Nhịp sống

Tầm nhìn phát triển An Giang đến năm 2045

Thứ sáu, 17/02/2023, 08:36 AM

Nhằm khai thác, phát huy hiệu quả, tiềm năng, lợi thế, xây dựng An Giang hiện đại, văn minh, từ nay đến năm 2030 tỉnh tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng xã hội, đồng bộ, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đưa An Giang là trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp của vùng về lúa gạo, thủy sản nước ngọt, rau màu, cây ăn trái; là đầu mối giao thương hàng hóa, dịch vụ của vùng với thị trường Campuchia. Đồng thời, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử; củng cố quốc phòng và an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nhân lực.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nhân lực.

Để đạt mục tiêu, tỉnh phấn đấu tăng trưởng bình quân đạt khoảng 7%/năm. Quy mô nền kinh tế tỉnh đến năm 2030 gấp khoảng 2 lần so năm 2021. Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GRDP khoảng 20%; công nghiệp - xây dựng khoảng 25%, dịch vụ khoảng 50%, thuế và trợ cấp khoảng 5%. Phấn đấu GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 157,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%; có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80; tỷ trọng lao động khu vực phi nông nghiệp đạt khoảng 75%... Tầm nhìn đến năm 2045, An Giang có trình độ phát triển khá, chất lượng cuộc sống của người dân ở mức cao. Là trung tâm kinh tế nông nghiệp quy mô lớn, phát triển nông nghiệp thông minh, bền vững; sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng và giá trị gia tăng cao trong khu vực ĐBSCL và cả nước. Đồng thời, phát triển các ngành công nghiệp thâm dụng lao động trong ngắn hạn, gia công lắp ráp, công nghiệp năng lượng tái tạo. An Giang là trung tâm du lịch tâm linh, sinh thái của vùng và cả nước; là đầu mối và cửa ngõ giao thương hàng hóa, dịch vụ của vùng với Campuchia và các nước trong khu vực ASEAN.

Để thực hiện đạt mục tiêu, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền về tầm quan trọng của liên kết vùng và vị thế, vai trò của tỉnh An Giang đối với vùng ĐBSCL và cả nước. Triển khai thực hiện các chính sách phát triển vùng và đẩy mạnh liên kết vùng. Triển khai thực hiện tốt Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phối hợp tham gia các hoạt động hợp tác với các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong, ASEAN và các định chế quốc tế khác. Triển khai thực hiện các bản thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL. Chủ động hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển vùng, các công trình, dự án có quy mô liên tỉnh; huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ trong nước và quốc tế.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước, tỉnh chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phấn đấu đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và nâng cao chất lượng đô thị. Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở khu vực đô thị có động lực. Phát triển thành phố Long Xuyên thành trung tâm tổng hợp, chuyên ngành. Từng bước hình thành các đô thị nông - công nghiệp gắn với xây dựng trung tâm đầu mối của tỉnh và du lịch nông nghiệp - nông thôn. 

Tỉnh sẽ ưu tiên phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông.

Tỉnh sẽ ưu tiên phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông.

Tỉnh sẽ ưu tiên phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông, hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải, kết nối thuận tiện với các khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch. Liên kết, hợp tác đầu tư kết cấu hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi số gắn với phát triển các hành lang kinh tế. Đến năm 2027, phối hợp các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương liên quan hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1) làm cơ sở kết nối trong vùng; nâng cấp hệ thống quốc lộ chính yếu; đầu tư các trục kết nối từ cao tốc đến các khu công nghiệp, cảng thủy nội địa, trung tâm đầu mối nông sản.

Để phát triển nhanh và bền vững kinh tế An Giang cơ cấu lại kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn. Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng cảnh quan, bền vững, tuần hoàn; phát triển công nghiệp nông thôn chế biến tinh, chế biến sâu. Tăng tỷ trọng sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn, đặc biệt hướng tới sản phẩm hữu cơ. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác gắn với liên kết theo chuỗi giá trị, chuyên nghiệp hóa nông dân.

Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chủ lực.

Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chủ lực.

Đồng thời, cơ cấu lại ngành nông nghiệp dựa trên lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nông sản chủ lực tỉnh và nhu cầu của thị trường. Phát triển vùng sản xuất chuyên canh, tập trung và xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao bao gồm nhóm ngành hàng chủ lực: Lúa-gạo, cá tra, rau-màu, cây ăn trái và nhóm ngành hàng tiềm năng: Chăn nuôi bò; chăn nuôi heo; nấm ăn-nấm dược liệu và cây dược liệu. Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững; khuyến khích đầu tư phát triển ngành công nghiệp xanh, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp truyền thống và chủ lực của tỉnh. Xây dựng các cụm liên kết ngành công nghiệp tiêu biểu, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tham gia sâu vào chuỗi giá trị. Bảo tồn và phát triển các làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời, cơ cấu lại thị trường theo hướng đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, khai thác tốt thị trường trong nước, phát triển các thị trường xuất khẩu tiềm năng có giá trị cao, thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch đối với thị trường Trung Quốc và Campuchia theo hướng tận dụng lợi thế của các sản phẩm nông sản tỉnh tại các hiệp định thương mại tự do; ứng dụng thương mại điện tử trong phân phối sản phẩm. Xây dựng thương hiệu du lịch và phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Phát triển hạ tầng số để xây dựng chính quyền số, kinh tế số...

Tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Đặc biệt, tỉnh ưu tiên vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm phát huy các thế mạnh, tiềm năng và tạo sự liên kết vùng. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng mức xếp hạng các Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI)... Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi để phát triển hạ tầng, các ngành có lợi thế; phát triển kinh tế biên giới trở thành động lực phát triển kinh tế của tỉnh./.

Xem bài viết gốc tại đây.

Theo Hạnh Châu / Cổng TTĐT tỉnh An Giang  
Khánh thành cầu Tây Đô và cầu Cờ Đỏ: Bước tiến mới trong việc mở rộng giao thông tại Cần Thơ

Khánh thành cầu Tây Đô và cầu Cờ Đỏ: Bước tiến mới trong việc mở rộng giao thông tại Cần Thơ

(NSMT) - Trong không khí rộn ràng và trang trọng, TP Cần Thơ đã chính thức khánh thành 2 cây cầu trọng điểm là cầu Tây Đô và cầu Cờ Đỏ, đánh dấu một bước tiến lớn trong việc mở rộng và cải thiện hệ thống giao thông tại các huyện ngoại ô của thành phố.

Hội Khuyến học TP Cần Thơ tiếp nhận trên 3,3 tỷ đồng quỹ Khuyến học khuyến tài

Hội Khuyến học TP Cần Thơ tiếp nhận trên 3,3 tỷ đồng quỹ Khuyến học khuyến tài

(NSMT) - Ngày 19/5, Hội khuyến học TP Cần Thơ đã tổ chức Lễ tiếp nhận, tuyên dương đợt I, năm 2024 cho các nhà tài trợ Quỹ học bổng khuyến học, khuyến tài của Thành phố và trao học bổng cho các em học sinh nhân Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).

Cháy 90% giỏ hàng đợt công bố đầu tiên của Luxury Tower

Cháy 90% giỏ hàng đợt công bố đầu tiên của Luxury Tower

(NSMT) - Toà tháp Luxury Tower do công ty Đất Xanh Miền Tây làm chủ đầu tư đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của người mua và các nhà đầu tư tại địa phương và các tỉnh lân cận qua lễ mở bán vừa được tổ chức vào ngày 18/5/2024.

Những “giọt nước nghĩa tình” thấm mát vùng hạn mặn Sóc Trăng

Những “giọt nước nghĩa tình” thấm mát vùng hạn mặn Sóc Trăng

(NSMT) - Ngày 17/5, Báo CAND phối hợp Tạp chí Sức khoẻ và Môi trường, Công an tỉnh Sóc Trăng cùng các nhà hảo tâm đến tặng quà người dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng hạn mặn tại xã Tài Văn và xã Viên An, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.

Bạc Liêu: Lan tỏa mô hình “Vòng tay yêu thương”

Bạc Liêu: Lan tỏa mô hình “Vòng tay yêu thương”

(NSMT) - Thời gian qua, Phụ nữ Công an Bạc Liêu đã tạo sức lan tỏa với mô hình “Vòng tay yêu thương” đóng góp, hỗ trợ trao vốn không hoàn lãi cho hơn 1.000 thành viên câu lạc bộ “Nữ phòng, chống tội phạm” và giúp đỡ Phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn... góp phần phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Nước ngọt nghĩa tình

Nước ngọt nghĩa tình

(NSMT) - Thời gian qua, hạn hán và xâm nhập mặn đã ảnh hưởng rất lớn đến việc canh tác nông nghiệp và cuộc sống của người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là các tỉnh duyên hải của đồng bằng.

Sóc Trăng: Nỗ lực nâng cao năng suất cung ứng dịch vụ hành chính công

Sóc Trăng: Nỗ lực nâng cao năng suất cung ứng dịch vụ hành chính công

(NSMT) - Ngày 17/5, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học hành chính (thuộc Học viện Hành chính Quốc gia) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Năng suất lao động trong cung ứng dịch vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp”.