Phong cách sống

Sóc Trăng: Nghị lực phi thường của cậu học trò yếu tứ chi

Thứ sáu, 26/05/2023, 09:09 AM

(NSMT) - Dù bị khuyết tật nhưng em Nguyễn Thành Nghị, học sinh lớp 11A6 Trường THPT Hoàng Diệu (Sóc Trăng) có thành tích học tập cao. Em đã nỗ lực từng ngày để chạm tới ước mơ trở thành lập trình viên công nghệ thông tin.

Ngày 25/5, tỉnh đoàn Sóc Trăng phối hợp với Sở GD và ĐT, Sở TT-TT Sóc Trăng tổ chức hội thi Tin học trẻ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XXV năm 2023 với sự tham dự của 160 thí sinh là học sinh các khối tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh. Trong đó, học sinh khối tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông thi kỹ năng lập trình và sản phẩm sáng tạo; cán bộ, công chức, viên chức thi kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kiến thức, khả năng vận dụng chuyển đổi số vào thực tiễn cơ quan, đơn vị và địa phương đang công tác và thi sản phẩm sáng tạo. Kết thúc hội thi, ban tổ chức đã trao tổng cộng 31 giải cho các thí sinh có thành tích tốt ở các nội dung. Trong đó, thí sinh Nguyễn Hữu Nghị, học sinh lớp 11A6, Trường THPT Hoàng Diệu, một học sinh khuyết tật đã giành giải Nhì và giải Ba.

Nguyễn Thành Nghị nhận khen thưởng ngày 25/5 vừa qua.

Nguyễn Thành Nghị nhận khen thưởng ngày 25/5 vừa qua.

Theo chia sẻ của em Nguyễn Thành Nghị, em sinh năm 2006 trong một gia đình có bố là công chức tòa án, mẹ là giáo viên THCS ở xã An Ninh (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng). Ngay từ khi sinh ra, Nghị đã chịu thiệt thòi khi em bị yếu cổ, yếu tứ chi, mọi sinh hoạt trong cuộc sống chủ yếu nhờ sự hỗ trợ của gia đình. Nhưng bù lại, em là người rất có ý chí, nghị lực.

“Biết mình thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa, nhưng khi lớn lên, em đã có ý thức sẽ cố gắng vươn lên trên nghịch cảnh để chứng minh bản thân. Em không muốn ba mẹ và người thân phải vất vả để tạo cơ hội cho bản thân và báo hiếu cho cha mẹ”, Nghị chia sẻ.

Mặc dù, tay rất yếu nhưng khi đi học, em đã cố gắng rất nhiều để tự mình cầm bút viết được bài cũng như làm bài. Ban đầu, cầm bút với em là cả vấn đề bởi tay rất yếu nhưng em đã cố gắng hết mình, kiên quyết không bỏ cuộc. Đến nay, dù tay vẫn yếu nhưng đã nghe lời em để cho em cầm bút ghi chép bài vở một cách thành thục, không thua các bạn khác cùng lớp.

Em cũng đã tìm mọi biện pháp như đọc sách vở, tài liệu tham khảo, bổ túc kiến thức qua mạng Internet… để học tập tốt. Kết quả từ sự nỗ lực là từ năm học tiểu học cho đến lớp 10, năm nào em cũng đạt học sinh giỏi toàn diện, luôn là người có điểm trung bình các môn đứng đầu lớp. Năm học 2021 - 2022, điểm trung bình các môn của em là 9,4, là học sinh có điểm cao nhất lớp 10A6 và cao nhất ở khối lớp 10 của trường. Năm học 2022-2023, em tiếp tục đạt danh hiệu học sinh giỏi với điểm trung bình các môn cả năm là 9,1. Trước đó, trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Hoàng Diệu (năm học 2021 - 2022), em xuất sắc đạt 62,5 điểm, đứng thứ 4 trong số 650 học sinh trúng tuyển vào trường này.

HINH MINH HOA ROI LOAN NHIP TIM

Với thành tích cao trong học tập, Nguyễn Thành Nghị được chọn tham gia đội tuyển học sinh giỏi của trường tham dự các kỳ thi cấp tỉnh và đạt được nhiều giải. Tiểu học, em đoạt giải Nhì môn cờ vua cấp thành phố. Lớp 9, trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán, em đoạt giải Ba. Năm lớp 10, trong kỳ thi giải Toán trên máy tính Casio cấp tỉnh, em cũng đoạt giải Ba và giải Khuyến khích cuộc thi tin học cấp tỉnh. Trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh do Sở GD&ĐT Sóc Trăng tổ chức vào ngày 4/6/2022, Nghị cũng có mặt trong đội tuyển của trường tham gia kỳ thi này và đạt giải Khuyến khích. 

Nguyễn Thành Nghị tâm sự: “Năm đầu học ở THCS, em rất mặc cảm khi mình không được như các bạn khác. Nhìn các bạn tự do đi lại, chạy nhảy đùa giỡn sau giờ học, em rất buồn cho bản thân mình. Lúc đó, em cũng có suy nghĩ buông xuôi bởi người như mình chỉ là gánh nặng cho mọi người mà thôi. Nhưng lúc đó, ba mẹ, người thân trong gia đình và bạn bè, thầy cô đã động viên em rất nhiều nên em đã thay đổi suy nghĩ và quyết tâm học tập tốt để vừa tạo cơ hội lập nghiệp cho bản thân vừa báo hiếu cho ba mẹ. Ước mơ của em là học công nghệ thông tin, trở thành một lập trình viên”.

Nói về bạn cùng học chung lớp với mình, em Lâm Tiến Thịnh tâm sự: “Em và Nghị học chung một lớp. Bạn Nghị rất chịu khó trong học tập và bạn học rất giỏi, thường giúp đỡ bạn bè trong học tập. Chúng em rất khâm phục ý chí, nghị lực và tinh thần học tập của bạn Nghị. Đó là tấm gương cho chúng em noi theo”. Còn em Lý Vinh Hào (bạn học với Nghị) cho biết thêm: “Em học chung với bạn Nghị từ năm lớp 6 nên rất hiểu và nể phục bạn ở ý chí vượt khó học tốt. Được học chung với Nghị là niềm vui, niềm hãnh diện của em và các bạn trong lớp”.

Chia sẻ về con trai mình, anh Nguyễn Thành Hữu tâm sự: “Cháu sinh ra không may mắn như các bạn, nhưng bù lại là người rất có ý chí vươn lên. Điều đó khiến cho gia đình rất vui, rất tự hào về con trai của mình. Chúng tôi chỉ mong cháu có sức khỏe tốt để tiếp tục học tập ngày càng thành công hơn”.

Thầy Phùng Kim Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Diệu, cho biết: “Khi thấy em Nghị thường xuyên xuất hiện trên bục danh dự để lĩnh thưởng, nhiều đại biểu có mặt trong buổi lễ rất ngưỡng mộ. Nguyễn Thành Nghị là một tấm gương cho tinh thần vượt khó của học sinh Trường THPT Hoàng Diệu nói riêng, của học sinh Sóc Trăng nói chung. Chúng tôi rất tự hào và tin rằng, Nghị sẽ thành công trong cuộc sống”.

Sao Khuê  
“Chữa lành” hay đu trend để

“Chữa lành” hay đu trend để "rách nát" hơn?

Chữa lành hiện nay như là một trào lưu sống được các bạn trẻ, người đi làm tìm tới để thanh lọc tâm hồn, xoa dịu cơ thể. Thế nhưng, chữa lành không đúng lại có thể gây hại.

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

(NSMT) - Ngày 14/4 (nhằm 06/3 âm lịch), Phân ban Ni giới Phật giáo TP.Cần Thơ đã tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền).

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Việc cho người khác một con cá có thể nuôi sống họ trong một ngày, nhưng dạy họ kỹ năng bắt cá có thể nuôi sống họ suốt đời.

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

(NSMT) - Theo thông tin từ gia đình, Nhà giáo Nhân dân Lâm És, Nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng, Nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng đã từ trần vào lúc 14 giờ ngày 05/4/2024, hưởng thọ 84 tuổi. Nhà giáo Lâm És (sinh năm 1940) sinh ra trong một gia đình nông dân Khmer, ở ấp Trà Tép, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng).

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Sống một mình ngày càng trở thành xu hướng nhưng làm thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống mà không gây nhàm chán, tốn nhiều chi phí?

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Tục ngữ có câu: “Không có gỗ thì không đỡ được nhà, không có hàng xóm thì không thể sống tốt”. Nếu hàng xóm mà không biết giúp đỡ nhau, chỉ nghĩ đến bản thân mình, giữa họ sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn.

Giai thoại ly kỳ về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Kỳ 3): Tài tiên tri khiến thiên hạ bội phục

Giai thoại ly kỳ về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Kỳ 3): Tài tiên tri khiến thiên hạ bội phục

Không chỉ nổi tiếng với tài học rộng hiểu sâu, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn nổi danh là nhà tiên tri số một Việt Nam với những câu sấm truyền bất hủ lưu truyền đến đời sau, được hậu thế tán tụng, ca ngợi.