Nếp nhà

Tại sao nói “thà cho người khác mượn nhà để tang còn hơn cho cặp đôi mượn nhà để ngủ”?

Thứ ba, 02/08/2022, 09:34 AM

(NSMT) - Người xưa coi việc cho cặp đôi mượn nhà là điều cấm kỵ vì thế mới có câu nói “Thà cho người khác mượn nhà để tang, còn hơn cho cặp đôi mượn nhà để ngủ”.

Nền văn hóa truyền thống rộng lớn và sâu sắc trải qua hàng nghìn năm đã để lại cho thế hệ con cháu rất nhiều trí tuệ quý giá, trong đó tục ngữ luôn chiếm vị trí vô cùng quan trọng.

Những câu tục ngữ này hầu hết do người bình dân sáng tạo ra nhưng nó chứa đựng rất nhiều nguyên tắc sống, có ý nghĩa định hướng cho cuộc sống của hậu thế, đồng thời cũng làm cho từng lời nói, cử chỉ và hành động của chúng ta chứa đầy những đức tính truyền thống tốt đẹp như: Chân thành, Thiện lương, Nhẫn nại,…

Cũng vì lối nói đời thường nên có khi nghe rất thông tục, không văn vẻ thơ ca. Tục ngữ không khoa trương, chỉ dùng ngôn ngữ đơn giản nhất để nói lên những đạo lý lớn lao trong cuộc sống, đôi khi còn dễ hiểu hơn những ngôn ngữ mỹ miều trong các tác phẩm văn học.

Thời xưa, cổ nhân rất coi trọng trường phái, lý luận học, học thuật liên quan đến phong thủy,… Bởi vậy có câu: “Thà cho người khác mượn nhà để tang, còn hơn cho cặp đôi mượn nhà để ngủ?”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Mượn nhà để tang

Từ cổ chí kim có nhiều học thuyết về phong thủy vô cùng sâu sắc, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Trong quan điểm của hầu hết người hiện đại ngày nay thì ''cho mượn nhà để tang'' là một việc không may mắn, bởi vậy họ không hề mong muốn để cho cho ai đó mượn tổ chức đám tang, đặt vòng hoa, thậm chí là quan tài.

Nhưng thế hệ trước kia lại có cái nhìn khác về vấn đề này. Trong quan niệm của họ, họ nghĩ rằng khi một người chết đi, người đó sẽ hoàn toàn rời khỏi thế giới này. Vì vậy, nếu một đám tang được tổ chức ở nhà của người khác, người đã khuất sẽ lấy đi hết những điều không tốt và không may mắn ở nơi đó.

Ngoài ra, quan tài còn mang ý nghĩa “thăng quan phát tài” nên quan tài còn có thể thu hút tài lộc. Cũng giống như một số doanh nhân, phú ông thời xưa, họ có thể sẽ đặt một chiếc quan tài nhỏ bày trí ở trong nhà, cũng chính là hy vọng có thể thu được nhiều tài lộc.

Hơn nữa, thời xưa có nhiều gia đình nghèo, không có điều kiện tổ chức đám tang nên những nhà có điều kiện hơn sẽ ra tay giúp đỡ, bởi vậy người xưa có cách nói người giàu giúp người nghèo tổ chức đám tang chính là “thăng quan phát tài”.

Cho cặp đôi mượn nhà để ngủ

Lý do rất đơn giản, ở các làng quê xưa, việc cho người khác mượn nhà là xui xẻo, gia tài có thể bị giảm sút vì điều này nên người dân thường rất ngại.

Đặc biệt là các cặp đôi, cặp vợ chồng, đứng tại góc độ phong thủy, họ cho rằng, tình trạng này sẽ mang đến cho gia đình những xui xẻo không đáng có. Bởi vậy, ở một số địa phương, rất nhiều cặp vợ chồng khi về quê thăm họ hàng, vợ thông thường không ngủ chung phòng với chồng.

Thậm chí con gái sau khi lấy chồng về nhà mẹ đẻ cũng cần phải ngủ phòng riêng với chồng. Bởi vì có một số người cho rằng, ở nhà mẹ đẻ mà chung phòng thì là chuyện không cát lợi.

Tất nhiên chúng ta cũng nhận thấy rõ thời đại ngày nay ít khi niều gia đình tổ chức đám tang ở nhà người khác và việc vợ chồng ngủ chung giường với nhau ở nơi không phải nhà mình không hiếm, vì quan điểm và cách nhìn cũng có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ phong thủy và tâm linh, chúng ta cũng không thể phủ nhận được những đúc kết, tinh hoa của cổ nhân xưa.

T. Linh (Theo Secret China)  
Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng

Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng

Tác giả Nguyễn Thị Thương kể, cha cô sợ con gái học nhiều ế chồng nhưng kỳ thực trên chiếc xe đạp cà tàng ông đã mang cho con gái từng cơm nắm, bơ gạo, dăm ba quả trứng và "không cho phép" con được bỏ bất cứ cuộc thi nào.

“Đồng vợ, đồng chồng...”

“Đồng vợ, đồng chồng...”

(NSMT) - Ðể xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có sự vun đắp, phối hợp ăn ý của các thành viên trong nhà. Ði làm kiếm tiền, tạo dựng kinh tế hay ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái… đều quan trọng như nhau. Nhiều cặp vợ chồng thấu hiểu vai trò của bạn đời nên cư xử khéo léo, trân trọng, song cũng không ít trường hợp xem nhẹ “người ở nhà”, dẫn đến sứt mẻ tình cảm…

Nói với nhau...

Nói với nhau...

(NSMT) - Trong đời sống hôn nhân, giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng, bởi không chỉ gắn kết tình cảm mà còn giúp vợ chồng hiểu nhau hơn. Dù bận rộn, mỗi bên cần dành thời gian trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ, cùng điều chỉnh bản thân cho thêm hòa hợp với bạn đời. Đừng để vì lý do nào đó mà vợ chồng rơi vào tình trạng mất kết nối, “nghẽn mạch” trong giao tiếp, sẽ dễ phát sinh hiểu lầm, rạn nứt tình cảm gia đình.

Nghĩa vợ chồng

Nghĩa vợ chồng

(NSMT) - Cô Thủy trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 70, da dẻ hồng hào, tươi tắn. Chú Thành - chồng cô Thủy, trạc tuổi vợ, nhìn cũng rất phong độ, khỏe mạnh. Cô Thủy tiết lộ bí quyết, nhờ giữ tinh thần luôn thoải mái kết hợp luyện tập thể thao nên cô chú lúc nào cũng vui vẻ, gia đình yên ấm. Các con cô Thủy đều có công việc ổn định, hiếu thảo, góp phần vun đắp hạnh phúc cha mẹ thêm vẹn tròn.

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Ly hôn là một quyết định khó khăn đặc biệt khi có con. Nhiều cặp vợ chồng đã chán ngấy nhau nhưng vẫn cố ở lại vì con mà không biết hậu quả nặng nề đến mức nào.

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

(NSMT) - Câu nói cuối cùng của người cha trước khi rời bỏ thế giới khiến chị nhớ mãi. Cha chị vẫn như thế, lo lắng và chu toàn mọi điều đến tận giây phút cuối đời.

Bước qua đổ vỡ

Bước qua đổ vỡ

Khi lập gia đình, ai chẳng mong muốn có được hạnh phúc vững bền. Thế nhưng, vì nhiều yếu tố, không ít chị em phụ nữ phải dừng cuộc hôn nhân, chọn sống đơn thân. Bằng nghị lực, sự tự tin và tình yêu thương con, các chị đã vượt qua nghịch cảnh, xây dựng cuộc sống mới tốt hơn cho mình.