Startup

An Giang phát triển các sản phẩm OCOP

Thứ tư, 27/07/2022, 11:24 AM

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong tỉnh, qua đó nhiều sản phẩm đã đạt chứng nhận OCOP, góp phần nâng cao giá trị nông sản, giúp người dân phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiệu quả và bền vững.

Tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Đồng thời, xây dựng các kế hoạch thực hiện cụ thể hàng năm và nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện chương trình; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn và tổ chức đánh giá sản phẩm…

Bên cạnh đó, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các địa phương, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là vai trò của các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Đến tháng 6/2022, toàn tỉnh An Giang có 11/11 huyện, thị xã, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện, đề xuất Hội đồng OCOP cấp tỉnh đánh giá, phân hạng sản phẩm cho các sản phẩm của huyện và có sản phẩm đạt OCOP.

Qua đó, số lượng sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên là 62 sản phẩm (trong đó có 12 sản phẩm đạt 4 sao và 48 sản phẩm đạt 3 sao) và 2 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia (gạo thơm đặc sản Thiên Vương và gạo ngon Tiến Vua Tiên nữ của Công ty TNHH MTV lương thực Thoại Sơn thuộc Công ty Cổ phần Tập Đoàn Lộc Trời) của 45 chủ thể kinh tế (4 hợp tác xã, 20 doanh nghiệp và 21 cơ sở sản xuất).

Các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh.

Các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh.

Các sản phẩm được chứng nhận OCOP chủ yếu thuộc nhóm ngành: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, thủ công mỹ nghệ, trang trí. Mới đây, An Giang có 2 sản phẩm OCOP 4 sao, gồm: Sản phẩm đường thốt nốt bột của Công ty TNHH MTV Phát triển đặc sản vùng miền Trần Gia; sản phẩm tương hột của Công ty TNHH SXTM Thanh Hồ vinh dự được chọn là 2 trong số 23 sản phẩm OCOP tiêu biểu tại Hội thi sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng ĐBSCL.

Các sản phẩm đạt chứng nhận các sao có bước tiến về chất lượng, đa dạng mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác truy xuất nguồn gốc sản phẩm…và hầu hết đã có mặt tại các siêu thị, trung tâm thương mại, các thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần giúp các chủ thể kinh tế tăng quy mô sản xuất và doanh thu.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trên địa bàn tỉnh về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn, từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, gắn vai trò của các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị cho sản phẩm.

Điển hình, sản phẩm nhãn xuồng của HTX Thương mại Dịch vụ Du lịch Nông nghiệp Khánh Hòa là một trong những sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh sớm nhất trên địa bàn huyện Châu Phú. Từ cây nhãn xuồng như những nơi khác, nhưng các thành viên của HTX đã mạnh dạn liên kết sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, canh tác an toàn.

Kết quả, nhãn xuồng của HTX được cấp giấy chứng nhận theo chuẩn VietGAP, được cấp mã truy xuất nguồn gốc và chứng nhận sản phẩm OCOP. Từ đó, sản phẩm nhãn xuồng của HTX được hỗ trợ quảng bá, trưng bày tại các hội chợ, triển lãm, tạo điều kiện để sản phẩm đi xa hơn, có nhiều thị trường hơn và tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho nông dân trồng nhãn.

Hai sản phẩm bưởi da xanh tươi và xoài cát Hòa Lộc sấy dẻo của bà Lê Thị Ngọc Ánh, Công ty TNHH MTV Vườn Bà Ba xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Bà Ngọc Ánh chia sẻ: “Trước đây, bưởi và xoài được gia đình chọn trồng theo hướng VietGAP để tốt cho sức khỏe người tiêu dùng nhưng lại gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận thị trường và giá cả phải phụ thuộc vào thương lái. Sau khi tham gia chương trình OCOP và được cấp chứng nhận, gia đình tôi có nhiều cơ hội quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, khách hàng biết đến sản phẩm nhiều hơn, giá cả cao và đầu ra cũng ổn định hơn. Đặc biệt, sản phẩm bưởi da xanh tươi và xoài cát Hòa Lộc sấy dẻo còn được bán vào các siêu thị, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm cây trồng của gia đình”.

7-(3)

Có sản phẩm dưa lưới đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh vào cuối năm 2021, chị Nguyễn Thị Thu Trang, Công ty TNHH Nông phẩm Lộc Trang (xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) chia sẻ: “Dưa lưới được công ty sản xuất theo quy trình nông nghiệp sạch, đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng. Để được đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm dưa lưới của công ty phải được hoàn thiện tiêu chuẩn chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu và dán tem truy xuất nguồn gốc… Đạt chứng nhận OCOP đã giúp công ty khẳng định thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và tiếp tục nâng cao sự tin tưởng của người tiêu dùng”.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền và sự nỗ lực của các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh đã không ngừng nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, góp phần tạo sức bật thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển.

Theo Trọng Tín / Báo An Giang

Xem bài viết gốc tại đây

CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng

CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng

(NSMT) - Để Grab trở thành siêu ứng dụng 2 tỷ đô như ngày hôm nay, CEO Anthony Tan đã làm việc 20 giờ/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á để thuyết phục tài xế dùng thử ứng dụng grab.

Về quê khởi nghiệp

Về quê khởi nghiệp

"Từng trải qua hơn 15 năm tha hương mưu sinh, tôi thấu hiểu nỗi niềm không đâu bằng quê nhà. Vì vậy, khi có điều kiện, tôi vận dụng kinh nghiệm nghề nghiệp, mở cơ sở may gia công để tạo việc làm, thu nhập tại chỗ cho người lao động". Anh Võ Trầm Hương, 36 tuổi, chủ cơ sở may gia công, ấp Thới Bình A2, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, bộc bạch về "cơ duyên” với nghề".

Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp

Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp

(NSMT) - Để thu hút thanh niên tham gia tổ chức Đoàn ở địa phương, lãnh đạo BCH Đoàn thanh niên xã An Hiệp (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), bằng nhiều nguồn vốn, đã hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bằng nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả.

Tự học để khởi nghiệp

Tự học để khởi nghiệp

Khởi nghiệp là hành trình đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của mỗi bạn trẻ, vì vậy việc tự học, tự tích lũy thêm kinh nghiệm rất hữu ích, giúp bạn trẻ tự tin lập nghiệp, khởi nghiệp. Đồng hành cùng sinh viên (SV) khởi nghiệp, tổ chức Đoàn - Hội các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ chú trọng tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, tập huấn kỹ năng mềm, cùng các chương trình thực tập, tham quan doanh nghiệp, mô hình khởi nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức thực tế và hun đúc tinh thần khởi nghiệp cho người trẻ.

Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024

Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024

(NSMT) - Ban Thường vụ Thành đoàn Cần Thơ, Hội Doanh nhân Trẻ TP Cần Thơ và Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo FUNDGO vừa có buổi trao đổi thông tin về việc tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp năm 2024 dành cho thanh niên ĐBSCL.

Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất

Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất

Khu vườn trồng dứa Nam Mỹ và cây không khí của anh Nguyễn Phạm Minh Châu, 26 tuổi, ở Lộ Ngã Bát, đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thu hút khách tham quan bởi màu sắc rực rỡ, tuyệt đẹp. Là kỹ sư xây dựng nhưng anh Châu lại chọn khởi nghiệp với những loài cây không lớn lên nhờ đất.

Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy

Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy

(NSMT) - Trước thực trạng đã có nhiều người thiệt mạng trong các vụ cháy ở các khu chung cư, một nhóm học sinh Sóc Trăng đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư.