Tà Năng - Phan Dũng “kỳ vỹ, trầm mặc” trong đôi mắt “gã hay mơ”
(NSMT) - Suốt thời gian qua, Tà Năng - Phan Dũng trở thành điểm đến “hút” rất nhiều bạn trẻ “cuồng chân” thích đắm mình giữa thiên nhiên hùng vĩ, trèo dốc vượt suối và “bỏ lại phía sau hết thảy cuộc sống bộn bề, hối hả”. Có lẽ, hành trình với gần 55km đường rừng băng qua ba tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận – Bình Thuận chinh phục cung đường Tà Năng - Phan Dũng để lại những ấn tượng khó quên với những ai yêu trải nghiệm và đam mê khám phá.
Tà Năng - Phan Dũng được mệnh danh là “cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam" đi qua ba tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận. Nó đẹp nhất không phải bởi những mỹ từ được gọi hay những cụm văn mây trời dùng để lột tả mà khi được nhấc đôi giày bám đầy đất đỏ, hoà với cảnh sắc tươi xanh trùng điệp và gồng sức vượt dốc để chạm đến bên trong mình “sự mãnh liệt khi trầm tĩnh, khi bung bẩy vượt qua giới hạn nhỏ bé của trái tim”.
Suốt thời gian qua, nơi đây trở thành điểm đến “hút” rất nhiều bạn trẻ “cuồng chân” thích đắm mình giữa thiên nhiên hùng vĩ, trèo dốc vượt suối và “bỏ lại phía sau hết thảy cuộc sống bộn bề, hối hả”. Có lẽ, hành trình với gần 55km băng qua ba tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận – Bình Thuận chinh phục cung đường Tà Năng - Phan Dũng để lại những ấn tượng khó quên với những ai yêu trải nghiệm và đam mê khám phá.
Ngày 1
Tà Năng - Phan Dũng “khoác” trên mình một vẻ đẹp mộc mạc nhưng bí ẩn, trầm mặc nhưng quyến rũ, hoang sơ nhưng kỳ vỹ khiến những tay leo núi “lão làng” đến những bạn trẻ mới lần đầu thử sức trekking cũng “phải lòng, rung động”. Phải tự mình trải nghiệm bạn mới thấu cảm hết những thách thức trên cung đường này. Không ít người chỉ sau vài tiếng đi bộ xuyên rừng đã bắt đầu “chùn chân mỏi gối”, muốn dừng lại. Khi đó, tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất của hành trình được “gợi nhắc” để “xốc dậy” tinh thần và tiếp tục nhấc giày lên sải bước “đã trekking là không bỏ cuộc”.
Tiếp nối quãng đường là những rừng thông ba lá mát rượi và tươi tốt. Mọi người bắt đầu thích thú lắng nghe tiếng thông reo trong gió, tiếng reo cười của các em nhỏ người đồng bào, tiếng động cơ xe máy chuyên dụng chở đồ cho các đoàn trekking của các anh chàng đen nhẻm nhưng chân chất và thân thiện. Được biết, người Churu theo chế độ mẫu hệ nên người chồng phải ở rể và không được sở hữu tài sản, vì thế những anh chàng đồng bào chở đồ cho các đoàn trekking muốn đi làm cũng phải xin phép vợ thì mới được đi.
Sau 6km đường bằng đầu tiên là bắt đầu đoạn leo dốc. Băng qua khu rừng ẩm ướt, những ngọn đồi khúc khuỷu, dốc đứng... dần hiện ra. Mặt đất sau mưa trơn trượt, những khúc quanh đầy đá, lên xuống dốc khó khăn, bùn lầy đất đỏ bazan bám giày và gấu quần… có thể dễ dàng đánh gục những ai không vững vàng về tâm lý và thể lực.
Những con dốc ở đây không quá “gắt” nhưng cứ kéo dài mãi như không bao giờ hết dốc. Tuy nhiên, sau khi mệt lã vượt dốc thì một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ trải xanh “kỳ vỹ” xuất hiện, những đồi cỏ xanh ngắt, bầu không khí trong lành của cao nguyên và lộng gió, làm vơi tan đi rất nhiều những gian nan, mệt mỏi tưởng như sẽ chững lại và không thể bước tiếp.
Đặt chân qua địa phận xã Phan Dũng, nơi có chóp inox đánh dấu mốc tọa độ ranh giới hai tỉnh Lâm Đồng – Bình Thuận. Từ đây có thể nhìn thấy ngọn núi cao nhất khu vực do người Pháp đặt tên là Hòn Diên. Từ ranh giới hai tỉnh sẽ có hai hướng đi về phía Phan Dũng. Nếu đi thẳng về đồi Lính sẽ mất 2 ngày 1 đêm, còn nếu rẽ trái thì đến thác Yavly sẽ mất 3 ngày 2 đêm. Chúng tôi không chọn đi thác Yavly vì đang là mùa mưa. Từ tháng 7 đến tháng 10 sẽ có lũ rất nguy hiểm.
Khoảng 16h kém, trời chuyển mưa và bắt đầu giội xuống. Cả đoàn dù đã chuẩn bị áo mưa nhưng vẫn ướt, gió tạt và mưa nặng hạt nên đoạn đường đến bãi trại dường như khó và trơn trượt hơn bội phần. Bãi trại là đồi Hai Cây Thông - một ngọn đồi cao khoảng 900m so với mực nước biển và có tầm nhìn rất rộng. Hầu hết các đoàn trekking đều hạ trại ở đây. Thoắt một chặng đường rừng nhiều gian nan, được ngồi ngắm núi rừng bạt ngàn, những áng mây trôi bảng lảng và tận hưởng không khí lành lạnh… quả thật rất thoả lòng những gã hay mơ. Buổi tối cả nhóm ngồi quây quần bên đống lửa nướng gà, thịt xiên, khoai… cùng nhau ăn tối, chia sẻ, chơi trò chơi nói thật, ngân nga trong không khí thanh bình của núi rừng hoang dã và rồi nhấp ít rượu cần cho ấm bụng.
Ngày 2
Sáng thức dậy sớm, ngắm Mặt trời từ từ ló dạng; xa xa là những cụm mây bồng bềnh khẽ cựa mình, vươn vai; ánh nắng vàng cam hăn hắt đổ xuống, nhuộm khắp bãi trại… cảnh vật trở nên hữu tình, linh lung, rực rỡ như cô gái đương độ xuân thì, trong trẻo và thuần nhiên.
Để về đích, cả đoàn bắt đầu di chuyển hạ độ cao từ 900m xuống còn 400m. Hướng dẫn viên chỉ cho cả đoàn nhận biết sự thay đổi độ cao bằng cách quan sát sự khác biệt của cảnh quan từ hệ rừng ôn đới lá kim sang rừng hỗn giao lá rộng - lá kim rồi tới những trảng cỏ xanh mướt và cuối cùng là hệ rừng thưa rụng lá, hay còn gọi là rừng khộp - vốn vô cùng khắc nghiệt ở đây vào mùa khô, vì hầu hết các con suối sẽ đều cạn dòng, nếu chẳng may bị lạc sẽ rất khó tìm được nguồn nước.
Nghe hướng dẫn viên kể, những cây họ dầu bắt đầu xuất hiện dày đặc với vỏ cây cực dày để có thể chống lại cái nắng khắc nghiệt của vùng bắc Bình Thuận. Thuở xưa, người Chăm dùng nhựa cây dầu để chống thấm cho ghe thuyền, chất đốt và làm vữa cho gạch của các tháp Chăm. Sau khi đổ dốc liên tục, chúng tôi nghỉ trưa ở một con suối nhỏ, nghe tiếng suối róc rách, tiếng chim kêu, tiếng gió rì rào và cả bản hoà tấu mùa hạ của những chú ve sầu.
Tiếp tục đi bộ trong rừng thưa đến 14h thì đoạn đường cuối cảnh quan rừng đã không còn đẹp nữa nên cả đoàn trải nghiệm grab rừng. Khu vực xe ôm của những anh đồng bào đã ở hiện trước mắt, khiến chúng tôi liên tưởng đến những ca từ trong bài “Giấc mơ Chapi” của nhạc sĩ Trần Tiến. Thì ra, những ca từ đẹp ấy gợi nhắc về những chàng trai đồng bào chất phác, hiền hoà và dễ mến nơi núi rừng cao nguyên. Các anh đang hăm hở và nhiệt tình chất balo của chúng tôi lên chiếc xe máy chuyên dụng “tuyến rừng” đầy bùn, yên xe rách bươm nhưng trong ánh mắt hiền hoà thể hiện sự chắc chắn và an toàn khi “vượt suối, vượt ngách đá, khúc quanh co đất đỏ bazan” chở chúng tôi gần 7km cuối chặng đến xã Phan Dũng.
Kết thúc hành trình như một “cú hích” vượt qua giới hạn của bản thân, chinh phục cung đường trekking xinh đẹp với bình minh hừng cam ấm áp, với những tia nắng tinh khôi xuyên qua vòm lá còn đẫm sương đêm, đồi thông xanh mát, cánh rừng ngút ngàn ... tất cả đem đến cho bạn cảm xúc kỳ diệu, thanh yên và say đắm nơi trái tim!
30 chuyến bay quốc tế mỗi ngày, Phú Quốc và hành trình “thoát ngài hóa bướm”
Những ngày cuối năm, từ cảng biển đến cảng hàng không quốc tế Phú Quốc chật kín khách quốc tế, còn khách Việt nô nức tìm kiếm “đảo ngọc” cho kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Một năm trước đó thôi, ít ai có thể nghĩ đến bức tranh tươi sáng như vậy cho hòn đảo.
Cần Thơ tổ chức giải đua thuyền buồm lần đầu tiên trên sông Hậu
UBND quận Ninh Kiều vừa thông báo, giải đua thuyền buồm lần đầu tiên trên sông Hậu sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/12/2024, tại khu vực Bãi Cát, nhà hàng Hoàng Tử, trên tuyến đường Sông Hậu, phường Cái Khế, trung tâm quận Ninh Kiều. Sự kiện này sẽ là một điểm nhấn đặc sắc trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, diễn ra từ ngày 28/12/2024 đến 8/1/2025, hứa hẹn mang đến cho du khách và người dân những trải nghiệm độc đáo và ấn tượng.
Cần Thơ: Họp báo tổ chức Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều năm 2024
(NSMT) - Chiều 24/12, Uỷ ban nhân dân quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ tổ chức họp báo thông tin về tổ chức hoạt động “Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, Cần Thơ” lần thứ VII - năm 2024. Thời gian diễn ra trong 05 ngày, từ ngày 28/12/2024 đến ngày 01/01/2025 (nhằm ngày 28/11 - 2/12 âm lịch). Địa điểm tổ chức tại Sân khấu trên rạch Khai Luông và Công viên Ninh Kiều, phường Tân An, quận Ninh Kiều.
Thú vị trải nghiệm làm gốm tại Cantho Eco Resort
Cách trung tâm thành phố khoảng 16km, Cantho Eco Resort (huyện Phong Ðiền) là điểm đến có nhiều trải nghiệm đa dạng. Theo đó, hoạt động workshop làm gốm mới đi vào hoạt động cũng thu hút nhiều du khách.
Nhìn lại “đảo ngọc” sau một thập kỷ, điều gì góp phần tạo nên kỳ tích?
Nhằm thực hiện quy hoạch phát triển theo phê duyệt của Chính phủ, ngoài sự quyết liệt của hệ thống chính quyền thành phố, Phú Quốc còn có một lợi thế đặc biệt để sớm trở thành đô thị biển đảo, trung tâm dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao, đó là thu hút được những nhà đầu tư có tiềm lực và có tầm nhìn.
Khách quốc tế đến Phú Quốc tăng trưởng nhanh chóng, vượt “hoàng kim” 2019
Năm 2024, lượng khách quốc tế đến Phú Quốc tăng trưởng 43% so với năm 2019- thời điểm “hoàng kim” của du lịch Việt Nam, trong đó có nhiều đường bay mới lần đầu tiên tới đảo ngọc từ Singapore, Kazakhstan, Cộng hòa Séc, Slovakia...
Khách Tây ngạc nhiên khi Phú Quốc bắn pháo hoa hàng đêm
Chia sẻ trên tạp chí Bored Panda về chuyến đi Phú Quốc hồi cuối tháng 11 của mình, cây bút Chloe Darcy không khỏi bất ngờ khi đảo Ngọc bắn pháo hoa tới hai lần trong một đêm.