Nhịp sống

An Giang: Triển vọng từ mô hình nuôi lươn ứng dụng công nghệ thông minh

Thứ hai, 08/08/2022, 01:08 AM

Nuôi lươn không bùn như nhiều hộ nông dân khác, nhưng anh Lê Văn Tèo (ngụ ấp Phú Hạ 2, xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) lại có bước đột phá, khi áp dụng phương pháp cho ăn tự động, điều khiển bằng điện thoại thông minh kết hợp hệ thống thay nước tuần hoàn. Phương pháp này giúp tiết giảm chi phí, tăng năng suất, lợi nhuận, giảm thiểu ô nhiễm môi trường… Cách làm mới của anh Tèo được nhiều nông dân địa phương nhân rộng.

Nuôi lươn thông minh

Xuất thân từ nông dân, kinh tế gia đình anh Lê Văn Tèo trước đây phụ thuộc vào canh tác lúa và hoa màu. Nhưng do diện tích sản xuất ít, nên thu nhập gia đình rất bấp bênh. Năm 2014, được Hội Nông dân xã hỗ trợ, anh Tèo tham gia lớp tập huấn về mô hình nuôi lươn không bùn trong bồn xi-măng. Với sự hướng dẫn kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, anh Tèo xây dựng 2 bồn nuôi lươn. Sau những vụ đầu mang lại thành công, năm 2017, anh Tèo mạnh dạn đầu tư, phát triển thêm 16 bồn nuôi với diện tích hơn 100m2 để nuôi thương phẩm. Đầu năm 2018, nhận thấy nhu cầu lươn giống trên thị trường khan hiếm, anh Tèo lai tạo giống lươn nhân tạo để cung ứng cho người nuôi.

Hiện nay, gia đình anh Tèo đang thả nuôi 16 bồn lươn thịt, mỗi bồn kích thước 2x3m; 18 bồn lươn giống, kích thước 0,8x1,2m và 10 bồn lươn bột 0,4x0,6m. Trong đó, phương pháp anh Tèo nuôi có nhiều cải tiến so với truyền thống. Thay vì sử dụng nguồn cá tự nhiên, anh Tèo sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên.

Anh Tèo chia sẻ: “Việc sử dụng thức ăn công nghiệp giúp người nuôi chủ động được nguồn thức ăn, không gây ô nhiễm môi trường do nguồn thức ăn thừa, tránh được tình trạng lươn bị nhiễm bệnh, phù hợp với việc nuôi lươn mật độ cao. Ngoài ra, nuôi lươn bằng thức ăn công nghiệp không sợ nhiễm chất cấm trong thủy sản, phù hợp tiêu chuẩn VietGAP (nếu muốn bán cho các siêu thị)… Tuy nhiên, sử dụng thức ăn công nghiệp có thời gian nuôi kéo dài hơn 1 tháng so ăn phối trộn, màu sắc ko đẹp bằng cho ăn cá…”.

nuôi lươn

Đầu năm 2021, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hội Nông dân huyện Chợ Mới, anh Tèo mạnh dạn tham gia mô hình nuôi lươn tuần hoàn và đầu tư ứng dụng công nghệ cho ăn tự động bằng điện thoại thông minh. Mô hình này giúp tiết kiệm 85% chi phí lao động, giảm 15% chi phí thức ăn, tỷ lệ rủi ro giảm rõ rệt… Qua đó, góp phần giảm chi phí đầu tư cho 1kg lươn thành phẩm từ 120.000 đồng/kg còn 70.000-80.000 đồng/kg.

Hiện nay, với số lượng nuôi khá nhiều, anh Tèo xuống giống luân phiên để có thu nhập liên tục, đồng thời tránh việc thu hoạch đồng loạt, gây ùn ứ sản phẩm. Anh Tèo cho biết, đối với lươn thịt, anh thả 2.000 con/bồn và đặt giá thể bằng dây ny-lon. Sau 12 tháng nuôi sẽ tiến hành xuất bán.

Nếu nuôi đúng chuẩn, mỗi bồn thu hoạch khoảng 270-280kg. Với giá bán dao động từ 110.000-120.000 đồng/kg, mỗi bồn lươn anh Tèo thu lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng. Đối với lươn giống, anh thả nuôi với mật độ 3.000-4.000 con/bồn, lươn bột 3.000 con/bồn và đặt giá thể bằng lưới rong biển. Tính riêng nửa năm 2022, anh Tèo bán được 40.000 con giống, giá dao động từ 300-10.000 đồng/con, tùy kích cỡ...

Nhân rộng mô hình

Từ thành công với mô hình nuôi lươn của anh Lê Văn Tèo, nhiều nông dân ở địa phương đến học tập kinh nghiệm và nhân rộng mô hình. Năm 2021, Hội Nông dân xã Kiến Thành thành lập Hợp tác xã Thủy sản Kiến Thành với 10 thành viên. Mục đích tập hợp và hỗ trợ các thành viên khắc phục khó khăn trong sản xuất - kinh doanh nông sản; tạo điều kiện cho các thành viên và người lao động nông thôn có thu nhập ổn định. Đây còn là đầu mối tuyên truyền, vận động nông dân tích cực tham gia và phát triển mô hình kinh tế tập thể.

4b

Tham gia hợp tác xã, các thành viên thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, thông tin thị trường... để phát triển mô hình. Nhờ vậy, đời sống hội viên ngày càng cải thiện, kinh tế ngày càng nâng cao. Nhiều thành viên có điều kiện cất mới, sửa sang nhà cửa, mua phương tiện đi lại, chăm lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn.

Đồng thời, đóng góp tích cực vào công tác phúc lợi xã hội tại địa phương. Chủ tịch Hội Nông dân xã Kiến Thành Huỳnh Ngọc Xuyên cho biết, mô hình nuôi lươn mang hiệu quả kinh tế khá cao, phù hợp với nhiều hộ có diện tích đất sản xuất ít; vốn đầu tư không quá cao, cho thu nhập tương đối ổn định… nên thời gian qua có nhiều hộ mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi để nâng cao thu nhập gia đình. Đây là hướng đi phù hợp giúp nông dân nâng cao thu nhập, phát triển sinh kế, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

“Xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tích cực vận động các hộ nuôi tham gia hợp tác xã để quá trình nuôi hiệu quả hơn, ổn định đầu ra. Đồng thời, phối hợp ngành chuyên môn hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, giúp nông dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào quá trình nuôi lươn một cách có hiệu quả nhất để nâng cao lợi nhuận” - ông Huỳnh Ngọc Xuyên cho biết.

Hiện nay, nhu cầu thị trường về lươn thịt luôn ổn định, người chăn nuôi đã mở rộng mô hình nuôi lươn với nhiều phương pháp mới để không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Cùng với việc lươn giống tự nhiên không đảm bảo chất lượng, lươn dễ bị bệnh, tỷ lệ sống thấp, chi phí cao… thì việc nuôi lươn thịt và lươn giống của Hợp tác xã thủy sản Kiến Thành nói chung, của anh Lê Văn Tèo nói riêng, là hướng đi phù hợp với tình hình sản xuất của địa phương. Đây là mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay. Thành công của mô hình góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương, thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.

ĐỨC TOÀN

Bài gốc tại Báo An Giang Online

Cà Mau: Họp báo cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ 04 cuộc trong năm 2025

Cà Mau: Họp báo cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ 04 cuộc trong năm 2025

(NSMT) - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Nguyễn Thành Ngại vừa ký Kế hoạch về việc tổ chức họp báo cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ 04 cuộc trong năm 2025.

Cần Thơ: Hơn 230 gian hàng tham gia Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025

Cần Thơ: Hơn 230 gian hàng tham gia Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025

(NSMT) - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ vừa tổ chức họp báo để thông tin về Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025. Theo đó, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 diễn ra từ ngày 04 đến ngày 08/4/2025 (nhằm 7 - 11/3 âm lịch) tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ”.

FPT thành lập trường Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông tại tỉnh Sóc Trăng

FPT thành lập trường Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông tại tỉnh Sóc Trăng

Ngày 29/3, ông Nguyễn Văn Khởi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Tỉnh đã có quyết định số 698/QĐ-UBND về việc cho phép thành lập Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông FPT tại tỉnh này.

Cà Mau: Hộ dân tự giao nộp gần 2.500 bộ dụng cụ kích điện

Cà Mau: Hộ dân tự giao nộp gần 2.500 bộ dụng cụ kích điện

(NSMT) - Vừa qua đã Hội nghị sơ kết về việc thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thủy sản có tính hủy diệt trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Cần Thơ: Hơn 8.000 người tham gia Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân quận Ninh Kiều

Cần Thơ: Hơn 8.000 người tham gia Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân quận Ninh Kiều

(NSMT) - Ngày 29/3, tại Công viên Sông Hậu, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, Uỷ ban nhân dân quận Ninh Kiều đã tổ chức lễ phát động Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” kết hợp tổ chức tháng hoạt động thể dục, thể thao cho mọi người và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân trên địa bàn quận Ninh Kiều năm 2025.

Cà Mau: Chăm lo đời sống, an sinh xã hội cho người có công với cách mạng

Cà Mau: Chăm lo đời sống, an sinh xã hội cho người có công với cách mạng

(NSMT) - Vừa qua, ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký ban hành Kế hoạch về việc đẩy mạnh các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa, chính sách người có công với cách mạng. Thực hiện cao điểm từ 31/3 đến ngày 14/4.

Cà Mau: Thưởng 3 triệu đồng cho người tố giác hộ tàng trữ công cụ kích điện

Cà Mau: Thưởng 3 triệu đồng cho người tố giác hộ tàng trữ công cụ kích điện

(NSMT) - Chiều 28/3, tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Chỉ thị số 17 và phong trào thi đua thực hiện Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thủy sản có tính hủy diệt.