Nếp nhà

Tại sao nói “nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ”?

Thứ năm, 01/09/2022, 11:47 AM

(NSMT) - Liên quan đến vấn đề giàu nghèo, cổ nhân từng dạy “nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ”. Câu nói này có ý nghĩa gì?

Trên thực tế, những câu ca dao, tục ngữ là do dân gian sáng tạo ra, sau đó người truyền người, đó là những câu nói rất ngắn gọn và dễ hiểu, được đúc kết từ những kinh nghiệm quý báu từ thời xa xưa.

Câu nói “Nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ” thực ra rất dễ hiểu.

Nghèo không sửa cửa

Theo quan niệm cổ nhân, cửa chính là “khuôn mặt” cũng như phong thủy của ngôi nhà, là nơi hút lộc, vượng khí. Bởi thế có câu “nhà cao cửa rộng” ý nói đến sự giàu có, phú quý của gia đình.

Cũng chính vì điều này, nhiều người mong sẽ đổi đời, giàu có nhờ việc thay đổi diện mạo “mặt tiền”, họ cho rằng sở dĩ nhà mình nghèo là vì phong thủy không tốt, vì thế mới muốn thông qua việc sửa “mặt tiền” để đổi vận.

“Nghèo không sửa cửa” còn mang ý nghĩa rằng, tuy bề ngoài của một số gia đình có vẻ cao sang, hoành tráng nhưng thực chất chỉ là cái hộp rỗng, bên trong chẳng có gì đáng giá.

Vốn dĩ hoàn cảnh gia đình rất nghèo, chẳng có thực lực nhưng lại làm một cái “cửa rộng”, việc này hoàn toàn chẳng có tác dụng gì đối với những gia đình nghèo, ngược lại chỉ tăng thêm áp lực kinh tế mà thôi.

Khi xây nhà, người ta thường rất chú ý đến vị trí cửa, hướng của ngôi nhà và kích thước của cửa, tất cả đều được xác định bởi những kinh nghiệm phong thủy. Thậm chí không chỉ là việc xây nhà bình thường, ngay cả trong xây dựng các tòa cao ốc, những tòa nhà văn phòng cao cấp với trình độ cao cũng không ngoại lệ. Vì thế, cửa nhà là thứ không được tùy tiện sửa đổi, nếu không sẽ gây họa cho gia đình.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Giàu không dời mộ

Theo quan niệm của người xưa, sở dĩ bạn giàu có, phát tài, hưởng phúc đức, nhất định là vì có tổ tiên phù hộ, là “phúc phận” tổ tiên tích lại cho đời sau.

Bên cạnh đó, dù gia đình có phát đạt, kiếm được tài lộc nhiều đến đâu thì không được sinh ra đắc ý, từ đó mà tùy tiện di dời mộ của tổ tiên. Làm người phải biết khiêm tốn, phải biết kính trọng tổ tiên, “uống nước nhớ nguồn”, nếu làm trái với Thiên lý thì gia đình sẽ ngày càng lụi bại.

Đến nay, không thể phủ nhận câu nói “Nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ” vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên do sự phát triển nhanh chóng của xã hội nên việc hưng công động thổ và xây dựng đường xá cũng ngày một nhiều và từng ngày biến đổi. Vì vậy mộ phần cũng có nhiều nguy cơ, bị xâm hại về phong thủy.

Có rất nhiều người khi nhắc đến việc xây sửa, hoặc di chuyển mộ phần đều có ý sợ hãi. Trên thực tế, việc di chuyển xây sửa nếu tiến hành đúng cách sẽ có sự trợ giúp lợi ích cho con cháu. Vấn đề chủ yếu là phải đảm bảo các tiêu chuẩn phong thủy chính xác và hợp lý. Ví dụ như nếu đưa được phần mộ Tổ Tiên vào phong thủy bảo địa, nhất định vận khí cháu con sẽ ngày càng tốt đẹp bội phần.

T. Linh (Theo Sohu)  
“Đồng vợ, đồng chồng...”

“Đồng vợ, đồng chồng...”

(NSMT) - Ðể xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có sự vun đắp, phối hợp ăn ý của các thành viên trong nhà. Ði làm kiếm tiền, tạo dựng kinh tế hay ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái… đều quan trọng như nhau. Nhiều cặp vợ chồng thấu hiểu vai trò của bạn đời nên cư xử khéo léo, trân trọng, song cũng không ít trường hợp xem nhẹ “người ở nhà”, dẫn đến sứt mẻ tình cảm…

Nói với nhau...

Nói với nhau...

(NSMT) - Trong đời sống hôn nhân, giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng, bởi không chỉ gắn kết tình cảm mà còn giúp vợ chồng hiểu nhau hơn. Dù bận rộn, mỗi bên cần dành thời gian trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ, cùng điều chỉnh bản thân cho thêm hòa hợp với bạn đời. Đừng để vì lý do nào đó mà vợ chồng rơi vào tình trạng mất kết nối, “nghẽn mạch” trong giao tiếp, sẽ dễ phát sinh hiểu lầm, rạn nứt tình cảm gia đình.

Nghĩa vợ chồng

Nghĩa vợ chồng

(NSMT) - Cô Thủy trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 70, da dẻ hồng hào, tươi tắn. Chú Thành - chồng cô Thủy, trạc tuổi vợ, nhìn cũng rất phong độ, khỏe mạnh. Cô Thủy tiết lộ bí quyết, nhờ giữ tinh thần luôn thoải mái kết hợp luyện tập thể thao nên cô chú lúc nào cũng vui vẻ, gia đình yên ấm. Các con cô Thủy đều có công việc ổn định, hiếu thảo, góp phần vun đắp hạnh phúc cha mẹ thêm vẹn tròn.

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Ly hôn là một quyết định khó khăn đặc biệt khi có con. Nhiều cặp vợ chồng đã chán ngấy nhau nhưng vẫn cố ở lại vì con mà không biết hậu quả nặng nề đến mức nào.

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

(NSMT) - Câu nói cuối cùng của người cha trước khi rời bỏ thế giới khiến chị nhớ mãi. Cha chị vẫn như thế, lo lắng và chu toàn mọi điều đến tận giây phút cuối đời.

Bước qua đổ vỡ

Bước qua đổ vỡ

Khi lập gia đình, ai chẳng mong muốn có được hạnh phúc vững bền. Thế nhưng, vì nhiều yếu tố, không ít chị em phụ nữ phải dừng cuộc hôn nhân, chọn sống đơn thân. Bằng nghị lực, sự tự tin và tình yêu thương con, các chị đã vượt qua nghịch cảnh, xây dựng cuộc sống mới tốt hơn cho mình.

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Một người cha không trọn vẹn, không ít lần những lúc điên dại sẵn sàng cầm roi đánh con không xót nhưng khi tâm hồn đó bình yên lại xót xa, chăm bẵm trong tâm thức của một người làm cha. Tình thương đó dù "khuyết tật" nhưng lớn lao, vĩ đại.