Tản mạn thú vui về vườn cắm câu
“Lỡ mai thất nghiệp thì mình về quê cắm câu” là lời trong bài ca vọng cổ, xướng cho vui, một niềm vui an ủi. Nhưng phần nào cũng cho ta thấy giăng câu, cắm câu, từ lâu đã là chuyện không phải như đùa, Nhà Thơ Nguyễn Khuyến đưa cảm xúc vào ngôn từ.
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo."
Người xưa xem đi câu là dịp để rèn luyện tính kiên nhẫn, duy trì sự bền bỉ cho đôi chân, đôi vai dẻo dai, luyện óc quan sát và phần nào giúp con người giảm ‘stress’. Ngày nay, đi câu là thú vui sang chảnh nhất bởi việc trang bị của một thợ câu chuyên nghiệp cũng khá nhiều tiền.
Ngược lại, chuyện cắm câu miệt đồng như những anh em ở quê thì cần câu không quan trọng mà cái chính là biết ở đâu, làm gì để có thể bắt được cá lóc, cá trê… kể cả lươn nữa.
Cắm câu là một cách tự kiếm sống của người dân quê. Anh: Mỹ Huyền
Ở Hậu Giang, ngày xưa Lung Ngọc Hoàng là nơi duy nhất không có ai đi câu mà thường dùng lưới, vợt để đánh bắt cá. Người ta gọi đó là nghề "hạ bạc". Vào mùa nước kiệt, đúng nghĩa lung Ngọc Hoàng, Trời ban cho dân hạ bạc không biết bao nhiêu là cá, rùa, lươn, rắn… đông đặc dưới tán rừng tràm. Những đứa con của miền tây sông nước đi đâu cũng nhớ hình ảnh tài nguyên sung túc một thời…
Làm cần câu quan trọng nhất là công đoạn chuốt từ giữa đến đầu cần phải chuốt cho thật mãnh để cần câu có độ dẻo. Phía trên đầu cần được cột dây nhợ để khi cá cắn câu dù to cỡ nào cũng không gãy cần. Bấy nhiêu đó thôi đã chưa đủ để hoàn thành một chiếc cần câu không thể bỏ qua khâu chọn lưỡi câu tùy theo từng thời điểm, địa điểm cấm mà đoán được nơi đó có loại cá nào lớn hay nhỏ từ đó chọn lưỡi câu cho phù hợp. Đầu dây và lưỡi câu lúc nào cũng nằm thẳng với đầu dây thì khi móc mồi cá không phát hiện được lưỡi. Chiếc cần câu như một vòng cung và thẳng như cung đàn bởi ở giữa cần câu luôn được đóng một cái móc tròn.
Người nông dân miền tây dùng mồi rất đơn giản, có sẵn phía sau vườn nhà chỉ cần ra đào vài phút là đã có “mồi trùn”. Anh: Mỹ Huyền
Trời ngả bóng là thời điểm thích hợp mắc mồi câu, cá thường ăn mồi theo nước lớn và thời điểm cá cắn câu là lúc trạng rạng sáng. Trùn (giun) là mồi câu cá rất phổ biến, chỉ cần xách cuốc ra vườn bổ vài nhát cuốc là có mồi đi câu.
Đối với thợ câu chuyên nghiệp thì trứng kiến vàng xào sáp ong, có người xài mồi thuốc. Dân quê tôi chỉ cắm câu với những loại mồi phù hợp như trùn huyết có chất nhờn phát sáng trong đêm thu hút cá, trùn hổ to tròn cá rất thích ăn, trùn cơm là loại nhỏ sống cặp mé nước, chưa kể mồi nháy, cào cào, dế nhũi…
Đi cắm câu thường mang cần câu, đèn soi khi đi đêm, giỏ tre, vợt cá… bấy nhiêu đó thôi đã đủ để bắt đầu cuộc hành trình công phu. Nhưng để bắt được cá đang bơi lượn dưới mặt nước, còn đòi hỏi tri thức bản địa về tập tính, mùa vụ, vùng nước đứng hay nước chảy…. để cắm đúng vị trí tiềm năng.
Những nơi thích hợp nhất là dòng nước chảy nhẹ, không có bụi cây quá um tùm. Những nơi thường được cắm câu là bờ ruộng, bờ kênh… cắm xong còn phải định giờ thăm câu. Giữa khuya đi thăm câu là cái thú vui khó tả giữa cái miên man vô định và sự bất ngờ vùng vẫy của những con cá cắn câu. Cắm câu những khi trời mưa lớn, hừng đông đi thăm câu, gỡ câu- vui buồn lẫn lộn- tùy theo số cá cắn câu.
Cần câu được làm nên từ những cây tre có sẵn trong vườn với cách trau chuốt khéo léo vuốt từng chiếc cần của người nông dân. Anh: Mỹ Huyền.
Nhớ làm sao bóng dáng người từ xưa sống bằng nghề “hạ bạc” sớm hôm miệt mài bên chiếc xuồng, tấm lưới, chiếc cần câu để có những con cá tươi ngon. Nhớ thật nhiều cái dáng lầm lũi của người nông dân lui cui chống xuồng trên đồng nước - tự hỏi tài nguyên sao đâu mất?
Mớ cá kha khá là thành quả lao động cả đêm khiến bao bao mệt mỏi của người nông dân tan biến. Ảnh: Mỹ Huyền.
Ai đã từng sống gắn bó với những dòng sông, không khỏi chạnh lòng bâng khuâng khi nhìn lại những dòng sông vắng lặng. Không còn những buổi hoàng hôn nhuộm màu thời gian và tâm trí như dòng chảy in đậm cảnh chiều quê cùng những anh em làng quê đi cắm câu. Cần câu, con cá với bộ quần áo đơn sơ mộc mạc.
Người xưa kể rằng dưới sông là Bà Thủy và nơi nào có con gái hóa thân của Bà -“nàng Hai” (cá thát lát) - thì tôm cá cũng nhiều hơn nơi khác. Tôi đã từng thích thú mỗi khi cùng đi câu, nướng cá và cách sống của những con người hiền hậu, hiếu khách; những sản vật do thiên nhiên ban tặng, nào cá lóc, cá trê, cá rô… và cả cá nàng hai nữa.
Ngày nay, cá không còn nhiều như ngày xưa vì người dùng suyệt điện lạm sát khiến cá lớn cá nhỏ bị giết chết, nguồn nước ô nhiễm… Nhiều loài đã tuyệt chủng. Cá là nguồn đạm Trời cho để nuôi sống con người, nhưng bắt cá tới mức tận diệt thì đời sau không còn nữa!
Ai đi xa không đao đáo nhớ về miền quê bình dị mà rất đỗi thân thương? Một vùng trời đầy ắp kí ức. Ở đó thách thức ngày càng nhiều hơn và giới khoa học đã lên tiếng về sự suy thoái hệ sinh thái nước ngọt do cạnh tranh nguồn nước, do biến đổi khí hậu, do sự tàn sát của con người… Rất may, Hậu Giang đã là nơi nuôi cá đồng. Một thời nổi tiếng với cá rô đầu vuông, cá thát lát.. người dân Hậu Giang đã nhận ra điều việc phải làm là khôi phục lại “vương quốc” cá đồng ở Lung Ngọc Hoàng, đã làm nhiều ao trữ nước và nuôi nhiều loại cá. Từ đó, một loại đặc sản trứ danh “chả cá thát lát” Hậu Giang - đã trở thành món ngon tinh tế, nhẹ nhàng bước vào những siêu thị, nhà hàng và là món được ưa chuộng trên bàn ăn của nhiều gia đình.
Khi mẹ là cô giáo
Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.
Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ
(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.
Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?
(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer
(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói
Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…
Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương
(NSMT) - Tối 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ khai mạc Festival Gạch Gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 tại Làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai (xã Nhơn Phú-huyện Mang Thít). Ông Hồ Đức Phớc - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tới dự và phát biểu chỉ đạo.