Sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ 2 cả nước
(NSMT) - Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã có 2.951 sản phẩm của 1.521 chủ thể được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, đứng thứ 2 cả nước sau vùng Đồng bằng sông Hồng.
Từ ngày 29/9 đến 3/10, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long với chủ đề "Liên kết cùng phát triển - Kiên Giang 2024".
Bên cạnh 320 gian hàng của các hợp tác xã, làng nghề, cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, diễn đàn năm nay còn có không gian trưng bày sản phẩm nước mắm và các gian hàng chế biến thực phẩm sử dụng nước nắm truyền thống của Phú Quốc.
Phát biểu khai mạc, ông Giang Thanh Khoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, Diễn đàn là sự kiện thường niên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, với quy mô ngày càng được mở rộng, chất lượng sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng mẫu mã, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng; là sự kiện quan trọng hằng năm để các địa phương trong cả nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu sản phẩm và quảng bá tiềm năng, cơ hội xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP, từ đó tìm hiểu thị trường để xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Thực hiện Đề án Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025, toàn tỉnh Kiên Giang hiện có 269 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP của hơn 138 chủ thể. Công tác xúc tiến thương mại được tỉnh đẩy mạnh thực hiện, nhiều sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh vào hệ thống siêu thị. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đã thành lập nhiều Trung tâm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh.
Ông Ngô Trường Sơn - Chánh Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới Trung ương, cho biết sau 6 năm triển khai trên toàn quốc, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" đã khẳng định sự phù hợp và có sự lan tỏa mạnh mẽ, cả nước có 14.000 sản phẩm OCOP của gần 7.800 chủ thể đạt 3 sao trở lên. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã có 2.951 sản phẩm của 1.521 chủ thể được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, đứng thứ 2 cả nước sau vùng Đồng bằng sông Hồng.
Các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có hướng tiếp cận phù hợp khi tập trung, ưu tiên phát triển các sản phẩm truyền thống, sản phẩm đặc trưng, gắn với lợi thế của các vùng nguyên liệu dồi dào như trái cây, thủy sản, lúa gạo… để phát triển các sản phẩm đặc sắc, mang sắc thái của vùng.
Sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long đã từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và giá trị truyền thống của các địa phương. Sản phẩm OCOP đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp yêu cầu của thị trường.
"Chương trình OCOP đã góp phần thay đổi về tổ chức sản xuất ở khu vực nông thôn theo hướng liên kết chuỗi giá trị, khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh của địa phương. Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một sự kiện lớn của vùng, có ý nghĩa quan trọng gắn với mục tiêu hình thành không gian kết nối, giao lưu, chia sẻ và hợp tác trong sản xuất, quảng bá và thương mại sản phẩm OCOP của vùng, đồng thời, còn là không gian để người tiêu dùng, các doanh nghiệp phân phối tiếp cận, trải nghiệm và giao thương sản phẩm OCOP", ông Ngô Trường Sơn nhấn mạnh.
Năm 2022, khi diễn đàn được tổ chức lần đầu tiên, số lượng sản phẩm OCOP của Đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ 3 cả nước, chiếm tỷ lệ 17,1% tổng số sản phẩm OCOP. Đến năm nay, Đồng bằng sông Cửu Long vươn lên đứng thứ 2, chiếm tỷ lệ 21,2% sản phẩm của cả nước, với chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm OCOP đa dạng, đẹp và thuận tiện hơn, chủ thể OCOP tự tin và trưởng thành hơn.
Lãnh đạo TP Cần Thơ chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Lãnh đạo TP Cần Thơ đã gửi thư chúc mừng đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, công chức, viên chức và nhân viên ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn thư trên:
Phát huy hiệu quả vai trò đoàn viên thanh niên trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông
(NSMT) - Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Cần Thơ triển khai nhiều hoạt động thiết thực gắn với nhiệm vụ chuyên môn. Nổi bật là phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học sinh, sinh viên, cộng đồng dân cư.
Hội nghị toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
(NSMT) - Ngày 18/11, Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao phối hợp tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy. Ðồng chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Ðại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Huy Tiến, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; Lê Minh Trí, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao…
Cần Thơ Họp mặt kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và vinh danh thầy cô giáo
(NSMT) - Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ và Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức Họp mặt kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và vinh danh thầy cô giáo.
Vietcombank lưu ý khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học trước ngày 01/01/2025
Theo Quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp an toàn, bảo mật, từ ngày 01/07/2024, các ngân hàng đã triển khai xác thực sinh trắc học đối với một số loại giao dịch trực tuyến.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(NSMT) - Chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau và biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực phấn đấu, những kết quả, thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau đạt được trong thời gian qua.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Cà Mau
(NSMT) - Ngày 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đến dâng hương tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân, tượng Mẹ Âu Cơ, trồng cây lưu niệm... và thực hiện các hoạt động chung vui khác cùng với nhân dân trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.