Yêu 360°

Tảo hôn vi phạm quyền con người, làm suy giảm giống nòi

Thứ tư, 27/12/2023, 09:54 AM

Nạn tảo hôn khiến các trẻ em gái bỏ lỡ nhiều cơ hội học tập, phát triển và tận hưởng tuổi thơ, tăng tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh và tỉ lệ tử vong của bà mẹ có liên quan đến thai sản. Đáng buồn hơn, hiện nay có tới 40/53 dân tộc thiểu số có tỉ lệ tảo hôn từ 20% trở lên, cá biệt một số dân tộc có tỉ lệ tảo hôn lên tới 60%.

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, năm nay có hơn 60 triệu trẻ em gái 10 tuổi trên toàn thế giới sẽ bắt đầu giai đoạn bước vào tuổi vị thành niên. Đáng nói là hàng triệu trẻ em gái sẽ bị người lớn ép kết hôn bất chấp việc các em có đồng ý hay không. Cụ thể, mỗi ngày trên thế giới có gần 48.000 trẻ em gái, trong đó nhiều em mới có 10 tuổi bị ép buộc hôn nhân và mỗi ngày cũng có khoảng 20.000 nữ giới dưới 18 tuổi sinh con.

Ở Việt Nam, tình trạng tảo hôn cũng diễn ra hết sức nghiêm trọng. Kết quả từ Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam (MICS) cho thấy tỷ lệ nữ giới trong độ tuổi từ 15 - 19 đã kết hôn chiếm 10,3% vào năm 2014. Đặc biệt, tình trạng tảo hôn không chỉ xảy ra trong các cộng đồng dân tộc thiểu số mà tỷ lệ tảo hôn ở khu vực miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên cũng khá cao.

Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015, tỉ lệ tảo hôn chung trong dân tộc thiểu số là 26,6%. Cá biệt có dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội rất khó khăn tỉ lệ tảo hôn cao tới 50 - 60% như Mông, Xinh Mun, La Ha, Gia Rai, Bru Vân Kiều...

Từ nạn tảo hôn, đã khiến nhiều trẻ em, nhất là trẻ em gái không được đến trường. Nhiều gia đình chỉ để con biết chữ rồi cho nghỉ học. Mặc dù, chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp nhưng gặp những rào cản do nhận thức của bà con.

Tảo hôn làm mất đi cơ hội về học tập, việc làm tốt, cơ hội để cải thiện điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em.

Tảo hôn làm mất đi cơ hội về học tập, việc làm tốt, cơ hội để cải thiện điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tân – nguyên Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho biết, tảo hôn là vi phạm quyền con người. Giải quyết tình trạng tảo hôn là một trong những giải pháp góp phần giảm nghèo, thúc đẩy bình đẳng giới và quyền con người cũng như góp phần duy trì sự bền vững của phát triển kinh tế xã hội cho cộng đồng và quốc gia.

 Tảo hôn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ em gái mà trẻ em trai cũng bị ảnh hưởng, tuy nhiên mức độ nhẹ hơn trẻ em gái. Tảo hôn liên quan chặt chẽ đến các cấp độ phát triển kinh tế - xã hội.

Thực tế đã cho thấy, tại các tỉnh có chỉ số phát triển con người cao hơn thì thường có tỉ lệ tảo hôn thấp hơn. Ở những nơi nạn tảo hôn có tỉ lệ cao thì dễ dàng tạo ra sự phân biệt giới tính, dẫn tới việc sinh con sớm, sinh nhiều con và ưu tiên cơ hội giáo dục cho trẻ em trai hơn là trẻ em gái.

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi.

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi.

Để giải quyết tình trạng tảo hôn, Chính phủ Việt Nam đã ban hành luật và chính sách, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình (2014), Luật Trẻ em (2016) và Chương trình Quốc gia nhằm giải quyết tình trạng tảo hôn 2015-2025.

Tuy nhiên, ở cấp độ cộng đồng, các chuẩn mực truyền thống và phong tục vẫn cho phép nữ giới dưới 18 tuổi kết hôn nếu có sự đồng ý của cha mẹ và đây được coi là một yếu tố liên quan tới văn hóa địa phương. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của người dân được coi là giải pháp giải quyết tận gốc tình trạng tảo hôn.

PV  
Thừa chiếc ghế nơi thành phố nhỏ

Thừa chiếc ghế nơi thành phố nhỏ

Nhìn cuốn sổ, ghi nguệch ngoạc từng dòng yêu đương khờ khạo. Rồi chấm mực nhòe cuối trang có chừa lại một lỗ trống của sự kín kẽ. Người ta để trái tim thèm nhớ nhung và ruồng dại những nét gầy xiêu xiêu vào cuốn nhật ký màu mưa.

8

8 "không" trong hôn nhân giúp duy trì hạnh phúc gia đình

Mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân không bao giờ tránh khỏi. Nếu những người trong cuộc đều biết bình tĩnh, tìm cách xử lý thấu đáo thì tình cảm vợ chồng mới có thể bền chặt.

"Chuyện ấy" giảm nhiệt vì... nước hoa

(NSMT) - Nhiều phụ nữ cho rằng việc dùng một chút nước hoa trước khi quan hệ tình dục sẽ giúp bản thân trở nên quyến rũ, thu hút hơn. Tuy nhiên, đây lại là hành động mất điểm với đa số mày râu.

Người trẻ đang

Người trẻ đang "chạy trốn" tình yêu

Đối với giới trẻ hiện đại, việc kiếm tiền quan trọng hơn tình yêu. “Chỉ cầu vinh hoa phú quý, không một chút tình yêu đích thực” đã trở thành phương châm sống của nhiều người.

Không đặt áp lực

Không đặt áp lực "tìm con" giúp tăng khả năng thụ thai

Theo bác sĩ, việc đặt nặng yếu tố phải mang thai vô tình tạo áp lực ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt vợ chồng, cũng như khả năng thụ thai.

Đám cưới

Đám cưới "khủng" tại Cần Thơ: Cô dâu, chú rể nhận của hồi môn gần 50 tỷ đồng trong ngày cưới

(NSMT) - Vừa qua, mạng xã hội xuýt xoa trước một đám cưới vô cùng lộng lẫy vì độ hoành tráng của hồi môn mà cô dâu, chú rể nhận được trong ngày cưới. Được biết, siêu đám cưới này được tổ chức tại TP Cần Thơ - thủ phủ của tỉnh miền Tây.

Vì sao sau một thời gian yêu nhau ngoại hình lại trở nên giống nhau?

Vì sao sau một thời gian yêu nhau ngoại hình lại trở nên giống nhau?

Trong cuộc sống, không khó để bắt gặp những cặp đôi có ngoại hình trông khá giống nhau. Trong văn hóa Á Đông, việc này còn được dân gian gọi là “tướng phu thê”.