Văn hóa

Sau 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer ngày càng nâng cao

Thứ hai, 14/03/2022, 16:01 PM

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm gần 1/3 dân số toàn tỉnh. Suốt 3 thập kỷ từ sau khi tái lập tỉnh Sóc Trăng đến nay, Đảng bộ, chính quyền các cấp đã thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc, các chính sách an sinh xã hội... cùng với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Khmer. Từ đó, cuộc sống của bà con Khmer Sóc Trăng không ngừng đổi thay, ngày càng nâng cao.

Nhận định về những thành tựu sau 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng, Hòa thượng Tăng Nô - Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, Phó Hội trưởng Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng cho rằng, xuyên suốt trong 30 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp trong tỉnh luôn quan tâm và tập trung triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Khmer. Đặc biệt là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào Khmer sinh sống và các chính sách về an sinh xã hội. Nổi bật là thực hiện Chương trình 135 giai đoạn I, II; các quyết định 134, 167, 74 hỗ trợ nhà ở, đất ở, nước sinh hoạt, điện sinh hoạt, đất sản xuất, đào tạo nghề và chuyển đổi ngành nghề… cho đồng bào Khmer. Nhờ những chính sách hỗ trợ về mọi mặt của Đảng và Nhà nước, đến nay cuộc sống của đồng bào Khmer ngày càng nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, nhiều hộ Khmer vươn lên khá, giàu.

Hòa thượng Tăng Nô - Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, Phó Hội trưởng Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Q.K

Hòa thượng Tăng Nô - Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, Phó Hội trưởng Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Q.K

Song song với việc chăm lo giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Sóc Trăng cũng luôn quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe, xây dựng các thiết chế văn hóa... đã góp phần nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, lễ hội, truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer…

Đối với Phật giáo Nam tông Khmer, ngôi chùa là nơi thờ phụng thiêng liêng nhất, nơi bảo tồn và lưu giữ các di sản văn hóa, là địa điểm sinh hoạt, giao lưu của cộng đồng. Trong 30 năm qua, việc xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự luôn được chính quyền các cấp trong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, nhờ đó mà các ngôi chùa được xây dựng và trùng tu khang trang hơn. Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện có 92 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer, trong đó 2 ngôi chùa được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia cùng với nhiều ngôi chùa được công nhận di tích cấp tỉnh. Phát huy truyền thống yêu nước, thực hiện phương châm “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, trong suốt 30 năm qua, các vị sư sãi và đồng bào phật tử Khmer trong tỉnh đã không ngừng phấn đấu vượt qua khó khăn, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào phật tử Khmer được cải thiện và nâng cao đáng kể, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được tăng cường và phát huy, đồng bào Khmer ở Sóc Trăng tích cực tham gia thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương; chung sức, đồng lòng xây dựng và phát triển quê hương.

QUỐC KIÊN

Link bài gốc tại Báo Sóc Trăng Online

Bệnh tiểu đường và các nguy cơ khôn lường với sức khoẻ

Bệnh tiểu đường và các nguy cơ khôn lường với sức khoẻ

(NSMT) - Vừa qua, Hội LHPN quận Ninh Kiều phối hợp Công ty bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình sức khỏe và hạnh phúc" cho gần 120 cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn quận Ninh Kiều.

"Thủ lĩnh" Misa: "Cha dạy tôi đừng bao giờ giúp đỡ người khác mà trông chờ trả ơn"

“Con giúp người này thì người khác sẽ giúp con, đừng bao giờ giúp đỡ ai mà trông chờ người đó phải trả ơn con” – Đó là bài học của cha đã theo chị Đinh Thị Thúy - Tổng giám đốc công ty phần mềm MISA suốt chặng đường thành công của mình.

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Trở thành cha mẹ luôn là hành trình thật thiêng liêng, hạnh phúc nhưng cũng đầy gian nan. Khoảnh khắc con đến thế gian, niềm hy vọng lớn nhất của cha mẹ là con cái thật khỏe mạnh, bình an. Thế nhưng với nhiều bậc làm cha mẹ, điều đó lại trở thành mong ước không hề đơn giản.

“Nữ tướng” trong mắt bố

“Nữ tướng” trong mắt bố

Niềm vui và tự hào trào dâng trong lòng tôi khi nghĩ về hai con gái Thuý và Vân. Các con đã không chỉ thành đạt trong sự nghiệp mà còn giữ tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ.

Cổ nhân khuyên gì từ câu nói “nghèo củi, giàu bể nước”?

Cổ nhân khuyên gì từ câu nói “nghèo củi, giàu bể nước”?

Cổ nhân dạy “Nghèo củi, giàu bể nước”. Ý nghĩa câu nói này có thể giúp chúng ta khám phá ra cách tích lũy tài lộc trong gia đình.

Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng

Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng

Tác giả Nguyễn Thị Thương kể, cha cô sợ con gái học nhiều ế chồng nhưng kỳ thực trên chiếc xe đạp cà tàng ông đã mang cho con gái từng cơm nắm, bơ gạo, dăm ba quả trứng và "không cho phép" con được bỏ bất cứ cuộc thi nào.

“Đồng vợ, đồng chồng...”

“Đồng vợ, đồng chồng...”

(NSMT) - Ðể xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có sự vun đắp, phối hợp ăn ý của các thành viên trong nhà. Ði làm kiếm tiền, tạo dựng kinh tế hay ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái… đều quan trọng như nhau. Nhiều cặp vợ chồng thấu hiểu vai trò của bạn đời nên cư xử khéo léo, trân trọng, song cũng không ít trường hợp xem nhẹ “người ở nhà”, dẫn đến sứt mẻ tình cảm…