch này thì em học hỏi được rất nhiều điều. Thứ nhất điều, đặc biệt là một tinh thần yêu nước nồng nàn và sự xung phong của tuổi trẻ. Đã là tuổi trẻ thì phải xung phong dẫn đầu về mọi mặt. Mặt khác em còn quý trọng hơn là những cái tình cảm mà những người dân ở trong ngôi làng đã đoàn kết với nhau đã thể hiện tinh thần đại đoàn kết của dân tộc.

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Trung Phạm  
“Đồng vợ, đồng chồng...”

“Đồng vợ, đồng chồng...”

(NSMT) - Ðể xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có sự vun đắp, phối hợp ăn ý của các thành viên trong nhà. Ði làm kiếm tiền, tạo dựng kinh tế hay ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái… đều quan trọng như nhau. Nhiều cặp vợ chồng thấu hiểu vai trò của bạn đời nên cư xử khéo léo, trân trọng, song cũng không ít trường hợp xem nhẹ “người ở nhà”, dẫn đến sứt mẻ tình cảm…

Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama - Tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama - Tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

(NSMT) – Đến với Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, du khách sẽ cảm thấy hùng tráng, kỳ vĩ và đầy cảm xúc tự hào khi đứng trước bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ đang được trưng bày tại đây. Bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu, bố cục hình tròn, dài 132m, cao 20,5m, đường kính 42m; tổng diện tích là 3.225m².

Sinh viên cần cảnh giác các hội nhóm tụ tập đua xe

Sinh viên cần cảnh giác các hội nhóm tụ tập đua xe

(NSMT) - Trong bối cảnh tình hình giao thông ngày càng phức tạp, việc nâng cao nhận thức và kỹ năng lái xe an toàn cho thế hệ trẻ là hết sức cần thiết. Nhận thức được điều này, Ban An toàn Giao thông (ATGT) TP Cần Thơ đã phối hợp cùng Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức chuyên đề về an toàn giao thông dành riêng cho sinh viên vào ngày 03/5.

Quân khu 9 khai mạc triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh”

Quân khu 9 khai mạc triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh”

(NSMT) – Ngày 3/5, tại Bảo tàng Quân khu 9, Cục Chính trị Quân khu 9 tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5/2024). Triển lãm mở cửa phục vụ khách tham quan từ ngày 03/5 đến hết tháng 6 năm 2024.

Vĩnh Long: Khai mạc Hội thi Tuyên truyền lưu động năm 2024

Vĩnh Long: Khai mạc Hội thi Tuyên truyền lưu động năm 2024

(NSMT) - Tối 2/5, tại huyện Vũng Liêm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức khai mạc Hội thi Tuyên truyền lưu động tỉnh Vĩnh Long năm 2024. Hội thi diễn ra từ ngày 2/5 đến ngày 5/5 tại huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Thị xã Bình Minh và TP. Vĩnh Long.

8 dấu hiệu lừa dối trong một mối quan hệ

8 dấu hiệu lừa dối trong một mối quan hệ

Các mối quan hệ được xây dựng trên sự tin tưởng nhưng đôi khi niềm tin đó có thể bị phản bội gây tổn thương nghiêm trọng tới đối phương.

Tự hào mang tên “Chống Mỹ”

Tự hào mang tên “Chống Mỹ”

Để góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bên cạnh những cống hiến, hy sinh xương máu của đồng bào, chiến sĩ, còn có những địa danh gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Ðất nước thống nhất gần nửa thế kỉ, nhưng địa danh “Chống Mỹ” vẫn còn đó như để nhắc nhở các thế hệ con cháu về những ngày tháng chiến đấu hào hùng của cha ông. Qua đó, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng cho các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Từ đó, ra sức thi đua, phấn đấu học tập, lao động, góp phần xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp. Trong đó, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời tự hào có kinh “Chống Mỹ”, ấp “Chống Mỹ”, là một trong những địa danh đi cùng năm tháng với lịch sử dân tộc.